NHÓM Kinh Điển: LTG, CMX,PSH, VGT, HII, HHV, BKG, DAH

, , , , ,

CMX vua tôm
Thủy sản chớp cơ hội cuối năm: Xuất khẩu tôm thuận lợi

18 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận (1)

Sau mấy tháng gặp khó khăn lớn do dịch bệnh, chế biến và xuất khẩu tôm đang từng bước phục hồi nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội xuất khẩu cuối năm.

Thị trường rộng mở

Trong những tháng còn lại của năm 2021, thị trường xuất khẩu tôm nhìn chung đang khá thuận lợi. Hầu hết các thị trường chính của tôm Việt Nam đang trên đà phục hồi nhờ tiêm ngừa vacxin diện rộng và triển khai các gói hỗ trợ sau Covid-19.

Lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, du lịch… đang từng bước được mở cửa trở lại ở nhiều thị trường. Vì vậy, mảng dịch vụ thực phẩm sẽ tăng mạnh vào cuối năm nay. Qua đó, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thủy sản nói chung, tôm nói riêng ở các hệ thống, chuỗi dịch vụ thực phẩm.

Bên cạnh đó, do tác động của dịch Covid-19, người tiêu dùng ở nhiều thị trường vẫn đang tiếp tục xu hướng ưa chuộng thực phẩm chế biến sâu, tích hợp nhiều tiện ích, thuận lợi trong việc chế biến món ăn nhanh nhất. Chế biến sâu lại là lợi thế cạnh tranh cùa ngành tôm Việt Nam với nhiều nhà máy có hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo các yêu cầu cao về an toàn thực phẩm và đội ngũ công nhân lành nghề.

Đi vào phân khúc sản phẩm tôm chế biến sâu, ngành tôm Việt Nam sẽ tránh được sự cạnh tranh đang ngày càng mạnh mẽ từ Ấn Độ và Ecuador vốn có thế mạnh về tôm xuất khẩu tôm thô hoặc tôm sơ chế nhờ vào nguồn tôm nguyên liệu dồi dào và giá rẻ. Như vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay cũng đã tạo điều kiện nhất định cho ngành tôm Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh chế biến sâu, qua đó tiếp tục giữ được thị trường, thị phần của mình ở những thị trường quan trọng.

Đặc biệt, thông tin từ một số chuyên gia ngành tôm cho hay, nguồn tôm dự trữ trong kho ở nhiều thị trường quan trọng hiện không còn nhiều, trong bối cảnh các dịp lễ hội lớn đang đến gần như Giáng sinh, đón năm mới 2022. Như vậy, nhu cầu nhập khẩu tôm ở các thị trường quan trọng sẽ tăng lên trong những tháng cuối năm.

Trong khi đó, dịch Covid-19, thời tiết… đã ảnh hưởng tới nguồn cung tôm ở nhiều nước xuất khẩu hàng đầu. Tại Ấn Độ, nguồn cung tôm cỡ lớn đang rất thiếu do thời tiết xấu và chất lượng con giống đã ảnh hưởng tới quá trình nuôi trong những tháng qua. Nguồn cung tôm chân trắng ở nước này cũng giảm do dịch bệnh trong tháng 7 và tháng 8. Nếu không sớm cải thiện, nhiều khả năng việc thiếu hụt tôm nguyên liệu ở Ấn Độ còn kéo dài đến tháng 3 năm sau.

Ở Ecuador, chi phí sản xuất và xuất khẩu tăng cao đang ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu tôm. Các nước có trình độ chế biến sâu từ con tôm tương đương với Việt Nam là Thái Lan, Indonesia… cũng đều bị tác động lớn bởi đại dịch Covid-19.

Với những yếu tố như trên, nguồn cung tôm trên phạm vi toàn cầu trong những tháng cuối năm dự báo giảm. Do đó, giá tôm sẽ tăng lên, nhất là với tôm cỡ lớn do thiếu hụt nhiều so với nhu cầu.

Giữ an toàn cho nhà máy

Thị trường thuận lợi là yếu tố quan trọng để ngành tôm Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm ở ĐBSCL, nhanh chóng phục hồi sau đợt giãn cách xã hội kéo dài.

Tuy nhiên, trong những ngày qua, việc xuất hiện nhiều ca nhiễm, ổ dịch mới tại các tỉnh ĐBSCL, trong đó, có không ít ca nhiễm, ổ dịch tại các nhà máy chế biến thủy sản, đang gây áp lực không nhỏ cho các nhà máy chế biến tôm trong việc đảm bảo an toàn và ổn định sản xuất.

Sơ chế tôm trước khi chế biến. Ảnh: Thanh Sơn.

TS. Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT Fimex VN, cho biết, chỉ khi dịch không còn lây lan mất kiểm soát, doanh nghiệp mới an tâm tập trung cho công việc chính, khôi phục sản xuất. Trong khi đó, đến thời điểm này, tỷ lệ tiêm mũi 1 vacxin ở ĐBSCL còn khá thấp. Do đó, điều quan trọng lúc này là cần đẩy mạnh tiêm đủ vacxin cho người lao động trong toàn chuỗi sản xuất tôm.

Cũng theo TS Hồ Quốc Lực, trong mấy ngày qua liên tục phát hiện ca F0 trong quá trình tầm soát của các doanh nghiệp chế biến tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… Như vậy, các doanh nghiệp không thể chủ quan, bởi thực tế cho thấy có lao động đã tiêm hai mũi hơn hai tháng vẫn mắc bệnh. Có lao động kiểm tra hôm trước âm tính, hôm sau lại có kết quả ngược lại.

Vì vậy, ông Lực cho rằng, các doanh nghiệp cần phải có đủ phương tiện, điều kiện kiểm tra xét nghiệm, qua đó, tiến hành tầm soát y tế cho tất cả người lao động của mình một cách chặt chẽ và chu đáo. Theo diễn biến tình hình dịch bệnh, có thể phải tăng tầng suất tầm soá để giữ vững sự an toàn cho nhà máy. Thậm chí, doanh nghiệp nên trang bị cho mình máy xét nghiệm Realtime PCR, vì chỉ kiểm qua thiết bị này độ chính xác mới bảo đảm.

Doanh nghiệp phải có bộ phận thường xuyên phân tích các mối nguy mà dịch bệnh có thể lẻn vào nhà máy, tương tự phân tích mối nguy trong HACCP mà các doanh nghiệp đều biết. Trong đó, cần chú ý tới đội ngũ lái xe đường dài của doanh nghiệp. Việc cung ứng nguyên liệu, vật tư, thực phẩm… vào bên trong doanh nghiệp, tốt nhất, phải qua vùng đệm để hạn chế tối đa tiếp xúc, hạn chế lây lan.

Ông Lực cũng cho biết, trong bối cảnh hiện nay việc bảo đảm an toàn là hàng đầu. An toàn mới sản xuất. Quan điểm này là xuyên suốt, lâu dài đến khi có chuyển biến mới về tác động của Covid-19.

Khi dịch bệnh vẫn còn nguy cơ bùng phát và vacxin chưa phủ khắp, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tôm nói riêng cần hết sức khẩn trương, coi trọng việc giữ vững sự an toàn cho sản xuất. Việc này tốn nhiều công sức, tiền của nhưng vô cùng cần thiết, không thể lơi tay, coi nhẹ.

Song song đó, phải theo dõi diễn biến tình hình nhu cầu, năng lực các quốc gia là đối thủ để chúng ta biết người, biết ta mà có chiến lược, bước đi phù hợp cho hoàn cảnh mình làm sao đẩy nhanh nhất việc phục hồi sản xuất an toàn và tiến tới ổn định, phát triển cho lâu dài.

PSH sẽ sớm bay cao

Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sẽ phục hồi trong quý 4
Vietnam+ | Hôm nay lúc 14:00

Chia sẻ

Đăng lại

Bình luận (31)
Từ các dự báo về nhu cầu tiêu thụ xăng, PVN sẽ xây dựng các kịch bản giá dầu và cơ chế thực thi các kịch bản này, nhất là trong ngắn hạn để chủ động khai thác dầu khí hiệu quả nhất.

Theo dự báo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở thị trường trong nước quý 4 này sẽ phục hồi so với các quý trước nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020.

Nhu cầu tiêu thụ xăng dự kiến phục hồi, nhưng vẫn giảm 30% so với cùng kỳ 2020; nhu cầu tiêu thụ dầu DO sẽ phục hồi nhưng vẫn giảm khoảng 16% so với cùng kỳ 2020; nhu cầu tiêu thụ xăng máy bay Jet tiếp tục phục hồi nhưng mức độ chậm hơn so với tiêu thụ xăng dầu trong quý 4/2021.

PVN cũng cho biết, trong quý 4 này, các tổ chức quốc tế như Cơ quan năng lượng Mỹ (EIA), WM, Reuters Thompson dự báo giá dầu trung bình thế giới sẽ ở khoảng 75 USD/thùng. Nhu cầu thị trường sẽ tăng tốt hơn vào giai đoạn tháng cuối năm và thiếu hụt nhu cầu có thể ở mức 1 triệu thùng/ngày.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, PVN tiếp tục xây dựng hệ thống dữ liệu đồng bộ từ thượng nguồn, trung nguồn, hạ nguồn trong và ngoài nước cũng như theo chuỗi giá trị để có thể đảm bảo đầu vào cho công tác dự báo thị trường.

Bên cạnh đó, PVN cũng tăng cường sử dụng và ứng dụng các công cụ hiện đại cho công tác dự báo; xây dựng và hoàn thiện đội ngũ chuyên gia dự báo chuyên sâu cho từng lĩnh vực; tăng cường kết nối thông tin với tác tổ chức dự báo, công ty năng lượng trong và ngoài nước.

Đặc biệt, từ các dự báo cơ sở này, PVN sẽ xây dựng các kịch bản giá dầu và cơ chế thực thi các kịch bản này, nhất là trong ngắn hạn để chủ động khai thác dầu khí hiệu quả nhất.

Theo PVN, trong 9 tháng của năm 2021, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến tiêu thụ xăng dầu trong nước. Lượng di chuyển trên đường tại Việt Nam từ tháng 5-9 giảm tới 60% so với mức bình thường.

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thị trường chiếm khoảng 20% tổng lượng tiêu thụ xăng dầu cả nước, trong giai đoạn giãn cách nhu cầu xăng dầu giảm khoảng 80%.

Vì vậy, tồn kho xăng dầu cả nước cuối tháng 7 và đầu tháng 8 ở mức cao; trong đó tồn kho của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở mức 80-90% cả xăng và DO (tương đương khoảng 260- 280 nghìn m3), Nhà máy lọc dầu Dung Quất trên 70% đối với xăng 95 (tương đương 96 ngàn m3).

Cũng trong tháng 7 và 8, chiết khấu của thị trường duy trì ở mức cao khi tăng lên mức từ 1.500 đồng/lít đến khoảng 2.000 đồng/lít cho thấy việc bán hàng đang gặp rất nhiều khó khăn./.

PSH sẽ lên dần tới 5x đó cụ.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng tốc về đích

VnEconomy | 5 phút

Chia sẻĐăng lạiBình luận

Trong tháng 10/2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 3,4 tỷ USD, giảm 15,6% so với tháng 10/2020 nhưng tăng 4,2% so với tháng 9/2021. Kết quả này đã đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành sau 10 tháng lên 38,75 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tốc độ này được giữ vững trong hai tháng còn lại, thì mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD cả năm 2021 hoàn toàn khả thi.

Xuất nhập khẩu nông sản 10 tháng của năm 2021

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản trong 10 tháng năm 2021 đạt 74,31 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 38,75 tỷ USD, tăng 13,1%; nhập khẩu 35,56 tỷ USD, tăng 39,1%. Như vậy, nông lâm thủy sản vẫn xuất siêu 3,19 tỷ USD.

NHIỀU SẢN PHẨM TĂNG GIÁ MẠNH

Trong 10 tháng qua, nhiều nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm: cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế… Trong đó, xuất khẩu cao su tăng 13,9% về khối lượng và tăng 46,5% về giá trị; xuất khẩu hạt điều tăng 14,1% về khối lượng và tăng 13,5% về giá trị; xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn tăng 7,7% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị.

Riêng hồ tiêu, dù khối lượng xuất khẩu giảm, chỉ được 232 nghìn tấn (giảm 5,7%) nhưng nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 52,9% nên kim ngạch xuất khẩu tăng tới 44,2%.

Với mặt hàng cà phê, khối lượng xuất khẩu giảm 5,1% nhưng giá trị vẫn tăng 4,1%.

Những mặt hàng khác tăng giá trị như: sản phẩm chăn nuôi tăng 6,1%, tôm tăng 0,1%; sản phẩm gỗ tăng 20,6%; nhóm mây, tre, cói thảm tăng 42,6%; quế tăng 14,5%. Mặt hàng giảm cả khối lượng và giá trị xuất khẩu dù giá xuất khẩu bình quân tăng là chè, giảm 7,2% về khối lượng và giảm 3,4% về giá trị.

Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương:

"Dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch, nhưng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam vẫn ổn định, đạt giá trị tăng trưởng cao, với 782 triệu USD trong 10 tháng, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số tăng trưởng rất ấn tượng. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam đạt hơn 3.300 USD/tấn, tăng 51,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo giá hồ tiêu thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới và xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam cũng sẽ khả quan hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng cho xuất khẩu. Dự báo kết thúc năm 2021, ngành hồ tiêu sẽ giành lại được mốc 1 tỷ USD.

Đến thời điểm này, lượng hồ tiêu trong dân gần như đã hết, nếu đà tăng giá tiếp tục diễn ra, thì sẽ giải phóng hết khối lượng hồ tiêu tồn kho từ các năm trước. Cho dù, còn nhiều khó khăn do cước phí tăng cao, đứt gãy chuỗi tiêu thụ, nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy ngành hàng hồ tiêu đang trở lại thời hoàng kim, giúp nông dân làm giàu với thu nhập hàng trăm triệu đồng trên mỗi ha đất canh tác".

Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á chiếm 42,8% thị phần; châu Mỹ chiếm 30,0% thị phần, châu Âu chiếm 11,4% thị phần, châu Phi chiếm 1,9% thị phần, châu Đại Dương (chiếm 1,5% thị phần).

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành hàng nông lâm thủy sản vẫn là Hoa Kỳ đạt trên 10,8 tỷ USD, chiếm 27,9% trong tổng thị phần; trong đó kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ chiếm tới 68,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam sang Mỹ.

Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc đạt gần 7,5 tỷ USD (chiếm 19,3% thị phần); với kim ngạch xuất khẩu nhóm rau quả chiếm tới 23,4% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vào Trung Quốc. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về: thị trường Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với giá trị xuất khẩu đạt trên 2,6 tỷ USD (chiếm 6,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị đạt khoảng 1,7 tỷ USD (chiếm 4,3%).

XUẤT KHẨU GẠO THUẬN LỢI

Đặc biệt, sau những tháng giảm giá liên tiếp, giá gạo xuất khẩu đã tăng rất mạnh trong tháng 10/2021, từ 438 USD/tấn đã vọt lên 530 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Lý giải nguyên nhân giá gạo Việt tăng, một doanh nghiệp có trụ sở tại Long An cho biết, hiện vụ hè - thu đã thu hoạch hết trong khi Chính phủ đang tăng lượng dự trữ quốc gia, từ đó kéo giá cả trong nước và xuất khẩu tăng lên.

Không riêng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng, gần đây giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Ấn Độ cũng tăng trở lại, do lũ lụt xảy ra ở một số quốc gia sản xuất gạo, đã ảnh hưởng đến nguồn cung mặt hàng này.

"Tính đến hết tháng 10/2021, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 5,1 triệu tấn gạo, trị giá 2,65 tỷ USD."

Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đang tích cực khôi phục sản xuất trở lại để đáp ứng tiến độ giao hàng trong hai tháng cuối năm 2021 cũng như nhu cầu từ nhiều thị trường nhập khẩu lớn tại châu Á cho nhu cầu cuối năm.

Có thể thấy sau nhiều tháng trầm lắng vì căng thẳng dịch bệnh thì tới nay hoạt động thông thương của ngành gạo đã phần nào khởi sắc hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn cạnh tranh hơn với các đối thủ xuất khẩu khác.

Tuy vậy, theo chia sẻ của ông Phan Văn Có, Giám đốc Công ty TNHH Vrice, hiện giá gạo không phải là yếu tố cạnh tranh chính bởi vấn đề mà các đối tác nhập quan tâm chính là tiến độ và cam kết giao hàng của doanh nghiệp Việt.

Với việc hoạt động xuất khẩu gạo đang sôi động trở lại, Hiệp hội Lương thực Việt Nam vẫn kỳ vọng năm nay nước ta có thể xuất khẩu được 6-6,2 triệu tấn gạo các loại, với kim ngạch đạt khoảng 3,325 tỷ USD.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

"Ngành nông lâm ngư nghiệp đề ra mục tiêu xuất khẩu đem về 42,5 tỷ USD trong năm 2021. Thông thường, xuất khẩu nông sản cuối năm tăng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong kỳ lễ Giáng sinh, mừng năm mới. Nếu chỉ cần tính giá trị xuất khẩu tháng 11 và tháng 12 bằng với tháng 10, ta sẽ có kim ngạch xuất khẩu hai tháng cuối năm gần 7 tỷ USD, thì sẽ đạt trên 45,5 tỷ USD, tức là vượt xa mục tiêu.

Để tận dụng cơ hội hồi phục, tăng tốc xuất khẩu nông lâm thủy sản, công tác xúc tiến thương mại hai tháng cuối năm sẽ tập trung vào mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc; các thông tin quy định về hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản thực thi Hiệp định EVFTA và UKVFTA tới các địa phương, doanh nghiệp… Chúng tôi cũng đang chuẩn bị nội dung và làm việc với Hoa Kỳ để xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Thỏa thuận với Hoa Kỳ về gỗ; đàm phán trợ cấp thủy sản trong WTO và dự Hội nghị Bộ trưởng WTO, đàm phán việc Anh gia nhập CPTPP".

1 Likes

CMX nay chỉnh có điểm vào đấy các cụ. CMX sẽ còn lên 3x đấy.

đã múc PSH VGT

Bộ chỉ số của em cứ chia đều ra mà múc thôi.

CMX chạy khỏe quá. PSH chắc cũng sớm chạy.

CMX T3 đã chốt sắp xong rồi. Anh e nào chưa có hàng gia nhập được rồi chuẩn bị đón ga mới.

CMX T+ hết rồi nhé các bác.

CMX sắp vọt 20 là phi lên 30. Hàng xịn các cụ gia tăng mạnh vào.

bỏ ngỏ cái gap sâu thế ạ bác?

Thế phải đợi cho tạo nền ổn đã rồi vào cho chắc bác.

1 Likes

CMX của cụ như đang phân phối rồi.

Phân phối tiếp hay sao mà lại quay đầu giảm dần.

PSH tím rồi ạ

Cmx mà về lấp gap thì vào ổn hơn nhỉ các bác…

Cứ cổ nhóm này mà mua nhé các bác. Toàn hàng xịn đấy.

Bác xem sang tuần vào được con nào trong mấy con đấy được đây bác

CEO ai còn thì giữ tầm này vào thì có thể lên nhưng nếu xuống thì ko biết thế nào.
Cơ bản yên tâm thì LTG, VGT.
Còn lại CMX, PSH, HII… thì cân nhắc tùy khẩu vị.

2 Likes