Quý 4 xuất khẩu gạo LTG, Thuỷ sản CMX, Dệt may VGT (thoái vốn), Gỗ BKG, Hạt nhựa và đồ nhựa HII. NGoài ra nhu cầu dầu lửa và giá cao như PSH được lợi. Du lịch DAH, CEO thì phải chờ thêm.
LTG bắt đầu rồi đó. Vì là hàng cơ bản nên sẽ rất bền. Tiềm năng xuất khẩu gạo và giá gạo tăng cao. Số 1 thuốc bảo vệ thực vật mỗi tháng thú về gần 400 tỉ.
Tiền đang vào LTG kinh quá cụ. Nhóm này của cụ toàn hàng ngon.
Nay e vào lấy chỗ ngồi ở tàu LTG của cụ. Hi vọng cuối năm có bánh trưng. Nay cũng nổ vol luôn, sang tuần tiền bắt đầu vào.
Bộ chỉ số này chạy hết rồi đấy. Nhưng sóng còn dài lắm.
BKG nghành gỗ cũng sắp chạy rồi. Anh e thích mã nào thì vào, thích thì chia đều mỗi mã mua 1 ít.
Tây cũng múc BKG của cụ ác. Sóng gỗ à cụ?
HII: An Tiến Industries lãi 79 tỷ sau 9 tháng, tăng 90% và vượt 13% kế hoạch năm
Nguồn tin: Người đồng hành | 01/11/2021 10:10:39 SA
Giá hạt nhựa tăng và hiệu quả hoạt động sản xuất phụ gia hạt nhựa, thương mại hạt nhựa thúc đẩy kết quả kinh doanh HII.
Doanh nghiệp muốn điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2020 lên 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận lên 90 tỷ đồng, lần lượt tăng 75% và 28,6%.
Công ty cổ phần An Tiến Industries (HoSE: HII) công bố doanh thu thuần 9 tháng đạt 5.508 tỷ đồng, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp đạt 362 tỷ đồng, tăng 90%.
Doanh thu tài chính tăng 53% lên 49 tỷ đồng, chi phí tài chính giảm 23% xuống 29 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí bán hàng tăng 152% lên 239 tỷ đồng, chi phí quản lý tăng 10% lên 48 tỷ đồng.
Theo đó, lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 79 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước và vượt gần 13% kế hoạch năm. Kết quả kinh doanh An Tiến Industries tăng mạnh trong 9 tháng nhờ giá hạt nhựa tăng và cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất phụ gia hạt nhựa, thương mại hạt nhựa.
Riêng quý III, doanh thu gần gấp đôi cùng kỳ lên 2.047 tỷ đồng nhưng giá cước vận tải tăng khiến lợi nhuận giảm 22% xuống 16 tỷ đồng.
Giá hạt nhựa phục hồi trở lại sẽ ảnh hưởng tích cực lên An Tiến Industries.
Với kết quả kinh doanh vượt trội 9 tháng, HĐQT doanh nghiệp quyết định triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Cụ thể, điều chỉnh doanh thu hợp nhất tăng từ 4.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng từ 70 tỷ đồng lên 90 tỷ đồng. Đồng thời, đơn vị cũng tăng tỷ lệ cổ tức từ 10-15% theo dự kiến lên 20% để đảm bảo lợi ích và sự gắn bó của cổ đông.
CTCP Chứng khoán Stanley Brothers (SBSI) cho biết, sau 2 tháng điều chỉnh giảm thì kể từ tháng 6 đến nay, giá hạt nhựa phục hồi khi nhu cầu bao bì khu vực Đông Nam Á tăng đột biến trước làn sóng Covid-19 thứ 3, dự báo duy trì ổn định cho đến cuối năm. Như vậy, tính bình quân, giá hạt nhựa có thể cao hơn 30-35% so với năm trước. Đây là tín hiệu rất tích cực đối với doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu nhựa như An Tiến Industries, điều này sẽ phản ánh trực tiếp vào doanh thu cũng như biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp.
Ban lãnh đạo của An Tiến Industries cũng kỳ vọng trên cơ sở dự báo giá hạt nhựa vẫn duy trì ở mức cao so với năm 2020 và thị trường bột đá CaCO3 có triển vọng tăng trưởng manh, doanh nghiệp có thể lập kỷ lục về doanh thu năm 2021.
Em mua từ 37.4 và vẫn ôm. Hết năm bán :)))
Bác xác định như vậy là chuẩn rồi. LTG chưa lên mấy, EPS hiện tại là 6k thì giá ít nhất cũng 60. Quý 4 là quý mạnh về xuất khẩu, nhu cầu gạo và giá đang tăng cao. LTG cầm dài hạn cũng không có gì lo lắng. Mỗi tháng thu về gần 400 tỉ tiền thuốc bảo vệ thực vật.
CTCP Camimex Group (CMX) có lợi thế là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ tôm sinh thái của Naturland và IMO từ đầu tới cuối chuỗi giá trị, CMX tập trung vào tôm sinh thái và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Hiện nay doanh nghiệp đang hướng đến đầu tư mở rộng vùng nuôi, nâng cao tỷ lệ tự chủ và năng lực chế biến thông qua việc triển khai mô hình nuôi theo công nghệ RAS, tuần hoàn nước của Isarel. Thị trường xuất khẩu chính của CMX là EU với hơn 70% tỷ trọng doanh thu hứa hẹn sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi dịch bệnh được kiểm soát và các nền kinh tế mở cửa trở lại. Đồng thời, hiệp định EVFTA cũng mang đến nhiều lợi thế cho CMX ở thị trường này trong dài hạn.
CMX của cụ khỏe quá.
Em chào bác, Rất thích mã CMX của bác, bác cho em hỏi là gap thê kia có ngại không ạ, em chưa có hàng nên muốn mua t2 ạ, em cảm ơn bác
Nhóm của cụ gần giống với bộ chỉ số của em: PSH, DAH, SRA, BKG.
Bác nào xem thời sự thì thấy xuất khẩu tháng 10 tăng hơn 2 tỉ đô la, Nên cứ tập trung thuỷ sản CMX, dệt may VGT, hat nhựa và đồ nhựa HII, Xuất khẩu gạo LTG, gỗ BKG.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD
(MPI) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 53,5 tỷ USD giảm 0,4% so với tháng 9 và tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa vẫn duy trì tốc độ tăng cao, đạt 537,31 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 16,6%; nhập khẩu tăng 28,2%.
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thực hiện tháng 9/2021 đạt 27,03 tỷ USD, cao hơn 26 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 27,3 tỷ USD, tăng 1,0% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 6,89 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 20,41 tỷ USD, tăng 2,0%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 0,3%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước giảm 1,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 1,1%.
Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 267,93 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 69,77 tỷ USD, tăng 7,7%, chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 198,16 tỷ USD, tăng 20,1%, chiếm 74%.
Trong 10 tháng năm 2021 có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%).
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 10 tháng năm 2021, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước tính đạt 3,03 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 1,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu (tỷ trọng bằng cùng kỳ năm trước). Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước tính đạt 238,81 tỷ USD, tăng 17,3% và chiếm 89,1% (tăng 0,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 19,2 tỷ USD, tăng 15,1% và chiếm 7,2% (giảm 0,1 điểm phần trăm). Nhóm hàng thủy sản đạt 6,89 tỷ USD, giảm 0,8% và chiếm 2,6% (giảm 0,4 điểm phần trăm).
Về thị trường xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2021, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76 tỷ USD, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 44,2 tỷ USD, tăng 16,8%. Thị trường EU đạt 31,7 tỷ USD, tăng 8,9%. Thị trường ASEAN đạt 23 tỷ USD, tăng 21,3%…
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện tháng 9/2021 đạt 26,67 tỷ USD, cao hơn 166 triệu USD so với số ước tính.
Theo Báo cáo, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10/2021 ước tính đạt 26,2 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 8,6 tỷ USD, tăng 3,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,6 tỷ USD, giảm 4,1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 8,1%, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước tăng 2,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 11,2%.
Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 269,38 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 92,5 tỷ USD, tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 176,88 tỷ USD, tăng 31,3%.
Trong 10 tháng năm 2021 có 39 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 91,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 10 tháng năm 2021, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 252,21 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,6% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa (tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước), trong đó: Nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 124,13 tỷ USD, tăng 22,4% và chiếm 46,1% (giảm 2,2 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 128,08 tỷ USD, tăng 35,2% và chiếm 47,5% (tăng 2,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 17,17 tỷ USD, tăng 22,5% và chiếm 6,4% (giảm 0,3 điểm phần trăm).
Về thị trường nhập khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2021, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 89,4 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 45,5 tỷ USD, tăng 21,4%. Thị trường ASEAN đạt 33 tỷ USD, tăng 34,8%. Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 9%. Thị trường EU đạt 13,8 tỷ USD, tăng 15,9%…
Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 9 xuất siêu 360 triệu USD ; 9 tháng nhập siêu 2,55 tỷ USD; tháng 10 ước tính xuất siêu 1,1 tỷ USD. Tính chung 10 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 1,45 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 19,63 tỷ USD), trong đó: Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,73 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 21,28 tỷ USD./.
LTG xuất khẩu gạo EPS: 6k giá trị thực hiện tại phải 60k rồi. Quý 4 này nhu cầu gạo và giá gạo vẫn tăng cao.
Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh
Lam Nghi
19:08 - 05/10/2021 0 THANH NIÊN ONLINE
Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 9, giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Việt Nam tăng 5 USD/tấn, lên mức cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua.
Giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 423 - 427 USD/tấn lên 428 - 432 USD/tấn trong những ngày cuối tháng 9 và tiếp tục tăng nhẹ trong những ngày đầu tháng 10. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng hơn 2 tháng qua. Trong khi đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan chỉ ở mức 383 - 387 USD/tấn và Ấn Độ là 368 - 372 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu tăng trở lại trong hơn nửa tháng qua
HUỲNH THANH PHONG
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo Việt Nam tăng do đơn hàng từ các nước nhập khẩu gạo truyền thống đang có nhu cầu trở lại. Đặc biệt, nguồn cung gạo từ Ấn Độ bị ảnh hưởng do thời tiết không thuận lợi.
Số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 15 ngày đầu tháng 9 năm nay, xuất khẩu gạo của cả nước đạt 247.420 tấn, trị giá 121,644 triệu USD, tăng gần 22,2% về lượng và tăng hơn 20,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 9 tháng của năm 2021, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,227 triệu tấn, trị giá 2,259 tỉ USD, giảm hơn 12% về lượng và giảm gần 4,5% về trị giá.
Xuất khẩu gạo gần như đứng yên trong thời gian giãn cách theo Chỉ thị 16, doanh nghiệp sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ” không được, lúa gạo thu mua bị chững lại, gạo đưa ra sà lan chở đường sông TP.HCM xuất đi cũng bị nghẽn… Tuy Ấn Độ đang có vài bất lợi trong mùa vụ thu hoạch, song xuất khẩu gạo của Việt Nam, Thái Lan đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường này. Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, dù giá chào mặt hàng gạo đồ và gạo tấm trắng của Ấn Độ kết thúc tuần cuối tháng 9 tăng nhẹ và giá chào từ các nguồn cung khác trong khu vực thời gian qua giảm mạnh, song Ấn Độ hiện vẫn là nguồn cung cạnh tranh nhất trên thị trường thương mại gạo thế giới.
Trong Báo cáo thương mại nông nghiệp quốc tế của Cơ quan Nông nghiệp nước ngoài - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2021 sẽ tăng lên mức cao kỷ lục. Năm 2021, Ấn Độ dự kiến xuất khẩu 17,7 triệu tấn gạo, cao hơn 86% so với năm 2020.
Tại Việt Nam, hoạt động xuất khẩu đã được “nối” lại từ đầu tháng 9. Tính hết tháng 9, có 18 tàu vào các cảng xếp hàng với số lượng 158.300 tấn gạo các loại. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, doanh nghiệp cũng “vướng” các quy định về sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, chi phí tăng mạnh, nên xuất khẩu đã bị gián đoạn từ cuối tháng 7 đến nay. Dự kiến, khoảng ngày 10.10, công ty sẽ bắt đầu thực hiện xuất hàng cho một số đối tác, trong đó, ưu tiên đơn hàng xuất khẩu 22.000 tấn cho thị trường Hàn Quốc trong vòng 1 tháng tới.
CMX xuất khẩu tôm:
CTCP Camimex Group (CMX) có lợi thế là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đạt chứng chỉ tôm sinh thái của Naturland và IMO từ đầu tới cuối chuỗi giá trị, CMX tập trung vào tôm sinh thái và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Hiện nay doanh nghiệp đang hướng đến đầu tư mở rộng vùng nuôi, nâng cao tỷ lệ tự chủ và năng lực chế biến thông qua việc triển khai mô hình nuôi theo công nghệ RAS, tuần hoàn nước của Isarel. Thị trường xuất khẩu chính của CMX là EU với hơn 70% tỷ trọng doanh thu hứa hẹn sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi dịch bệnh được kiểm soát và các nền kinh tế mở cửa trở lại. Đồng thời, hiệp định EVFTA cũng mang đến nhiều lợi thế cho CMX ở thị trường này trong dài hạn.
Xuất khẩu tôm phục hồi trong tháng 10
Đánh giá tác giả:
16:13 thứ bảy ngày 16/10/2021
Hướng tới một nền nông nghiệp xanh
(HNMO) - Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đang dần được kiểm soát, xuất khẩu tôm của Việt Nam đang từng bước phục hồi từ tháng 10-2021.
Xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 8 và tháng 9 đều ghi nhận sự sụt giảm đáng kể. Cụ thể, xuất khẩu tôm tháng 8-2021 đạt 29,49 nghìn tấn, trị giá 280,12 triệu USD, giảm 31,9% về lượng và giảm 28,4% về trị giá so với tháng 8-2020. Bước sang tháng 9-2021, xuất khẩu tôm đạt 30 nghìn tấn, trị giá 285 triệu USD, giảm 28,57% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 9-2020.
Mặc dù giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9 nhưng xuất khẩu tôm vẫn ghi nhận sự tăng trưởng từ đầu năm đến nay. Tính riêng 9 tháng năm 2021, xuất khẩu tôm ước đạt 296,8 nghìn tấn, trị giá 2,72 tỷ USD, tăng 1,15% về lượng và tăng 2,42% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, xuất khẩu tôm trong tháng 10 này đang ghi nhận sự phục hồi mạnh, các đơn hàng xuất khẩu tăng và lượng hàng hóa lưu thông ổn định. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu tôm sang các thị trường Hoa Kỳ, EU, Australia, Nga… tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đang dần được kiểm soát, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm của Việt Nam trở lại hoạt động bình thường, bảo đảm các đơn hàng đã ký kết.
Từ nay đến cuối năm cũng là thời điểm nhu cầu nhập khẩu tôm của các nước châu Âu, Hoa Kỳ sẽ tăng cao. Đây là cơ hội để mặt hàng tôm đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng mạnh ở những tháng cuối năm.
HII: giá hạt nhựa và bột đá tăng cao, xuất khẩu sản phẩm nhựa sang châu Âu. HII có chi nhánh tại Singapore để xuất khẩu hàng hoá ra thế giới.
Hèn chi CMX và dòng của cụ chạy khỏe. Media đưa tin kì vọng xuất khẩu tăng mạnh quý 4 bới nhu cầu hàng hoá của EU và Mỹ tăng cao vào dịp giáng sinh và cuối năm.