Nhóm Ngân hàng lợi nhuận sụt giảm – Tập trung các bank có câu chuyện riêng

, , ,

  • Ngân hàng lâu nay vẫn được coi là ngành top đầu về lợi nhuận, thậm chí được ví von là “cô đơn trên đỉnh lợi nhuận” với lợi nhuận năm vừa rồi luôn duy trì tăng trưởng 2 chữ số. Năm ngoái, 28 ngân hàng công bố báo cáo tài chính cho thấy lợi nhuận tăng trưởng ở mức 40%.

  • Tuy nhiên, từ năm 2023, trật tự bảng xếp hạng lợi nhuận ngân hàng có nhiều biến động. Đặc biệt, một số nhà băng tư nhân top đầu có dấu hiệu gặp khó khăn khi báo kết quả kinh doanh “đi lùi”.

=> Trong bài viết dưới đây, mời nhà đầu tư cùng SimpleInvest tìm hiểu nguyên nhân suy giảm của ngành, từ đó đánh giá lại triển vọng trong tương lai để đưa ra được các quyết định đầu tư hiệu quả nhất nhé!

I. TÌNH HÌNH KINH DOANH QUÝ 3/2023

  • Đến giữa tháng 10, một số ngân hàng đã bắt đầu công bố báo cáo tài chính quý 3/2023 với kết quả kinh doanh trái ngược nhau.

  • Trong đó, 5/8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận quý 3/2023 sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, NCB còn bị lỗ hơn 244 tỷ đồng; LPBank và Saigonbank có tăng trưởng dương nhưng không đáng kể.

  • Trong nhóm ngân hàng nhà nước, VietinBank là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt nhất, chủ yếu do chi phí dự phòng giảm từ mức cao cùng kỳ năm ngoái. Vietcombank được xem là có lợi nhuận lớn nhất quý 3/2023, đạt khoảng 9,000 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ. Còn BIDV là ngân hàng duy nhất ghi nhận lợi nhuận đi lùi trong quý 3/2023, với mức giảm lợi nhuận khoảng 10-12% so với cùng kỳ, do gánh nặng trích lập dự phòng

II. NGUYÊN NHÂN GÂY SỤT GIẢM LỢI NHUẬN

1. Giảm lãi suất

  • Ngân hàng Nhà nước đã có 4 lần giảm lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ bên vay, doanh nghiệp… thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế 3 quý đầu năm nay vẫn ở mức khá thấp.

  • Mặt bằng lãi suất cho vay kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm tiếp trong khi lãi suất huy động khó có thể giảm sâu hơn được vì e ngại người dân sẽ dịch chuyển sang đầu tư kênh khác nếu lãi suất tiền gửi giảm sâu. Điều này khiến biên lợi nhuận cho vay tại các ngân hàng sẽ tiếp tục thu hẹp.

  • Đồng thời, một số vụ việc tranh chấp liên quan đến sản phẩm bảo hiểm liên kết giữa công ty bảo hiểm và ngân hàng hoặc các đại lý khác, chủ yếu xảy ra đối với sản phẩm liên kết đầu tư…có thể gây ảnh hưởng đến kết quả dịch vụ của các tổ chức tín dụng từ nay đến cuối năm 2023.

2. Tín dụng tăng trưởng thấp

  • Tính đến ngày 20/9, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế so với thời điểm cuối năm 2022 đạt 5.73%. Cùng thời điểm này năm trước, tăng trưởng đạt 10.54%.

  • Từ đầu năm, NHNN đã định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 của toàn ngành khoảng 14-15% và cũng đã giao chỉ tiêu hạn mức tín dụng (room tín dụng) cho các ngân hàng với tổng mức tăng là 14%.

=> Như vậy, trải qua gần 2/3 chặng đường, ngành ngân hàng mới chỉ thực hiện được hơn 1/3 kế hoạch đề ra. Việc giảm chỉ tiêu này do tình hình hoạt động chung quý 3 của ngành ngân hàng khó khăn dẫn đến tăng trưởng tín dụng thấp. Trong kỳ khảo sát gần nhất, các ngân hàng thương mại đã điều chỉnh kỳ vọng mục tiêu tín dụng cả năm 2023 từ mức 13.7% còn 12.5%.

3. Trích lập dự phòng

  • Đáng chú ý, yếu tố lớn nhất kéo giảm lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đến từ việc chi phí trích lập dự phòng tăng khi nợ xấu tăng. Đây là hệ quả từ tình trạng kinh doanh khó khăn của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực bất động sản, xuất khẩu.

  • Các ngân hàng có mô hình kinh doanh tập trung vào bán lẻ và cho vay tiêu dùng đều ghi nhận tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh như ABBank là 4.6%, trong khi cuối năm 2022 là 2.9%; ngân hàng mẹ VPBank là 3.9%, tăng từ mức 2.8% cuối năm 2022; hay tỷ lệ nợ xấu của VIB tăng lên 3.6% từ mức 2.5% cuối năm ngoái.

  • Số liệu được NHNN công bố, tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 2% hồi đầu năm lên 3.56% đến cuối tháng 7/2023. Nguyên nhân là vì hiện nay ngân hàng vẫn đang giãn nợ cho doanh nghiệp, còn rất nhiều khoản nợ chưa cho chuyển nhóm nợ. Khi các nhóm nợ này chuyển về đúng trạng thái, tỷ lệ nợ xấu trên hệ thống sẽ tăng cao.

III. CÒN KỲ VỌNG TĂNG TRƯỞNG HAY KHÔNG?

THỨ NHẤT: Hiện nay, cổ phiếu ngành ngân hàng đang được định giá ở mức thấp kỷ lục. Mức P/B (hệ số giá/giá trị sổ sách) của nhiều ngân hàng đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay, là cơ hội tốt để nắm giữ dài hạn.

  • Xét về mức định giá thì mức P/B trung bình của ngành Ngân hàng đang ở mức 1.6 lần, tương đối thấp so với mức trung vị trong 5 năm nay và chỉ cao hơn mức đáy thời điểm đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 và giai đoạn căng thẳng cuối năm 2022.

THỨ 2: Với việc kết quả kinh doanh vẫn còn bị ảnh hưởng kém tích cực, việc đầu tư vào nhóm ngân hàng sẽ có tính chọn lọc và phân hoá hơn. Tập trong vào các bank có câu chuyện cụ thể, đặc biệt liên quan đến các hoạt động “M&A” điển hình như:

1. VPBank - VPB

  • Ngày 20/10, VPBank thông báo đã hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) - ngân hàng trực thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc. (SMFG), Nhật Bản, chính thức đưa ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược đồng hành cùng VPBank trong chặng đường phát triển sắp tới.

  • Theo đó, ngân hàng chào bán hơn 1.19 tỷ cổ phiếu cho SMBC. Với giá trị 1.5 tỷ USD, tương đương 35,900 tỷ đồng. Đây là thương vụ phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

2. SeABank - SSB

SeABank tuần qua cũng thông báo chính thức ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Tài Chính TNHH MTV Bưu Điện (PTF), tương đương 100% vốn điều lệ PTF cho AEON Financial Service Co., Ltd. - thành viên thuộc mảng tài chính của AEON Group - tập đoàn bán lẻ lớn nhất Nhật Bản, với giá chuyển nhượng là 4.3 nghìn tỷ đồng.

3. SHB

  • Tại SHB, Reuters hồi tháng 7 dẫn nguồn tin cho biết, ngân hàng này đang trong quá trình đàm phán bán 20% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư từ Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiếp cận SHB trong thương vụ này, với định giá ngân hàng có thể đạt mức 2 – 2.2 tỷ USD.

  • Nguồn tin cũng cho biết, thỏa thuận này dự kiến được hoàn tất trong năm nay hoặc đầu năm 2024 và cần được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.

3. LPBank - LPB

LPB cũng đang triển khai các bước trong kế hoạch phát hành riêng lẻ 300 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay. Thời gian chào bán cụ thể sẽ được HĐQT ngân hàng quyết định sau khi được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

=> Làn sóng M&A trong ngành ngân hàng Việt Nam sẽ diễn ra sôi động hơn trong thời gian tới khi mà Chính phủ và NHNN đang từng bước tái cơ cấu và tinh gọn quy mô của hệ thống ngân hàng. Đồng thời cũng thu hút được nguồn vốn đầu tư, dòng tiền chảy vào thị trường. Tăng tính thanh khoản và giao dịch mạnh mẽ hơn của nhóm này.

TRÊN ĐÂY LÀ CHIA SẺ CỦA SIMPLEINVEST VỀ CÂU CHUYỆN CỦA NHÓM NGÀNH NGÂN HÀNG VÀ CÁC CỔ PHIẾU CÓ CÂU CHUYỆN RIÊNG CÓ THỂ THAM GIA ĐẦU TƯ, HY VỌNG SẼ HỖ TRỢ NHÀ ĐẦU TƯ ĐƯA RA ĐƯỢC CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ NHẤT!

Nhà đầu tư quan tâm đến các cơ hội đầu tư lớn của nhóm ngành NGÂN HÀNG hãy THAM GIA NGAY room cộng đồng của hệ thống SimpleInvest để cùng nhau bàn luận, chia sẻ và săn siêu cổ trực tiếp trong phiên hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

Trong quý IV/2023, lợi nhuận của nhóm ngân hàng dự kiến vẫn tăng trưởng, nhưng với tốc độ chậm lại, Nhóm các ngân hàng có chất lượng tài sản cao như VCB, CTG, VIB, ACB kỳ vọng sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.

1 Likes

Hiện tại, nhóm cổ phiếu ngân hàng này đang được giao dịch ở mức P/B thấp hơn khoảng 10% so với P/B bình quân 3 năm, một mức định giá không phải là thấp nhất lịch sử, nhưng tương đối hấp dẫn

Tập trung vào các cổ phiếu có câu chuyện riêng hấp dẫn