Em ít coi chart lắm, anh soi giúp em thử ạ ^^
Phiên nay break dc thì vào vòng mới.
Liệu phiên nay DPM và DCM có chỉnh tý không các bác? Em muốn nhập thêm để làm món đầu tư lâu dài.
Ai hóng cập nhập DPM chi tiết Hòa sẽ update ssau
Hoa oi, co the update them ca DCM khong?
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD NỔI BẬT TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM & ƯỚC
QUÝ 3/2021:
1. Sản lượng sản xuất:
Urea Phú Mỹ: đạt 341 ngàn tấn, hoàn thành 101% kế hoạch 6 tháng đầu năm, giảm 20% so
với cùng kỳ năm 2020 (svck).
Ước sản lượng Quý 3: 219 ngàn tấn.
NPK Phú Mỹ: đạt 78 ngàn, hoàn thành 108% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 39% svck.
Ước sản lượng Quý 3: 60 ngàn tấn.
UFC85: đạt 5,6 ngàn tấn, hoàn thành 101% kế hoạch 6 tháng đầu năm, giảm 17% svck.
Ước sản lượng Quý 3: 3.700 tấn.
NH3 sản xuất thương mại: đạt 31 ngàn tấn, hoàn thành 110% kế hoạch 6 tháng đầu năm,
giảm 14% svck.
Ước sản lượng Quý 3: 17,4 ngàn tấn
Với biễn biến tích cực từ thị trường, PVFCCo đã chủ động cân đối nguồn hàng, đặc biệt là
trong giai đoạn Nhà máy Đạm Phú Mỹ dừng bảo dưỡng tổng thể trong 32 ngày, nắm bắt nhu
cầu thị trường tiêu thụ để giá tăng sản xuất, tiêu thụ (đặc biệt là mặt hàng NPK) nhằm tiếp tục
mở rộng thị phần, giữ vững vị thế là nhà sản xuất và phân phối đứng đầu ngành phân bón trong
nước.
2. S/lượng bán
Kết quả kinh doanh các mặt hàng phân bón, hóa chất trong 6 tháng đầu năm và ước Quý 3 cụ
thể như sau:
Urea Phú Mỹ: đạt 372 ngàn tấn, hoàn thành 97% kế hoạch 6 tháng đầu năm, giảm 11% svck.
Ước sản lượng Quý 3: 157 ngàn tấn.
NPK Phú Mỹ: đạt 89 ngàn tấn, hoàn thành 132% kế hoạch 6 tháng đầu năm, tăng 105% svck.
Ước sản lượng Quý 3: 34 ngàn tấn.
Kinh doanh phân bón khác: đạt 102 ngàn tấn, hoàn thành 103% kế hoạch 6 tháng đầu năm,
tăng 15% svck.
Ước sản lượng Quý 3: 51 ngàn tấn
Trong tháng 7 các nhà máy sản xuất Urea trong nước hoạt động khá ổn định với sản lượng ước
đạt 210 nghìn tấn, tăng nhẹ 5 nghìn tấn so với tháng 6 (tháng 6 nhà máy Ninh Bình gặp sự cố
dài ngày). Sản lượng sản xuất Urea trong tháng 8 dự kiến đạt 205 nghìn tấn, giảm 5 nghìn tấn
so với tháng 7. Trong khi đó, sản xuất nội địa trong tháng 8 dự kiến tương đương tháng 7 do
các nhà máy chưa có lịch bảo dưỡng nên sẽ duy trì công suất ổn định hoặc giảm nhẹ trong
trường hợp tồn kho cao và nhu cầu nội địa yếu.
Dự kiến trong tháng 8, xuất khẩu Urea của Việt Nam vẫn chủ yếu sang thị trường Campuchia,
chủ yếu là từ nguồn cung Đạm Cà Mau. Sản lượng sản xuất lúa của Campuchia trong năm nay
tăng kéo theo lượng xuất khẩu Urea của Việt Nam sang Campuchia trong 7 tháng đầu năm
2021 tăng 31% (27 nghìn tấn) so với cùng kỳ năm trước
Diễn biến cung cầu trong nước 8 tháng đầu năm và dự báo xu hướng
Nhu cầu sử dụng Urea tại thị trường nội địa trong 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 1,02 triệu
tấn, tăng khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Trong Quý 1, nhu cầu Urea tương đương cùng kỳ tuy nhiên giảm nhẹ trong tháng 4 khi vụ Hè
Thu năm nay nông dân ở miền Tây xuống giống trễ hơn mọi năm. Trong 4 tháng đầu năm
2021, tiêu thụ Urea cho cây trồng đạt 510 nghìn tấn, giảm 1,8% (-10 nghìn tấn) so với cùng kỳ
năm 2020. Tuy nhiên, vẫn có những vùng trồng lúa xuống giống sớm hơn vụ Hè Thu năm
trước (Cần Thơ, Long An…) nên nhu cầu Urea trong tháng 5 và đầu tháng 6/2021 dự kiến tăng
mạnh. Lượng tiêu thụ Urea trong tháng 5 và 6 dự kiến đạt 190 nghìn tấn/tháng.
Về phía nguồn cung trong tháng 6, nguồn cung phục hồi khi các nhà máy sản xuất trong nước
đều sản xuất ổn định (không có lịch bảo dưỡng), đồng thời nhập khẩu cũng sôi động với các
đơn hàng đã ký sẽ tiếp tục được bổ sung về cảng miền Nam. Trong khi đó, tiêu thụ Urea vẫn
duy trì ở mức cao do nhu cầu chăm bón cho lúa, cây công nghiệp, cây ăn trái tại các khu vực.
Tồn kho Urea cuối tháng 6 dự kiến sẽ tăng nhẹ so với cuối tháng trước, tuy nhiên vẫn ở mức
thấp do đó vẫn là yếu tố giữ giá ở mức cao. Dự kiến tồn kho cuối tháng 6 tăng nhẹ lên mức 111
nghìn tấn.
Nhu cầu tiêu thụ trong tháng 8 sụt giảm mạnh do đã qua thời gian cao điểm mùa vụ và nhu cầu
nguyên liệu của các nhà máy sản xuất NPK cũng sụt giảm do một số nhà máy tại khu vực miền
Nam giảm công suất. Tồn kho Urea cuối tháng 8 tăng cao lên mức 238 nghìn tấn – mức tồn
kho cao nhất kể từ đầu năm 2021. Tồn kho tăng trong khi xu hướng giá Urea thế giới đầu tháng
8 có dấu hiệu giảm tại nhiều thị trường sẽ gây sức ép nên giá trong nước.
Sang Quý 2, giá duy trì ở mức ổn định trong đầu tháng 4. Tuy nhiên, nguồn cung sụt giảm khi
Nhà máy ĐPM và Đạm Hà bắc tiến hành bảo dưỡng và gí nhập khẩu tăng cao theo đà tăng của
giá thế giới nên đã đẩy giá Urea thị trường nội địa tăng cao kể từ cuối tháng 4 (tăng 600-800
đồng/kg so với đầu tháng 4). Tới tháng 6/2021, nhu cầu tại ĐBSCL giảm dần do nhu cầu chăm
bón cho lúa vụ Hè Thu đã xong, đồng thời nguồn hàng nhập khẩu tại khu vực miền Nam tiếp
tục tăng sẽ hạn chế đà tăng giá Urea.
Tới đầu tháng 7 giá Urea giao dịch tại Việt Nam tiếp tục tăng 10-14% so với trung bình tháng
6, sau đó đi ngang và có xu hướng giảm trong các tuần cuối tháng. Đầu tháng 7, giá Urea giao
dịch tại Việt Nam tiếp tục tăng và đạt mức kỷ lục so với nhiều năm trở lại đây. Nhiều nhà máy
tiếp tục đồng loạt tăng giá trong bối cảnh nguồn cung nhập khẩu hạn chế và giá thế giới tăng
cao. Tuy nhiên, vào nửa cuối tháng 7, dịch Covid-19 bùng phát đã làm chậm trễ và gián đoạn
một số hoạt động vận chuyển và bán hàng.
Dự báo xu hướng thị trường Urea trong ngắn hạn 2021
Dự kiến nhu cầu phân bón cho cây trồng tại miền Bắc và miền Trung sẽ ở mức thấp từ đầu
tháng 8 cho đến đầu vụ Đông Xuân (cuối tháng 9 và tháng 10), do đó chỉ có nhu cầu mua
nguyên liệu của các nhà máy NPK và nhà máy sản xuất keo gỗ. Ngoài ra, do dịch Covid-19
bùng phát nên hoạt động vụ lúa Hè Thu đã bị ảnh hưởng đáng kể, giá lúa gạo giảm
DAP
Thị trường DAP Việt Nam trong Quý 1 diễn biến chậm, giao dịch ít do giá chào bán đi ngang
ở mức cao và nhu cầu chưa tăng mạnh. Các nhà phân phối đã ký mua hàng trước với nhà cung
cấp nên vẫn nhận hàng ít tại các cảng, các đơn hàng mới chủ yếu với lượng nhỏ. Thị trường
nội địa thiếu vắng nhu cầu cho cây trồng. Tuy nhiên, nhu cầu tăng trở lại trong Quý 2 khi thị
trường vào vụ Hè Thu tại khu vực ĐBSCL, các nhà nhập khẩu đã tăng sản lượng nhập khẩu để
đáp ứng nhu cầu. Tồn kho cuối tháng 3 tăng 31 nghìn tấn so với đầu năm 2021, ước đạt 84
nghìn tấn. Về phía xuất khẩu, các nhà sản xuất tiếp tục trả các đơn hàng đã ký nên lượng xuất
khẩu trong Quý 1 đạt khoảng 20-25 nghìn tấn/tháng.
Sang Quý 2 (từ tháng 4 tới giữa tháng 5/2021), nguồn cung DAP nhập khẩu về Việt Nam vẫn
duy trì ở mức thấp. Nguồn cung nhập khẩu thấp nên giá DAP tăng nhẹ tại khu vực Tp. HCM
và Tây Nam Bộ, từ 14.500 – 15.500 đồng/kg.
Tới tháng 6/2021, nguồn cung DAP tiếp tục duy trì ở mức thấp trong bối cảnh hàng xuất khẩu
từ Trung Quốc mỏng do các nhà máy nội địa bảo dưỡng hoặc cắt giảm sản xuất trong khi sản
xuất nội địa sẽ tiếp tục duy trì với mức công suất thấp hiện tại. Nguồn cung mỏng và giá nhập
khẩu cao sẽ hỗ trợ giữ giá DAP cao mặc dù nhu cầu cho lúa Hè Thu ở ĐBSCL giảm dần.
Thị trường DAP tại Việt Nam trong tháng 8 tiếp tục trầm lắng do nhu cầu yếu và tồn kho tăng
trong khi giá nhập khẩu vẫn giữ ở mức cao.
Thị trường phân bón quốc tế:
Thị trường Urea thế giới
Thị trường Urea thế giới trong các tháng đầu năm 2021 liên tục tăng, ước tính tăng hơn 50%
so với cùng kì năm 2020. Giá khí tăng và một số nhà máy Urea lớn như QAFCO và SAFCO
dừng bảo dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá Urea tăng, bên cạnh đó là nhu cầu phân
bón và giá các loại nông sản đều tăng cao trong thời gian qua.
Từ tháng 1/2021, giá Urea tại thị trường Ai Cập bắt đầu tăng lên mức 327 USD/tấn so với 280
USD/tấn của tháng 12/2020. Thời tiết lạnh tại Trung Quốc làm nguồn cung khí cho sản xuất
Urea bị cắt giảm để ưu tiên cho sưởi ấm. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại thị trường Mỹ
hiến giá khí tăng và đẩy chi phí sản xuất Urea tăng cao. Trong khi đó, nhu cầu phân bón tăng
tại Trung Quốc và các thị trường lớn tiếp tục đẩy giá Urea lên đỉnh cao mới trong các tháng
tiếp theo. Gói thầu của Ấn Độ góp phần đưa mức giá Urea Nga tháng 3/2021 lên 350 USD/tấn
Fob, tăng 70 USD/tấn trong vòng 3 tháng đầu năm. Thị trường Urea tháng 4 khá trầm lắng khi
các nhà nhập khẩu do dự, giá điều chỉnh giảm nhẹ ở một số thị trường. Tuy nhiên trái ngược
với dự báo giảm giá, giá Urea trong tháng 5-6 tiếp tục tăng khi nhu cầu tăng cao, đặc biệt là tại
Mỹ, Châu Âu và Ấn Độ. Trong khi đó, giá nguyên liệu sản xuất và giá cước vận chuyển tăng
cao cũng là yếu tố hỗ trợ xu thế giá Urea đi lên.
Giá Urea trong tháng 6 đã vượt mức 400 USD/tấn Fob Trung Quốc và Trung Đông, đỉnh điểm
đạt hơn 480 USD/tấn Fob vào cuối tháng 7. Tuy nhiên chu kì tăng giá đã chững lại. Trong
tháng 8, giá Urea giảm nhẹ về mức 405-450 USD/tấn, do hầu hết các thị trường đã hết vụ chăm
bón, nhu cầu mua phân bón, dịch Covid diễn biến phức tạp tại khu vực Đông Nam Á cũng ảnh
hưởng lớn đến sức mua của các nước khu vực.
Thị trường Urea nội địa Trung Quốc 6 tháng đầu năm được hỗ trợ bởi nhu cầu cho sản xuất
NPK và kế hoạch cắt giảm công suất một số nhà máy Urea nhằm bảo vệ môi trường. Giá
Ammonia tăng cũng góp phần làm giảm công suất Urea để tăng sản lượng Ammonia để tăng
lợi nhuận. Giá Urea Trung Quốc đã tăng lên trên 410 USD/tấn Fob trong tháng 6 và kỉ lục đạt
475 USD/tấn vào cuối tháng 7 trước khi quay đầu giảm nhẹ trong tháng 8 theo xu hướng giá
thế giới do vào thấp điểm mùa vụ. Các bản tin phân bón thế giới đều dự báo giá Urea Quý
4/2021 sẽ tăng trước khi điều chỉnh giảm vào Quý 1/2022 khi nguồn cung được bổ sung nhờ
các nhà máy mới đi vào hoạt động. Ước tính sản lượng Urea của các dự án mới đi vào hoạt
động trong năm 2022-2023 đạt khoảng 5.7 triệu tấn/năm.
Thị trường DAP thế giới
Giá DAP thế giới đã tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2021 nhờ hỗ trợ từ giá nguyên liệu sản
xuất, cước vận chuyển tăng cao, nhu cầu tăng tại một số thị trường nhập khẩu và nguồn cung
hạn chế. Mức giá bình quân tháng 5-6/2021 cao hơn tới 80% so với cùng kì năm 2020. Tại Ấn
Độ, tồn kho DAP duy trì ở mức thấp chỉ hơn 2 triệu tấn, trong khi đó một số nhà máy DAP của
Ấn Độ đã hoạt động với công suất giảm do thiếu nguyên liệu, bảo dưỡng hoặc các vấn đề kỹ
thuật và dịch Covid-19. Ấn Độ dự kiến tăng 10% nhu cầu phân bón trong năm nay, riêng nhu
cầu DAP cho vụ Kharif sắp tới ước đạt 6,51 triệu tấn so với 5,16 triệu tấn cùng kì năm trước.
Ấn Độ đã phải chấp nhận mức giá lên tới hơn 570 USD/tấn cfr vào cuối tháng 5 – đầu tháng 6.
Tương tự, Bangladesh sau nhiều lần trì hoãn việc mở thầu từ cuối tháng 3, cũng đã mở thầu
mua 700 ngàn tấn DAP vào cuối tháng 5, góp phần hỗ trợ giá DAP tiếp tục tăng. Trong tháng
8 Ấn Độ và Pakistan đã phải mua vào ở mức 648-660 USD/tấn cfr và nhu cầu mua còn tăng
trong các tuần tới để đáp ứng đủ nhu cầu nội địa.
Thị trường DAP nội địa Trung Quốc trong tháng 5-6 tương đối ổn định, các nhà máy sản xuất
hoạt động khoảng 60% công suất. Giá nguyên liệu vẫn giữ xu hướng đi lên tiếp tục hỗ trợ giữ
chào giá ở mức cao. Nhu cầu nội địa yếu do hết vụ Xuân và vụ Hè không sử dụng nhiều
DAP, tuy nhiên nhu cầu tăng trở lại vào tháng 7 khi vào vụ lúa mỳ mùa thu. Nguồn cung hạn
hẹp nên Trung Quốc hạn chế xuất khẩu mặc dù nhu cầu xuất khẩu tăng. Giá xuất khẩu gần
nhất trong tháng 8 ổn định ở mức 620-625 USD/tấn fob.
Mặc dù giá DAP thế giới liên tục tăng từ đầu năm nay nhưng thị trường vẫn được hỗ trợ bởi
nhu cầu DAP cao nên dự báo xu hướng giá DAP thế giới thời gian tới vẫn là tăng.
Hòa gửi nhé !
Nay DPM phối rồi à các a ?
Khã năng DCM lên vượt đỉnh là khá lớn.
Hôm nay tăng xanh có 1 tí xíu.
hợp lý bác
Hôm trước update về DCM chưa nhỉ
Các bác có ai bán DCM chưa nhỉ
Dpm có vẻ còn 1 nhịp tăng nữa ạ
Bác Hòa so sánh 2 cháu DCM và DPM đi! Yêu cả hai cháu hay chỉ yêu một cháu nào được nhỉ?
Dcm dpm target bao nhiêu cụ?
để xem thôi, theo số thì có thể quý 3 chuẩn tăng trưởng cả 2. Để xem các doanh nghiệp này cam kết đúng số không nhé
Xem ra downtrend chăng cụ thớt.
Ddv kéo oách kaka
:)))) chịu đấy :)) bữa có ghi bài về DDV xong mua thử DPM :))) tự hủy
chà nghe bảo số dự phóng của DPM quý 3 chắc rơi tầm 400-450 tỷ. Số chi tiết update sau nhé