Nhóm ngành và cổ phiếu nào được hưởng lợi từ việc thúc đẩy phát triển với Trung Quốc?

CỔ PHIẾU NÀO ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TỪ VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VỚI TRUNG QUỐC

Nguồn: tổng hợp

Chiều ngày 12.12.2023, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 36 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Vậy thì điều này có ảnh hưởng gì đối với thị trường chứng khoán Việt Nam?

Các văn bản các bạn có thể tìm hiểu thêm tại link: Việt Nam - Trung Quốc ký kết 36 văn kiện hợp tác

Dòng tiền đầu tư vào Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2023, vốn FDI đăng kí mới tăng mạnh từ mức thấp nhất vào trong năm 2022 lên 10,2 tỷ USD (+43,6% YoY. Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo và BĐS lần lượt chiếm 84,7% và 5,9% vốn FDI đăng ký mới).

Tỷ trọng các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023, đứng đầu là Singapore với gần 4 tỷ USD. Ngay sau đó là Trung Quốc với hơn 2,9 tỷ USD. Tiếp sau đó lần lượt là Nhật Bản 2,9 tỷ USD, Hàn Quốc 2,7 tỷ USD và Mỹ với 0,5 tỷ USD.
image
image

Nền kinh tế Trung Quốc đang ở vùng thấp nhất 10 năm và kỳ vọng tăng trưởng

CPI và GDP ở vùng thấp nhất 10 năm

TQ đã gỡ bỏ hoàn toàn chính sách Zero-Covid từ đầu năm 2023. Điều này kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hồi phục trở lại sau khi GDP của quốc gia này ghi nhận ở mức tăng trưởng GDP thấp thứ 2 trong vòng 20 năm qua với 3%. Nửa đầu năm 2023, GDP của Trung Quốc đạt 59.303 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,5%YoY. Chúng tôi cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện được kế hoạch tăng trưởng GDP cả năm 2023 là 5%. Tuy nhiên, có 1 điều trái ngược, trong khi tình trạng lạm phát đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, thì Trung Quốc đang rơi vào tình trạng giảm phát khi mức giá tiêu dùng tại Trung Quốc không có sự thay đổi trong tháng 9/2023 và tiếp tục đi ngang ở vùng thấp nhất trong 10 năm. Trong năm 2023, Trung Quốc đang thực hiện đồng thời nhiều gói kích thích kinh tế để tiếp tục phục hồi nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như thúc đẩy tăng trưởng.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: Trung Quốc lại rơi vào giảm phát - VnExpress Kinh doanh
image
image

Xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Trung Quốc vẫn luôn là điểm đến lớn thứ 2 trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với 57,7 tỷ USD trong năm 2022 chỉ xếp sau Hoa Kỳ với 109 tỷ USD. Năm 2008, khi Việt Nam và Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia này đã tăng gần 12 lần trong 14 năm qua.

Điện thoại, máy vi tính và linh kiện luôn là những mặt hàng dẫn đầu về tổng giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc. (Vào năm 2022, VN đã đạt 11,9 tỷ USD giá trị xuất khẩu máy vi tính và linh kiện và 16,3 tỷ USD về điện thoại và linh kiện). Theo sau đó là các nhóm ngành về nông sản và dệt may.
image
image

Nhóm ngành, cổ phiếu hưởng lợi nhờ thúc đẩy hợp tác

Theo đánh giá của Mirae Asset, sẽ có 5 nhóm ngành được hưởng lợi trực tiếp nhờ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.

Thứ nhất là hàng không (VJC, BAV, AST và HVN) . Trong năm 2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế đến từ Việt Nam. Trong đó lượng khách đến từ Trung Quốc chiếm 32,2% (khoảng 5,8 triệu lượt). Tuy nhiên, trong các năm dịch, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh. Riêng Trung Quốc, năm 2021, , tổng lượng khách tới VN thấp nhất trong 10 năm ở mức 57,000 lượt. Tuy nhiên, trong thời gian hậu Covid-19, với sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ trong việc khuyến khích phát triển dịch vụ và du lịch, , trong 9 tháng đầu năm nay lượng khách quốc tế đến VN đạt gần 9 triệu lượt và riêng khách TQ đạt hơn 1,1 triệu lượt. Điều này cho thấy khách Trung Quốc đang dần hồi phục. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang mở thêm đường bay tới Việt Nam. Ngoài ra, động lực từ khách du lịch Trung Quốc và chính sách visa thông thoáng hơn sẽ tiếp tục hỗ trợ xu hướng tích cực của sản lượng hành khách hàng không quốc tế và bức tranh lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành.

Tìm hiểu thêm thông tin tại:

  • Riêng về các mã cp:
  • AST: (1) Tăng thêm chuyến bay sẽ hỗ trợ tốt đối với hoạt động kinh doanh tại nhà chờ máy bay; (2) Thêm một hãng bay mở đường bay tới Việt Nam, giúp cho AST có thể đón thêm lượt khách tại nhà chờ sân bay
  • HVN: HVN nối lại 5 đường bay giữa VN và Trung Quốc từ tháng 3 và tháng 4 năm 2023.
    Thứ hai là cao su (PHR) . Nếu như năm 2022, thị trường Trung Quốc chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, thì trong 9 tháng của năm 2023, con số này đã lên tới 99,73%. Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc đang có tham vọng đưa ngành sản xuất xe điện, xe hybrid và các nhà sản xuất ô tô, dẫn đến nhu cầu nhập cao su cho sản xuất lốp xe của nước này cũng đang lên cao. Tuy nhiên, có 1 vấn đề đang xảy ra, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm tới 99,73% về lượng và chiếm 99,56% về trị giá trong tổng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của cả nước trong 8 tháng, với hơn 807.000 tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng nhưng giảm 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là vì, (1) giá xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2022 và 3 quý của năm 2023, đều thấp nhất trong số các đối thủ xuất khẩu cao su, với lợi thế là giá thành rẻ rẻ cùng nguồn cung cao su dồi dào, các đối tác Trung Quốc luôn thích mua cao su sơ chế từ Việt Nam; (2) là sự tương thích trong cung cầu cao su giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụ thể, cao su tự nhiên và cao su tổng hợp là hai dòng sản phẩm cao su chiếm thị phần nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc với 28,2% và 63,3% trong tổng số cao su nhập khẩu.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: Xuất khẩu cao su “bỏ trứng vào một giỏ” nhưng giá bán thấp nhất so với các đối thủ - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
image
Riêng về PHR: Doanh nghiệp đầu ngành Cao su sở hữu 15,277 ha đất cao su và 3 nhà máy sản xuất với tổng công suất thiết kế hơn 30,000 tấn/ năm. Thị trường xuất khẩu tới nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan…
Thứ ba là ngành sợi dệt (VGT) . Xơ sợi dệt của nước ta được xuất đi nhiều quốc giá trên thế giới, trong đó khách hàng Trung Quốc chiếm tỷ trọng nhiều nhất với 52%. Cụ thể trong tháng 9, xuất khẩu mặt hàng này sang Trung Quốc đạt 77.459 tấn với trị giá hơn 203 triệu USD, giảm 18,8% về lượng và giảm gần 20% so với tháng 8/2023. Tính chung 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 392.178 tấn xơ, sợi dệt các loại với trị giá 1,04 tỷ USD; kim ngạch hàng dệt, may đạt 484,81 triệu USD; kim ngạch vải mành, vải kỹ thuật khác đạt 8,25 triệu USD. Trong 9 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 647.862 tấn xơ sợi và thu về hơn 1,71 tỷ USD, tăng 18,1% về sản lượng nhưng giảm 2,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, Hiệp hội Dệt May Việt Nam và Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Dệt may Trung Quốc tăng cường trao đổi, hỗ trợ doanh nghiệp hai bên hợp tác đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng dệt may. Theo dự báo từ các chuyên gia, nhu cầu cho các mặt hàng ngành dệt may có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, do đó kỳ vọng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn kể từ giữa Q3.2023.

Tìm hiểu thêm thông tin tại:

Riêng về VGT: Tổng lượng xuất khẩu sợi sang Trung Quốc năm 2022 đạt 2,2 tỷ USD. Trong đó VGT là doanh nghiệp đầu ngành và có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc, chúng tôi ước tính chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thứ tư là ngành khu công nghiệp (VGC) . Trung Quốc luôn là quốc gia đứng đầu trong lượng vốn đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, vốn đăng ký từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2020 là 2,46 tỷ USD và năm 2021 là 2,92 tỷ USD. Trong đó, năm 2022 đạt 2,5 tỷ USD chiếm hơn 9% tổng lượng vốn đăng ký. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung quốc là quốc gia đầu tư nhiều thứ 2 vào Việt Nam với hơn 2,9 tỷ USD. Thời gian gần đây, các khu công nghiệp phía Bắc được các nhà đầu tư Trung Quốc tìm thuê cho hoạt động sản xuất thiết bị điện và năng lượng mặt trời…Lí giải cho việc này là vì: (1) vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc Việt Nam đang thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực sản xuất năng lượng mặt trời là do Việt Nam có vị trí tiếp giáp Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu thô và dây chuyền sản xuất; (2) vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc của Việt Nam có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, đi kèm lợi thế về giá đất công nghiệp cạnh tranh so với khu vực phía Nam, từ đó, tạo sức hút riêng của các tỉnh trong khu vực đối với nhà đầu tư Trung Quốc; (3) mức độ hội nhập kinh tế cao của Việt Nam là điều đáng chú ý. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ kinh tế, thương mại với khoảng 224 đối tác đến từ nhiều quốc gia và khu vực trên toàn thế giới. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam mở rộng sự hiện diện trên thị trường; (4) Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã đưa ra các ưu đãi về thuế và chiến lược năng lượng sạch để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tạo thêm hấp lực đầu tư tại Việt Nam trong tương quan với các thị trường lân cận Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với nhiều yếu tố hấp dẫn như lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chi phí lao động thấp. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi - tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho Việt Nam.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: Đầu tư từ Trung Quốc gia tăng, bất động sản công nghiệp phía Bắc được “săn tìm” - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Riêng về VGC: Doanh nghiệp đang có hơn 824 ha đất sẵn sàng cho thuê. Ngoài ra phần lớn diện tích đất năm ở phía Bắc chiếm ưu thế lớn khi hướng tới dòng tiền đầu tư của TQ.
Thứ năm là thủy sản (VHC). Thị trường Trung Quốc ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Những năm gần đây, Trung Quốc nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ và Nhật Bản. Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 66% - doanh số kỷ lục và tăng trưởng kỷ lục, sau khi giảm xuống còn 990 triệu USD năm 2021 do những hạn chế bởi dịch Covid. Mặc dù trong 9 tháng năm 2023, doanh thu thủy sản xuất khẩu sang thị trường này đạt 1 tỷ USD, giảm 18% so với cùng cùng kỳ năm 2022 do xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc gặp những vấn đề như các thị trường khác giảm giá, lượng tồn kho cao. Những mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là cá tra (chiếm 40%) và tôm chiếm 38% đều bị giảm giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc lần lượt tôm giảm 8%, cá tra giảm 27%. , XK cá tra phile đạt 290 triệu USD (-34% YoY) chiếm gần 67% tổng tỷ trọng. Tuy nhiên với kỳ vọng nhu cầu tại TQ dần hồi phục vào cuối năm sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng này dần được cải thiện. Một vài lí do cho điều này như sau: (1) Sự chuyển dịch trong đầu tư kinh tế ở Trung Quốc khi h tế siêu lợi nhuận và sinh lợi cao được quan tâm đầu tư nhiều hơn, do đó đầu tư cho nuôi trồng thủy sản giảm, xuất khẩu thủy sản của nước này cũng giảm dần trong những năm gần đây. Do thếm Trung Quốc sẽ có thể ngày càng phụ thuộc vào thủy sản nhập khẩu, giống mô hình của các nước phương Tây; (2) Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tích cực, nhu cầu thủy sản hồi phục; (3) Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, chi phí vận chuyển giảm.

Tìm hiểu thêm thông tin tại: Xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc còn nhiều dư địa lớn - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
image

Riêng về VHC: Doanh nghiệp đứng đầu ngành trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cá tra của VN (chiếm 15,4% tỷ trọng xuất khẩu cá tra). TQ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của doanh nghiệp này.