Trong năm 2023, ngành Dệt may Việt Nam đã trải qua giai đoạn hết sức khó khăn do bị tác động năng nề bởi các yếu tố như: bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng khiến chi tiêu tiêu dùng thắt chặt, hàng tồn kho tăng cao ở các thị trường nhập khẩu chính —> đơn đặt hàng và đơn giá giảm mạnh. Kết thúc năm 2023, ghi nhận mức tăng trưởng âm với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2023 giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 33.3 tỷ USD.
Tuy đã có những tín hiệu manh nha hồi phục từ các tháng cuối năm 2023 nhưng không đáng kể. Và gần nhất trong mùa KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 3, nhiều doanh nghiệp dệt may đã bứt tốc trở lại với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận vượt mốc của 10-15 quý gần nhất.
Trong chủ đề hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về triển vọng và cơ hội đầu tư ở nhóm này trong thời gian tới nhé!
May mặc là ngành có lịch sử phát triển lâu đời tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là gia công các sản phẩm theo hợp đồng với nhãn hàng quốc tới. Theo đó, gia công nằm ở cuối của chuỗi giá trị ngành Dệt May (sau mảng Sợi, Vải) và có giá trị gia tăng thấp do chỉ bao gồm các bước đơn giản, không tham gia sâu vào các công đoạn sáng tạo có giá trị tăng cao như thiết kế, xây dựng thương hiệu.
Vải may chiếm 70% chi phí nguyên vật liệu sản xuất và phần lớn tới từ nhập khẩu , về năng lực dệt, nhuộm nội địa còn kém phát triển do hạn chế về chi phí vốn đầu tư cao và cạnh tranh từ các nhà cung cấp lớn trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Chi phí Nhân công : đây là ngành thâm dụng lao động, nên chi phí nhân công chiếm 35% chi phí sản xuất, Việt Nam lợi thế về chi phí nhân công so với các nước trong khu vực như Campuchia, Lào và Bangladesh. Về lao động, do đặc điểm lao động trong ngành chủ yếu là lao động phổ thông với kỹ năng không cao, mặt khác lực lượng lao động dồi dào nên khả năng mặc cả của doanh nghiệp tương đối cao.
Đầu ra: 4 thị trường chính là Mỹ (45%), EU (10%), Nhật Bản (10%) và Hàn Quốc (9%)
Với rào cản gia nhập ngành thấp, rào cản rút lui cao và mức độ khác biệt hóa thấp, tính cạnh tranh trong ngành ngày càng cao, không chỉ giữa các quốc gia mà còn các doanh nghiệp trong ngành à Biên lợi nhuận gộp thu hẹp .
Kim ngạch xuất khẩu vượt 12 tỷ USD (+13,2% YoY, +22% QoQ) – mức tăng ấn tượng nhờ mùa cao điểm cuối năm và đơn đặt hàng giá trị cao hơn cho BST Thu – Đông. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 32 tỷ (+7,7% YoY) và cao hơn 9 tháng đầu năm 2019 – thời điểm trước Covid.
—> Sản lượng tiêu thụ vượt mức trước Covid.
Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ghi nhận KQKD cao kỷ lục trong quý 3, vượt kỳ vọng của nhiều nhà phân tích. Ngoại trừ STK số liệu thấp hơn dự kiến thì TNG, MSH và TCM đều ghi nhận những con số ấn tượng.
Ký kết các Hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều nước
Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các hiệp định thương mại song phương (VD: EVFTA, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản…,) và đa phương (VD: các hiệp định thương mại của khu vực như CPTPP, RCEP) để hỗ trợ và thúc đẩy ngành may mặc.
Các hiệp định này giúp giảm thuế quan và tăng khả năng tiếp cận thị trường cho hàng may mặc của Việt Nam, khiến chúng trở nên cạnh tranh hơn trên toàn cầu.
Xây dựng tệp Khách hàng thân thiết
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương thường được xem là công xưởng sản xuất hàng may mặc cho các hãng thời trang lớn. Mỗi doanh nghiệp thường sẽ chịu sự phụ thuộc vào nhóm Khách hàng lớn, chiếm tỷ trọng trên 50%, nên khả năng mặc cả sẽ thuộc về phía đối tác.
Tuy nhiên, với việc có sẵn tệp khách hàng thân thiết, nhờ đó họ sở hữu lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các doanh nghiệp mới tham gia, phải xây dựng danh tiếng và niềm tin của mình trên thị trường.
Chỉ số DXY vẫn ở mức cao trong ngắn hạn à hầu hết các công ty dệt may sẽ ghi nhận lãi tỷ giá, trừ STK do công ty hiện đang chịu khoản lỗ tỷ giá từ các khoản vay bằng USD.
Xu hướng hồi phục của bán lẻ quần áo Mỹ được dự báo hồi phục từ từ trong 2025 do i) FED cắt giảm lãi suất cần thời gian thẩm thấu vào nền kinh tế, nhu cầu được BSC dự báo rõ rệt hơn từ 2H2025 ii) lượng đơn hàng gia tăng hiện tại chủ yếu đến từ việc lấp đầy tồn kho của các nhãn hàng.
Dài hạn, xu hướng dịch chuyển các đơn hàng từ Trung Quốc tiếp diễn, Việt Nam có thể hưởng lợi nhờ
- Chi phí lao động thấp hơn Trung Quốc
- Mức thuế với Mỹ thấp hơn so với Trung Quốc (mức độ phụ thuộc vào chính sách của chính quyền mới của Mỹ)
- Lợi thế lao động có tay nghề cao hơn Ấn Độ và Bangladesh
Tất nhiên sẽ có khoảng thời gian để Mỹ đưa ra “thuế suất toàn diện” và dự kiến áp dụng vào nửa cuối 2025 hoặc năm 2026. Do đó, các doanh nghiêp bán lẻ dự kiến sẽ đẩy mạnh các đơn hàng trước khi mức thuế quan mới được áp dụng, không chỉ tại Trung Quốc mà còn trên toàn cầu*. à Sản lượng tiêu thụ của các công ty dệt may sẽ tăng mạnh nhưng quý tới.*
Là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu Việt Nam. Hoạt động kinh doanh chính là gia công, sản xuất và mua bán các mặt hàng thời trang, sản xuất bao bì giấy, và phụ liệu hàng may mặc với các nhà máy đều tọa lạc tại Thái Nguyên. Ngoài ra, TNG cũng đang sở hữu một số dự án Khu công nghiệp và căn hộ chung cư.
Kết quả kinh doanh quý 3.2024
Trong Quý 3 vừa qua, TNG đạt doanh thu thuần 2.538 tỷ (+12% YoY) và Lợi nhuận sau thuế 11 tỷ (+60% YoY) – mức lợi nhuận cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây.
Biên lợi nhuận gộp đạt 14,5% - sụt giảm so với quý 2, nhưng vẫn duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các đơn hàng FOB (biên lợi nhuận cao).
Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh đạt 53 tỷ (+89% YoY) hưởng lợi yếu tố tỷ giá USD/VND tăng mạnh vừa qua. Với lượng HTK còn cao TNG không chịu áp lực nhập khẩu lớn trong quý rồi.
Tồn kho trong ký giảm từ 1.300 tỷ còn 900 tỷ —> đơn hàng được ghi nhận sau thời gian dài neo cao và doanh thu không chạy .
Tổng mức nợ vay của TNG đã giảm đáng kể, chỉ còn 2.453 tỷ (-16% QoQ, -7% YTD) giúp chi phí lãi vay trong quý hạ xuống còn 65 tỷ (-5% YoY). Mặc dù vẫn ở mức cao, nhưng sau giai đoạn tăng vay nợ nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, nợ vay sẽ có xu hướng giảm dần trong tương lai.
Tăng trưởng đơn hàng nhờ vào đa dạng hóa khách hàng
TNG là doanh nghiệp dệt may, nên yếu tố đơn hàng tương lai mới là cái quan trọng. Đà tăng trước đó nhiều khả năng đã phản ánh kết quả đợt này rồi, vì tồn kho doanh nghiệp có dấu hiệu suy giảm. Trong cuộc họp IR tháng 9/2024, TNG cho biết lượng đơn hàng đã được lấp đầy đến hết năm và TNG hoàn toàn tự tin có thể hoàn thành các kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Đơn hàng từ các khách hàng quen thuộc như Asmara, Decathlon, Sportmaster tăng mạnh, cùng với sự bổ sung từ các đối tác mới như H&M và Walmart đã giúp TNG đa dạng hóa đầu ra và giảm thiểu rủi ro tập trung nguồn lực vào một thị trường.
Ngoài ra, với việc Decathlon – nhà bán lẻ đồ thể thao lớn nhất thế giới – tiếp tục nâng cấp mối quan hệ chiến lược và đưa TNG vào top 3 nhà cung cấp hàng đầu, lượng đơn hàng từ Decathlon dự kiến sẽ tăng mạnh trong tương lai.
Mở rộng công suất, hưởng lợi một phần từ đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh
TNG đã hoàn thành việc đưa vào hoạt động thêm 45 dây chuyền sản xuất, giúp nâng công suất lên 15% —> tạo điều kiện cho TNG có khả năng tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng mới trong tương lai trong bối cảnh nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ.
Đồng thời, TNG cũng có thể hưởng lợi từ việc dịch chuyển đơn hàng từ Bangladesh. Cụ thể, các khách hàng lớn của TNG như H&M và Decathlon hiện có tỷ trọng đơn hàng lớn tại Bangladesh và một phần trong số đó có thể được chuyển sang Việt Nam nếu tình hình chính trị tại Bangladesh tiếp tục phức tạp.
Định giá : P/E trung bình ngành ở mức 9 lần và trung bình chu kỳ trước là 8,5 lần, mức định giá hiện tại đã chiết khấu sau khi chia cổ tức tiền của TNG quanh 8 lần – dư địa upside thời gian tới vẫn có nhưng không quá vượt trội.
Nếu có thêm chất xúc tác mới thúc đẩy có thể mở rộng định giá và giúp TNG vượt các mốc đỉnh cũ, ngược lại hạn chế đua mua khi đã quá xa điểm mua đầu tiên vùng 25,3- 25,5.
Về kĩ thuật : TNG có nhịp chỉnh ~22% từ đầu tháng 8.2024 và có 5 tuần đi ngang tích lũy vùng 24-25. Điểm mua đầu tiên phiên 05/11 khi lấy lại MA50 ngày vùng 25,3± . Target ngắn vùng 27,5 -28, stoploss khi thủng 24,5 volume bán mạnh
Disclaimer:
Tất cả những nhận định trên là quan điểm cá nhân của người viết. Đọc giả chỉ nên sử dụng thông tin, phân tích và bình luận này như một nguồn tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình. Bài viết trên không được xây dựng cho bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào hay các quyết định Mua/Bán hay nắm giữ Chứng khoán
Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.