Nhóm Ngân hàng – “Tảng băng chìm” đe dọa đến kết quả kinh doanh trong tương lai

, , , ,

  • Nếu nhìn vào biến động giá cổ phiếu ngân hàng từ lúc mở phiên đầu năm 2023 đến ngày 13/12/2023 thì năm 2023 giống như là 1 năm thành công rực rỡ của cổ phiếu ngân hàng. Thống kê đối với 15 cổ phiếu ngân hàng tiêu biểu trên sàn HoSE (gồm: VCB, BID, CTG, TCB, VPB, MBB, ACB, SHB, EIB, VIB, OCB, MSB, STB, TPB, LPB) cho thấy có tới 12 cổ phiếu tăng mạnh hơn VN-Index, thậm chí khoảng cách rất xa.

  • Tuy nhiên, trong phần lớn thời gian của năm 2023, giới đầu tư lại không cảm nhận được sự vượt trội của cổ phiếu ngân hàng. Đó là bởi vì sau “hào quang” tháng 1/2023, giá cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá ảm đạm.

=>Điều gì tạo ra sự khác biệt giữa tháng 1/2023 và phần còn lại của năm 2023 trong nhóm ngành Ngân hàng?

  • Xét bối cảnh chung, chỉ số VN-Index tăng hơn 10% trong tháng 1/2023 trong khi phần còn lại của năm 2023 “giậm chân tại chỗ”. Diễn biến tương đối đồng pha với VN-Index, cổ phiếu ngân hàng cũng tăng mạnh trong tháng 1/2023 và ảm đạm hơn nhiều trong phần còn lại của năm.

  • Ở bề mặt, cổ phiếu ngân hàng diễn biến khá yên ả trong năm 2023, nhưng ẩn sâu bên dưới lớp bề mặt đó là những con “sóng ngầm” chưa biết khi nào sẽ “trồi lên” để phản ánh đúng và đủ hơn vào giá cổ phiếu.

=> Mời nhà đầu tư cùng SimpleInvest đánh giá sâu hơn về cơ bản của ngành và những điều cần lưu ý khi đầu tư nhóm ngân hàng này trong bài viết chi tiết dưới đây nhé.

I. NỢ XẤU

1. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành

  • Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành đã tăng quý thứ 3 liên tiếp. Tính đến hết quý III/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trung bình của các ngân hàng niêm yết ở mức 2.2%, tăng 0.2 điểm % so với quý trước.

  • Xét theo giá trị tuyệt đối, tổng nợ xấu của 27 ngân hàng niêm yết ở mức khoảng 424,600 tỷ đồng, tăng 0.25% so với quý trước đó.

  • Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) toàn ngành suy giảm liên tục trong 4 quý gần đây, từ mức đỉnh 143% cuối quý III/2022 xuống còn 93.8% vào cuối quý III/2023.

2. Tình hình thanh toán nợ

  • NHNN sẽ xem xét kéo dài Thông tư 02 về giãn thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và cân nhắc việc bỏ room tín dụng

  • Sau 7 tháng thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đến ngày 31/10, tổng dư nợ (gốc, lãi) được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 158,694 tỷ đồng, với 167,220 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

  • NHNN đang rà soát sửa đổi một số văn bản vi phạm pháp luật và vẫn dựa trên nguyên tắc tháo gỡ khó khăn nhưng phải quản lý chặt chẽ rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống. Đối với đề nghị kéo dài thời gian Thông tư 02, Thống đốc cho biết, NHNN sẽ xem xét đánh giá nghiên cứu đề xuất trên.

  • Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ lệ nợ xấu gộp hiện ở mức khoảng 5% (từ mức 4.5% hồi cuối năm 2022).

=> Đánh giá về thông tin này: Về bản chất, các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi vì có thời gian hơn để xoay sở, ổn định tình hình sản xuất, kinh doanh và thanh toán nợ. Nhưng đối với ngân hàng sẽ không hưởng lợi khi những khoản nợ xấu này vẫn tồn động => Khi đưa về đúng bản chất của nhóm nợ sẽ gây ra những rủi ro tiềm tàng, ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng, khi các tài sản đảm bảo của khoản nợ là Bất động sản vẫn còn khó khăn.

II. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG

  • Đến ngày 30/11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9.15% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 12.02%). Hiện lãi suất huy động, cho vay đã giảm bình quân 2-3% so với cuối năm 2022 và dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

  • Mặc dù NHNN đã triển khai quyết liệt rất nhiều giải pháp nhưng tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm và mức NHNN đã phân bổ; mức tăng trưởng tín dụng không đồng đều, một số TCTD tăng trưởng khá cao, một số TCTD tăng trưởng thấp, thậm chí tăng trưởng âm.

  • Do đó, để kịp thời đáp ứng yêu cầu phục hồi kinh tế, NHNN đã chủ động, linh hoạt điều hòa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống từ TCTD không sử dụng hết chỉ tiêu sang các TCTD cần được tiếp tục mở rộng tăng trưởng tín dụng; tiếp tục điều hành để tăng trưởng tín dụng năm 2023 không vượt quá chỉ tiêu định hướng đầu năm song vẫn đảm bảo dư địa đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống TCTD.

  • Thị trường BĐS, trường trái phiếu doanh nghiệp ách tắc nên gần như doanh nghiệp không phát hành TPDN, áp lực đổ dồn lên tín dụng ngân hàng vốn đã khó lại càng khó hơn.

=> Mặc dù lãi suất huy động có giảm nhưng lượng tiền gởi vẫn rất cao, ngân hàng vẫn phải trả lãi. Mặt khác, tín dụng không tăng trưởng, đầu ra không có sẽ gây ra những áp lực thừa tiền và lợi nhuận của ngành cũng sẽ bị ảnh hưởng

III. CÓ NÊN ĐẦU TƯ NHÓM NGÂN HÀNG?

  • Nhiệm vụ trọng yếu của nhóm ngân hàng trên thị trường là công cụ điều tiết, triển khai các chính sách tiền tệ của nhà nước. Vì vậy, sẽ bị chi phối và kiếm soát khá chặt chẽ theo các quy định của nhà nước.

  • Khi thị trường có những biến động lớn, nhóm Bank sẽ phát huy vai trò là trụ đỡ và hỗ trợ chỉ số thị trường rất tốt. Kết quả kinh doanh của nhóm này cũng tương đối ổn định và duy trì tăng trưởng đều => Vậy nên việc đầu tư nhóm này sẽ phục thuộc và khẩu vị đầu tư, thời gian nắm giữ và size vốn của mỗi nhà đầu tư.

=> Nhà đầu tư yêu thích nhóm ngành ngân hàng và mong muốn có chiến lược đầu tư tối ưu nhất đối với nhóm ngành này có thể liên hệ trực tiếp với SimpleInvest hoặc tham gia room Cộng đồng MIỄN PHÍ để nhận tư vấn chuyên sâu hơn đồng hành cùng nhà đầu tư đem lại hiệu quả đầu tư vượt trội nhất nhé. LINK ROOM: Liên hệ trực tiếp SĐT 0365057965 (Thảo Nguyên SimpleInvest) để được hỗ trợ thêm vào room nhé

  • Lớp phòng thủ đáng kể nhất của cổ phiếu ngân hàng hiện tại có lẽ là mức định giá khá thấp so với lịch sử. Hiện tại, hệ số định giá P/E của cổ phiếu ngân hàng đang ở mức dưới 10 lần, trong khi trung bình lịch sử khoảng 12 lần; còn hệ số định giá P/B đang ở mức khoảng 1.5 lần trong khi trung bình lịch sử khoảng 1.8 lần.

  • Một số cổ phiếu như Vietcombank, ACB, BIDV và Vietinbank đã có mức chiết khấu sâu hơn sau nhịp điều chỉnh gần đây. P/B toàn ngành đang tương đương giai đoạn 2016, khi thị trường địa ốc dần hồi phục.

4

=> Vì vậy, việc đầu tư vào nhóm này sẽ thích hợp với nhà đầu tư vốn lớn và thiên về ổn định, biên lợi nhuận kỳ vọng không quá cao. Đặc biệt, cần ưu tiên vùng giá mua hợp lý để đảm bảo được hiệu quả đầu tư.

Nhà đầu tư có nhu cầu tìm hiểu chuyên sâu hơn hoặc mong muốn nhận tư vấn xoay quanh các cổ phiếu để nâng cao hiệu quả đầu tư vượt trội có thể liên hệ trực tiếp với SimpleInvest theo thông tin trong trang cá nhân nhé!

LINK ROOM CỘNG ĐỒNG KHUYẾN NGHỊ MIỄN PHÍ: Liên hệ trực tiếp SĐT 0365057965 (Thảo Nguyên SimpleInvest) để được hỗ trợ thêm vào room nhé

:telephone_receiver::telephone_receiver:Hotline hỗ trợ nhanh:
0365057965 (Thảo Nguyên)
0963541598 (Trần Hằng)

Follow kênh để đọc được sớm nhất các bài Phân tích chuyên sâu, Nhận định thị trường, Chiến lược đầu tư tối ưu!

SimpleInvest chúc nhà đầu tư chiến thắng mọi thị trường!

THAM KHẢO VIDEO PHÂN TÍCH CHI TIẾT:

Nợ xấu của hầu hết các ngân hàng niêm yết đều tăng mạnh trong nửa đầu năm 2023 và tiếp tục xu hướng trong quý 3/2023. Đáng chú ý, nợ nhóm 4 (có nguy cơ nhảy sang nhóm nợ có khả năng không thu hồi được) cũng tăng đột biến chỉ trong 1 quý vừa rồi lên mức 73.604 tỷ đồng (từ 56.004 tỷ ở quý trước, tức tăng 31,4% so với quý trước).