Nhóm xây dựng - một thời huy hoàng, cơ hội lấy lại vị thế cũ

Hòa đợi báo cáo năm sau sẽ có update cho mn về HBC. còn HTN có bac Mr_PC làm r nhé

12 Likes

11 Likes

Nhóm này coi bộ khỏe nhỉ, HBC đặt dự phóng khá đấy chứ

2 Likes

NGÀNH XÂY DỰNG - Một câu chuyện bỏ ngỏ và nhiều tranh cãi.

Cách đây khoảng 2 năm, vào khoảng 2019, trong 1 cuộc thi tài chính ở trường Đại học Ngân Hàng TPHCM - BUH (hay giờ đã đổi tên HUB), tên là FBAC, mình đã vô tình nghe 1 bài toán:

“Làm sao để Coteccon quay trở lại đà tăng trưởng như vốn có bằng hướng M&A ?”

Ngày ấy, Coteccon (CTD) là một doanh nghiệp vô cùng tên tuổi và vươn mình trở thành số 1 ngành XD, là một trong những doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam từng có với đà tăng trưởng kéo dài 4 năm, trong đó điểm rơi lợi nhuận đỉnh điểm vào 2016.
Một doanh nghiệp với cổ phiếu giá trên 200.000đ/cp, một dấu son vô cùng thú vị. Để rồi trượt dài trong khủng hoảng và rối loạn nhân sự và dần đánh mất bản thân.

Cũng rất lâu rồi, mình mới có dịp nói về nhóm ngành xây dựng này. Hy vọng chúng ta sẽ có góc nhìn đủ chi tiết về nhóm ngành này, để cùng nhau có thể đánh giá tiềm năng lẫn điểm quan ngại của nhóm ngành này, từ đó ra quyết định đúng cho bản thân nhé !

A/Những điều cần biết về nhóm đặc thù này

=> Văn Hóa thông tin trên bàn nhậu
Đây là cái tên mình tự đặt dựa trên góc nhìn lạ của minh. Mình là người rất thích dùng những hình ảnh để nói về một vấn đề khác. Với nhiều ngành nghề khác nhau, chúng ta sẽ có những góc nhìn rất khác nhau để biết đâu là điểm tựa để biến một doanh nghiệp tầm thường thành tăng trưởng thần tốc.

Với ngành xây dựng, đây là ngành rất quan trọng về một thứ là quan hệ. Nói tới đây, mình nghĩ sẽ có nhiều người hiểu hình ảnh mình muốn đề cập. Tại sao anh Dương ra đi để lại khoảng trống lớn cho doanh nghiệp trong mắt nhiều NĐT lớn. Đối với một lĩnh vực mà việc năng lực và khả năng đàm phán mang tính quyết định rất trọng yếu, vai trò ở BLĐ trong lĩnh vực xây dựng là vô cùng lớn. Những mối quan hệ, những cuộc đàm phán, khả năng vận hành đều phụ thuộc vào yếu tố BLĐ rất lớn, nhất là trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Hình ảnh bàn nhậu, chắc ai từng phải đi nhậu về công việc sẽ hiểu thứ Hòa nói.

Như vậy, để đánh giá một doanh nghiệp XD đủ tiềm năng, yếu tố đầu tiên phải có đánh giá chi tiết về ban lãnh đạo của doanh nghiệp có đủ tầm vóc và các mối quan hệ xung quanh họ ra sao.

=>> Cách ghi nhận doanh thu
Nếu bạn không hiểu về cách ghi nhận doanh thu của nhóm ngành đặc thù này, có thể bạn sẽ phải trả giá khá đắt.
Hiện tại có 2 cách phổ biến:
→ Theo tiến độ khối lượng công việc thật tế: Làm tới đâu ăn tới đó.
→ Thanh toán theo tiến độ thi công cụ thể: Sẽ có ngày để ghi nhận doanh thu cụ thể và bao nhiêu.

Ở đây chúng ta có vài vấn đề sau khi coi qua cách hạch toán:
1/ ghi doanh thu nhưng thật tế có ghi nhận ra tiền mặt hay không ?
2/ Làm sao biết chủ đầu tư đủ uy tiến mà thực hiện trả thầu đúng với cam kết ?
3/ Nếu không ghi nhận đủ tiền khi Chủ đầu tư chưa trả, DN làm gì để thầu tiếp khi Vốn lưu động thiếu ?
4/ Làm sao tiết giảm chi phí, cải thiện biên lợi nhuận khi DN xây dựng là bên sử dụng quá nhiều yếu tố đầu vào ?
5/ Làm sao để đánh giá chất lượng trúng thầu của doanh nghiệp ?

Giờ cùng nhau giải quyết từng vấn đề nhé !
Ở bài toán (1) + (2) +(3) chúng ta sẽ cùng nhìn nhận từ việc hạch toán Doanh thu:

Nếu doanh nghiệp theo cách đầu tiên, sẽ ra phần cash tương đối và hạn chế việc hụt mất khoản tiền, từ đó làm ảnh hưởng tới vốn lưu động và dòng tiền hoạt động kinh doanh chính. Đây từng là khác biệt lớn của CTD và HBC. Việc Doanh thu tạo ra tiền mặt nhiều sẽ giúp doanh nghiệp né các vấn đề nằm ở “khoản phải thu của khách hàng theo tiến độ xây dựng còn lại”.

Lấy ví dụ nhé:
Nếu thu 100 đồng theo tiến độ đề ra, nhưng DN chỉ làm được tới 90 đồng, 10đ chưa làm tới, thì 10 đồng kia sẽ để dưới dạng phải thu và doanh nghiệp xây dựng khi nào xây xong 10 đồng đó mới được thu tiếp tiền mặt từ khách hàng (hay gọi là chủ đầu tư). Tuy nhiên, hạch toán trên số liệu vẫn là ghi 100đ. Như vậy rủi ro xảy ra là nếu chủ đầu tư không hoàn thành việc trả tiền bất chấp doanh nghiệp xây dựng kia đã hoàn thành hạng mục thì chuyện gì xảy ra ? Đó là nợ xấu, đó là những vấn đề kèm theo tới việc thiếu hụt tiền mặt. Và điều này sẽ phải ép doanh nghiệp xây dựng kia phải đi huy động nguồn khác trám vào, chẳng hạn như vay nợ. Và các điều như chi phí kéo theo hay ảnh hưởng tới bảng cân đối là điều sẽ xảy ra

Case điển hình: (Hồi kết vụ việc kiện tụng giữa Hòa Bình và FLC: FLC đã tiến hành thanh toán đợt đầu tiên cho Hòa Bình, hoàn tất chi trả chậm nhất vào cuối tháng 7 - CỘNG ĐỒNG KINH DOANH VIỆT NAM)

Như vậy, việc chọn được sự uy tín từ khách hàng (chủ đầu tư) để nhận thầu và siết các vấn đề ghi nhận doanh thu sẽ là thứ NĐT sẽ phải check rất kỹ về nhóm này. yếu tố chọn chủ đầu tư, gói thầu, cách siết chặt chính sách phải thu khách hàng sẽ là nền tảng cốt lõi khi check số liệu.

Ở bài toán số (4), chúng ta đều thấy thực trạng hiện tại giá hàng hóa đang khá cao, nhất là các vấn đề xây dựng trong giai đoạn đầu năm 2021 vừa rồi. Điều này phần nào cho thấy yếu tố nguyên vật liệu đóng vai trò quan trọng và quyết định tới yếu tố chất lượng lợi nhuận + biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chúng ta chắc sẽ không quên CTD và HBC đã vươn mình như thế nào khi D&B triển khai.
Link cho ai chưa hiểu D&B:
(https://hbcg.vn/news/9531tongthaudblagicacyeutoquyetdinhthanhcongcuaduan.html)
Việc D&B đã giúp việc kiểm soát chi phí trở nên tốt hơn, doanh nghiệp cũng bám được sát tiến độ hơn rất nhiều với những gì sẽ làm, chủ đầu tư cũng vậy.

Công nghệ cao và các phương pháp mới, cách doanh nghiệp kiểm soát chi phí ở những giai đoạn khó khăn nhất sẽ giúp chúng ta đánh giá doanh nghiệp có đang thực sự tốt trở lại hay không.

Bài toán số (5): trúng thầu nhiều là điều tốt, đó ít nhất là yếu tố cơ bản để biết doanh nghiệp có đang tiếp tục nỗ lực làm cho doanh nghiệp mình có nhiều công việc hay không. Tuy nhiên cũng là con dao 2 lưỡi, khi cho thấy doanh nghiệp đang quá nởi lỏng chính sách nhận từ khách hàng. Việc nhận quá nhiều mà không kiểm soát chặt chẽ sẽ giống như “Đếm cua trong lỗ”. Vì vậy, phải coi thật kỹ các dự án trúng thầu và cách doanh nghiệp đó hạch toán và thu tiền ra sau với các dự án đó.
Ngoài ra, chúng ta còn có thêm điểm đó là dư địa trúng thầu của doanh nghiệp đang hướng tới phân khúc nào, mảng nào. Nếu như là mảng hết tiềm năng hay kén dự án mới phát triển, đó sẽ là ngõ cụt.
B/ Cùng nhìn lại những gì các doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Việt Nam đã trải qua trong năm 2021

Khó khăn của ngành

  • Chi phí nguyên vật liệu tăng quá cao => giảm biên lợi nhuận
  • Vấn đề xây dựng bị trì trệ do covid => không đạt được kế hoạch
  • Các yếu tố tài chính mất cân bằng => nợ vay tăng ngắn hạn

Triển vọng

  • Đẩy công suất trở lại để hoàn thành các dở dang bỏ ngỏ trong năm (điển hình là case HTN)
  • Một sự đổi chiều từ vấn đề nhận thầu khi có sự chuyển biến về nhận thầu sang hướng công nghiệp


giá trị hợp đồng ký mới củamột số công ty xây dựng trong năm 2021 lại tăng trưởng khá bất ngờ. Dựa trên nguồn tổng hợp dữ liệu của CBRE và Savills, nguồn cung mới và căn hộ bán được trong năm 2021 có thể giảm từ 7% -13% so với cùng kỳ chủ yếu do giãn cách xã hội trong Q3/2021. Trong khi đó, trong năm 2021 CTD và HBC ghi nhận khoảng 25 nghìn tỷ đồng và 18 nghìn tỷ đồng giá trị ký mới, lần lượt cao gấp 3,6 lần và 2 lần so với năm 2020. Giá trị hợp đồng mới tăng
trong năm 2021 một phần có thể là do bị trì hoãn từ năm 2020 do dịch covid. Điểm rơi vào 2022 khá nhiều nên chúng ta chờ xem sao nhé.
image

C/Từng doanh nghiệp
CTD: Mất nhiều hơn được
Điều đầu tiên, chúng ta phải thừa nhận rằng CTD đã trải qua một năm vô cùng tệ hại, trên phương diện là một công ty đầu ngành. Với những gì chúng ta thấy suốt quãng thời gian qua, từ việc tranh chấp ban lãnh đạo, mất tầm nhìn rõ ràng và trở nên mơ hồ, mọi thứ với CTD ở hiện tại vẫn chỉ dừng lại ở lời hứa và cam kết từ một BLĐ mà bản thân Hòa không thể đưa ra nhận định rõ ràng rằng họ có đang giúp doanh nghiệp trở lại hay không, rằng liệu BLĐ có đủ tầm vóc vực dậy 1 doanh nghiệp từng là ông lớn trên sàn như cách anh Dương đã làm. Chúng ta chỉ biết ở hiện tại, việc anh Dương bị ép rời bỏ để lại khoảng trống lớn cho những BLĐ chưa rõ năng lực sẽ dẫn dắt tới đâu. Chúng ta chưa có lời giải nên việc đầu tư vào CTD hiện tại sẽ tùy thuộc vào gu và đánh giá của từng NĐT vậy, còn với bản thân Hòa, do không nắm yếu tố cốt lõi, Hòa sẽ không chọn CTD ở hiện tại đến khi câu hỏi của bân thân được giải đáp.

Nhìn qua BCTC tí nhé:


KQKD sụt giảm và tệ vì phần lớn từ doanh thu có được kém và khả năng kiểm soát chi phí đang dần có vấn đề và thể hiện ngày một rõ ràng hơn sau khi BLĐ mới lên nắm. Đây không phải tình trạng diễn ra ở 1 quý mà đã diễn ra nhiều quý trước. Covid chỉ là tác nhân thúc đẩy yếu tố này trở nên rõ ràng hơn.
Điều này cũng góp phần khiến dòng tiền KD chính của CTD âm


Phải thu đang ở mức lớn nhưng gặp trục trặc ở vấn đề thu tiền. Với cách ghi nhận doanh thu của CTD thì đây sẽ phải note lại.

Tồn kho không quá nhiều, nhưng có 1 dự án Ecopark có thể chú ý. Tồn kho ở CTD cần phải có nhiều hơn so với mức này.

Hòa muốn update thêm về kế hoạch dài hơn của CTD, tuy nhiên hiện tại DN không có thông tin gì mới nên chắc chúng ta phải chờ thôi.

HBC: Sự kì vọng và quan sát
Điều đầu tiên, Hòa phải nói thẳng thắn, vì HBC cung cấp nhiều thông tin mới hơn, nên có thể Hòa sẽ nói nhiều hơn về HBC
Có vài điều chúng ta sẽ thấy ở gần đây:

  • Có thay đổi về chính sách chọn Khách hàng của HBC, đó là điểm cải thiện so với giai đoạn trước đây.
  • Giải quyết vấn đề tồn đọng như các khoản phải thu hay vốn đầu tư không hiệu quả ở các công ty đã và đang được thoái. Nếu để ý kĩ năm 2021 vẫn chưa thoái vốn thì khoản này sẽ được thoái vốn sau đó nên có thể là case để ý.
  • Chuyển đối lấy sinh khí: chúng ta thấy có 2 thứ mà HBC đã cho chúng thấy trước mắt:
    =>> Lộ trình kế hoạch doanh thu
    Doanh thu

=>> lấn sang sang thị trường nước ngoài và cơ cấu thay đổi như sau:


Thị trường hướng tới: Canada, Úc, Texas, Châu Âu.

(Khá tham vọng, đem lại kì vọng cũng như các vấn đề chưa có bài toán. Chúng ta cùng theo dõi xem sao nhé)


Doanh nghiệp đang hướng tới các mảng công nghiệp nhiều hơn

Một hướng đi khá thú vị và cũng không quá lạ khi HBC lại đặt kế hoạch tăng trưởng cao vậy. Bản thân Hòa thì thấy khá thú vị và hấp dẫn, tuy nhiên, yếu tố tracking vẫn nên có để bám sát tình hình.

BCTC của HBC: Hy vọng không phải những số liệu tức thời 1 quý và lời nói suông
Các động thái của HBC đã có những khác biệt khi rất cụ thể, khi họ nói thì họ làm. Điều này chính là lý do khiến HBC tăng giá từ 15 tới giá hiện tại. Liệu giá có tăng tiếp ? Nếu họ chứng minh số liệu tiếp tục có cơ sở, giá sẽ tăng. Và đây có thể là giai đoạn đặt cược hoặc không. Ở đây mình không bàn về chart, vì về chart thì mn có thể nói về phân phối hay gì đó. Nhưng nếu DN làm được chart sẽ tự khác. Nên nếu ai quan tâm tới cơ bản thì có thể coi và dựa vào đánh giá của bản thân mà quyết định nhé.


Một năm khó khăn vô cùng cho ngành nhưng bằng một cách rất hay nào đó, họ lại có KQKD khác biệt so với CTD. Và chi phí ta thấy HBC đã có cân chỉnh tương đối tốt giúp DN vẫn giữ được việc có Lợi nhuận dù không nhiều. Vấn đề covid 19 sẽ sớm qua và chúng ta sẽ xem liệu trong bối cảnh xấu nhất HBC đã có cách xử lý tốt thì khi trở lại chỉ cần ở mức bình thường, HBC sẽ làm được tốt hay không nhé.

Điểm thú vị thứ 2 là dòng tiền lại bắt đầu dương do khả năng đàm phán giữ bên đầu vào và đầu ra đang hợp lý, giúp DN có được khoản tiền từ Core. nếu kéo dài thêm vài quý thì sẽ ổn hơn, vẫn không có đánh giá dựa trên 1 quý.

khoản phải thu ở mức cao, nếu giảm được khoản này trong vài quý sắp tới sẽ ổn hơn ở mặt tiền mặt từ doanh nghiệp.

Một điểm cần lưu ý về hàng tồn kho, cho thấy tiến độ công trình của HBC còn tồn động.
Vay nợ của HBC tăng chủ yếu ở mục dài hạn.

một case khá thú vị khác là HTN, nhưng do đã có người viết về nó khá uy tín, Hòa sẽ để link ở đây nhé: HTN - Đầu tư vào HTN NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐỌC...Giá mục tiêu 8x, tăng 100% trong 2 - 3 năm tới!

6 Likes

có vẻ nhóm này vừa rồi sàn, nên viết giờ mn sẽ có tranh luận hơn nhỉ.

4 Likes

ai cần coi thì kéo xuống dưới nhé

3 Likes

Hay quá, cám ơn bác Hoà

2 Likes

Cuối năm ngoái em dính con PHC bị đạp cho lên bờ xuống ruộng a a

3 Likes

ukm, công nhận. ngành này nó dạng mơ hồ và phân hóa. anh đọc PHC có gì vui không ?

2 Likes

không nhìn chart nhé vì nó chi phối bởi cảm xúc khi mua bị thua lỗ, phải khách quan để nhìn ra nó có dư địa không. Nếu có giá cổ phiếu tự khắc kéo lên sau khi chiết khấu. Còn không có thì bỏ qua, không càn nhìn tới

3 Likes

Vâng. em cũng đang học cách ấy a. Mà nhiều khi cứ nhìn bảng điện nhiều nên tân lý ko được ổn ạ. PHC em thấy cơ bản thì ok a. Lợi nhuận ổn. Đợt này hàng pht về dính đúng đợt điều chỉnh nên chiết khấu nhiều quá a

2 Likes

đợt này cp nào cũng có khả năng chỉnh 30% về MA100 theo chart thì phải. Lý do hay mục đích các bên là gì thì anh k biết. Nhưng giờ phải đọc thôi tại cp bị chiết khấu vậy, nếu không đọc và hiểu càng nhiều, thì khi cp tăng mình sẽ bị đông trong thế chán nản

3 Likes

HTN thì năm nay vs năm sau có khi về 100x chứ 8x gì, nó có dự án núi sapung làm ngon quá trời

2 Likes

^^ công nhận :slight_smile:
1 like nhé bác

3 Likes

HBC khỏe nhỉ

2 Likes

chart thì đẹp r, giờ đợi thôi

2 Likes

Để ý thêm HTN nữa nhé bro

3 Likes

đồng ý

2 Likes

htn có người khác viết r nên em k viết thêm làm gì :slight_smile:

2 Likes