Nhóm CP có câu chuyện tăng trưởng quý 1, khả năng chống chịu tốt trước rủi ro của thị trường

, , , , , , , ,

Nhóm CP có câu chuyện tăng trưởng quý 1, khả năng chống chịu tốt trước rủi ro của thị trường

KQKD khả quan trong Quý 1/2022 của các doanh nghiệp, cùng với nhiều thông tin tích cực được công bố trong mùa đại hội cổ đông sẽ là những trợ lực giúp thị trường chứng khoán chinh phục những đỉnh cao mới trong tháng 4.

Tuy nhiên tháng 4 vẫn sẽ tiềm ẩn những yếu tố khó lường liên quan đến cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine hay việc Trung Quốc phong tỏa khi dịch bệnh Covid bùng phát. Sau đây là những cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng như kết quả kinh doanh quý 1 tốt, ngành nghề được hưởng lợi, kế hoạch kinh doanh 2022 tăng trưởng cao và có sức chống chịu tốt trước các rủi ro của thị trường.

1

1, CTCP Tập đoàn CIENCO 4 (mã C4G): Kỳ vọng lợi nhuận Quý 1/2022 của doanh nghiệp tích cực với động lực đến từ chuyển nhượng dự án khu đô thị Long Sơn 1 và Long Sơn 3. Ban lãnh đạo kỳ vọng sẽ trúng thêm các hợp đồng ký mới với giá trị khoảng 5.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch của ban lãnh đạo, việc chuyển sang niêm yết trên sàn HOSE có thể thực hiện trong năm nay. Nếu được thông qua, đây sẽ là động lực giúp cho cổ phiếu tăng giá trong thời gian tới.

2, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (mã BID): BID sẽ cải thiện được NIM nhờ việc đẩy mạnh ngân hàng số giúp CASA tăng và ngân hàng có thể giảm áp lực hạ lãi suất cho vay khi dịch bệnh dần được kiểm soát. Chất lượng tài sản vững chắc với tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh còn 0,81% ở Quý 4/2021 trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục (Q4 đạt 235%) sẽ tạo bộ đệm vững chắc về tài sản cho ngân hàng.

3, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (mã HVN): tiếp tục kỳ vọng lượng khách quốc tế sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi các chính sách nhập cảnh tới Việt Nam được nới lỏng về như trước khi có dịch bệnh. Đồng thời Quý 2 và Quý 3 là mùa cao điểm du lịch của Việt Nam, sự kiện Sea Games diễn ra trong tháng 5 cũng sẽ là động lực hỗ trợ ngành hàng không. Thêm vào đó, trong dài hạn, HVN vẫn còn những câu chuyện liên quan tới thoái vốn và tăng cường chuyển đổi số, có thể tạo ra những động lực tăng giá cổ phiếu trong tương lai.

4, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (mã NVL): Quỹ đất NVL đã tăng lên 10.600ha vào năm 2022 (+96%yoy) tập trung vào các đại dự án nghỉ dưỡng tại Lâm Đồng, Bình Thuận và đang liên tục được mở rộng thêm - tạo ra triển vọng tăng trưởng trong nhiều năm tới cho doanh nghiệp. Có thể đánh giá kế hoạch đặt ra của NVL là khả thi nhờ việc thúc đẩy tiến độ bàn giao nhiều phân kỳ thuộc 3 đại dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiết và NovaWorld Hồ Tràm trong năm nay.

5, CTCP Thế giới Di động (mã MWG): MWG được đánh giá cao nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong 2 tháng đầu năm. Bên cạnh kết quả kinh doanh khả quan của các chuỗi cửa hàng TopZone, AVA, việc hợp tác với hệ thống chuỗi điện thoại - điện máy có thị phần lớn nhất Indonesia là Tập đoàn Erajaya để mở rộng thị trường - điều này có thể tạo ra kết quả tích cực tới doanh số của MWG trong dài hạn.

6, CTCP Phú Tài (mã PTB) được dự báo các mảng kinh doanh gỗ, mảng đá, mảng bất động sản sẽ ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ. Riêng mảng BĐS, Năm 2022 PTB tiếp tục ghi nhận doanh thu còn lại của dự án Phú Tài Residence. Ngoài ra dự án chung cư ở đường Hoàng Văn Thụ, trung tâm thành phố Quy Nhơn sẽ được khởi công xây dựng từ tháng 6/2022 và có thể mở bán từ cuối năm nay hoặc đầu năm sau kỳ vọng đem về 850 tỷ đồng doanh thu và 255 tỷ đồng lợi nhuận.

7, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã SCS): Việc mở rộng nhà ga hàng hóa sẽ giúp SCS gia tăng vị thế trong dài hạn: SCS có kế hoạch nâng cấp giai đoạn 2 nhà ga hàng hóa SCSC lên 350.000 tấn/năm (+75% so với hiện tại), nhưng đang tạm ngưng do dịch Covid. Với việc đối thủ cạnh tranh trực tiếp là TCS đã hoạt động vượt công suất thiết kế nhiều năm qua, SCS sẽ sớm thực hiện dự án này và qua đó lấy thị phần từ TCS.

8, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (mã VPB): KQKD của VPB kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi dịch dần được kiểm soát. Ngân hàng dự kiến LNTT Quý I/2022 có thể đạt khoảng 11.000 tỷ đồng, gấp khoảng 2,7 lần cùng kỳ. Bên cạnh đó, việc gia hạn thỏa thuận hợp tác phân phối độc quyền bancassurance với AIA từ 15 năm lên 19 năm vừa qua dự kiến sẽ mang lại thêm khoản upfront fee cho ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu ngoài lãi. Ngoài ra, VPB mua 97% cổ phần Chứng khoán ASC vừa qua sẽ giúp ngân hàng mở rộng hệ sinh thái và thúc đẩy doanh thu.

9, CTCP Vincom Retail (VRE) Với triển vọng khả quan của ngành cho thuê sàn bán lẻ, giá chào thuê và tỷ lệ lấp đầy cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ trở lại trong thời gian tới, kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của VRE năm 2022 đạt tối thiểu 35%, mang lại tiềm năng tăng giá hấp dẫn cho cổ phiếu.

10, CTCP FPT (FPT): Đối với FPT, dự báo kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng trên 30% với ba trụ cột chính đến từ mảng công nghệ, viễn thông và giáo dục đầu tư. Cập nhật đại hội cổ đông thường niên 2022, FPT đặt kế hoạch kinh doanh năm 2022 với DT và LNTT đều tăng 20%, đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng ở ba lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó, FPT thông qua tăng vốn điều lệ tại ba công ty con trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục. FPT dự kiến chi trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 20% tiền mặt và 20% cổ phiếu

Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
Liên hệ: 097.522.8813
ID người tư vấn: 6626- Trần Đình Quân