HTN – BỆ PHÓNG VỮNG CHẮC TỪ TẬP ĐOÀN HƯNG THỊNH LAND
=> Dư địa tăng giá là vô cùng lớn trên 100% từ 2 – 3 năm. Khuyến nghị MUA HTN quanh vùng giá dưới 45, chiến lược giải ngân từng lần.
I. HỆ SINH THÁI TẬP ĐOÀN HƯNG THỊNH
TẬP ĐOÀN HƯNG THỊNH gần 20 năm hình thành phát triển với hơn 100 dự án và hơn 4.500ha quỹ đất, cung cấp hơn 50.000 sản phẩm ra thị trường. Các dự án do TẬP ĐOÀN HƯNG THỊNH đầu tư và phát triển trải dài khắp cả nước, không chỉ dừng lại ở các thành phố trọng yếu như TP.HCM mà còn mở rộng ở các khu vực nhiều tiềm năng như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Định và Hà Nội.
Hình 1: Hệ sinh của Tập đoàn Hưng Thịnh:
Nguồn: Trang chủ hungthinhcorp.com.vn
Hiện nay, Hưng Thịnh Land đang có kế hoạch phát triển các dự án với quy mô 10 triệu mét vuông diện tích sàn (GFA) với tổng doanh thu kì vọng (GDV) lên đến 14,5 tỷ USD trong 5 năm tới. Với việc chi phí thi công và xây dựng thường chiếm từ 20-30% giá trị dự án, HTN có thể ghi nhận doanh thu tiềm năng vào khoảng 3-4 tỷ USD trong trung và dài hạn.
II. HƯNG THỊNH INCONS – LỢI THẾ CẠNH TRANH TUYỆT ĐỐI
1. Kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2016 – 2020
Trong bối cảnh ngành xây dựng trải qua giai đoạn khó khăn 2016 - 2020 khi hàng loạt ông lớn trong ngành như CTD, HBC liên tục sụt giảm mạnh cả về doanh thu và LNST (điều mà chúng ta sẽ tiếp tục so sánh sự khác biệt của HTN ở phần “Vị thế trong ngành”) thì HTN lại cho thấy sự tăng trưởng vững chải đáng kinh ngạc khi liên tục tăng trưởng tốt:
Bảng 1: KQKD của HTN giai đoạn 2016 – 2020:
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Trong đó, năm 2020, khi đại dịch bệnh Covid-19 bắt xuất hiện, HTN vẫn ghi nhận KQKD vô cùng tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 4.552 tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ, nhờ tiết kiệm giá vốn nên LNST đạt 376 tỷ đồng, tăng 101% so với năm 2019, trong đó LNST công ty mẹ là hơn 362 tỷ đồng, tương đương EPS đạt 10.962 đồng.
2. Giá trị Backlog cực lớn hơn 37 nghìn tỷ - đảm bảo tăng trưởng trung và dài hạn
Với lợi thế thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Hưng Thịnh, HTN hiểu rõ thiết kế sản phẩm của tập đoàn Hưng Thịnh và quy hoạch dự án ngay từ đầu giúp HTN giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Ngoài ra, HTN cũng sẽ giảm được sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường xây dựng, minh chứng cho điều đó là sự sụt giảm về KQKD của 02 nhà thầu lớn đó là CTD và HBC trong khi HTN liên tục tăng trưởng tốt.
Hình 2: Đòn bẩy mạnh mẽ từ hệ sinh thái Tập đoàn Hưng Thịnh:
Có thể thấy, động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2021 – 2025 là khá mạnh mẽ, thể hiện qua:
(1) Giá trị Backlog cực lớn hơn 37 nghìn tỷ cuối năm 2020 là động lực tăng trưởng chính trong 03 năm tới.
Với các dự án đã được kí kết, hứa hẹn dòng tiền mang về cho HTN trong giai đoạn 2021 – 2023 là vô cùng lớn. Trong đó năm 2021 sẽ còn gặp khó khắn trong việc triển khai các dự án, nhất là quý 3.2021 với việc giãn cách xã hội do dịch bệnh kéo dài. Sang 2022 và 2023, bức tranh tăng trưởng của HTN là vô cùng lớn khi nền kinh doanh 2021 là khá thấp, dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát vào cuối 2021 khi Vacxin sẽ được triển khai theo kế hoạch là 70% dân số đã tiêm mũi 2. Dòng tiền sẽ hạch toán như sau:
Bảng 2: Giá trị Backlog hơn 37 nghìn tỷ hạch toán trong giai đoạn 2021 – 2023:
Nguồn: hungthinhincons.com.vn, CTCK Rồng Việt
(2) Hưng Thịnh Land có KH phát triển hơn 10 triệu m2 tổng diện tích sàn với tổng giá trị doanh thu là 14.5 tỷ USD trong 5 năm tới.
3. Cú bắt tay chiến lược với Đèo Cả - Đón đầu làn sóng đẩy mạnh Đầu tư công
Ngày 31/12/2020, HTN đã ký hỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Đèo Cả, bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT). Đây được xem là cú bắt tay chiến lược với hướng đi được cho là khá đúng đắn bởi:
(1) Biên lợi nhuận gộp cả thiện mạnh mẽ: So với lĩnh vực kinh doanh chính của HTN là xây dựng công trình dân dụng khi biên LNG thường rơi vào 6 – 10% (thậm chí có thời điểm dưới 5%) thì mảng CSHT có mức biên LNG vào khoảng 10 – 15%. (So sánh các doanh nghiệp cùng ngành sẽ thể hiện ở phần “III. Vị thế…”)
(2) Giảm thiểu rủi ro: Điều này được thể hiện khá rõ khi các giá trị hợp đồng xây dựng của HTN đều đến từ tập đoàn Hưng Thịnh. Dù mức độ chắc chắn về các khoản thu là khá cao, cũng như dự án của tập đoàn mẹ là khá lớn. Tuy nhiên, bất động sản là ngành mang tính chu kỳ, nên rủi ro hệ thống từ thị trường chung là điều không thể tránh khỏi.
Hình 3: Thông tin về dự án Đèo Cả
Nguồn: hungthinhincons.com.vn
Về Tập đoàn Đèo Cả: Đèo Cả là một doanh nghiệp BOT khét tiếng với hàng loạt dự án trọng điểm trên cả nước, tổng mức đầu tư tính đến nay đã hơn 80.000 tỷ đồng. Một số công trình lớn của Đèo Cả bao gồm Hải Vân, Đèo Cả, Cù Mông…
III. DỰ BÁO VÀ ĐỊNH GIÁ
Cho năm 2021, dự đoán KQKD của HTN sẽ gặp khó khăn khi khả năng sụt giảm mạnh LNST so với cùng kì là khá cao, nhất là giai đoạn 02 quý cuối năm, bởi 02 nguyên nhân: (1) Dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh và kéo dài trong quý 3.2021; (2) Cũng trong quý 3, cùng kỳ 2020 ghi nhận LN khá lớn từ dự án Richmond City hơn 350 tỷ. Tuy nhiên, bước sang năm 2022 trở đi, triển vọng kinh doanh của HTN sẽ khá tươi sáng trong tình hình dịch bệnh kiểm soát và hàng loạt dự án được hạch toán vào KQKD:
Bảng 3: Dự phóng KQKD 2021 – 2022:
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và dự báo
Có thể thấy, mặc dù ghi nhận KQKD tăng trưởng khá tốt trong nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, bước sang quý 3, HTN sẽ chứng kiến sự sụt giảm mạnh như đã nói ở trên, dẫn đến doanh thu cả năm 2021 có thể vẫn tăng trưởng trên 30%, nhưng LN sẽ sụt giảm mạnh hơn 30% (Do biên LNG của BĐS như Richmond City là khá lớn >20%).
Dù vậy, bước sang 2022 và 2023, đà tăng trưởng của HTN sẽ bùng nổ trở lại với hàng loạt dự án trong điểm được triển khai như: Hải Giang Merry Land, Vũng Tàu Pearl, Hồ Tràm Complex….Qua đó, dự báo 2022, DT dự kiến đạt trên 10 nghìn tỷ, tăng 69% so 2021, LNST đạt 410 tỷ, tăng trưởng 60% và EPS đạt trên 8.200 đồng.
Note, về dự án Hải Giang Merry Land, đây là một dự án khá lớn, so với số dự kiến ban đầu là gần 2.4 nghìn tỷ, đến nay, con số ước tính đầu tư đã lên con số 3.5 nghìn tỷ, với tổng diện tích đầu 656 ha, trong đó 305 ha sẽ được sử dụng cho hoạt động trồng rừng và phát triển hệ sinh thái. Đáng chú ý, HTN cũng đang có phần góp vốn trong dự án này với con số hơn 300 tỷ:
( Link đính kèm: https://anlandpremium. vn/du-an/du-an-hai-giang-merry-land-quy-nhon/ , copy và bỏ dấu cách trước chữ “vn”)
Hình 4: HTN hợp tác đầu tư vào dự án Merry Land:
Nguồn: thuyết minh BCTC HN bán niên 2021 của HTN
Xét về vị thế trong ngành, HTN là một trong những doanh nghiệp vượt trội về các chỉ tiêu tài, nhất là khi so sánh với các nhà thầu xây dựng hàng đầu trong những năm gần đây như CTD, HBC…
Bảng 4: So sánh các chỉ tiêu tài chính của HTN với các doanh nghiệp trong ngành:
Nguồn: tác giả tự tổng hợp
Về nội tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, rõ ràng, HTN đang ở vị thế vô cùng vượt trội về các chỉ tiêu, nhưng định giá lại ở mức khá thấp so với mặt bằng chung: Vốn hóa đang ở mức trên 2.1 nghìn tỷ, trong khi trung bình các doanh nghiệp trong ngành ở mức 3 nghìn tỷ. Biên LNG trung bình 5 năm ở mức 10.8% trong khi nếu loại đột biến thì HTN sẽ ở mức phù hợp ngành quanh 8%. Về định giá PE lại đang ở rẻ hơn khá nhiều ở mức 5.9 lần, khi trung bình ngành nếu loại đợt biến là trên 13, trung bình 5 năm ở mức 4.4 lần, khi của ngành ở mức 12.6. Xét về mặt định giá theo PB, PE, ta có thể giả định như sau:
Bảng 5: Định giá HTN theo PP P/E và P/B:
Nguồn: Tác giả tự phân tích
**Với bảng trên, giá mục tiêu cho năm 2021 là HTN đạt 52,186 đồng/CP và 2022 là 88,966 đồng/cp. So với giá đóng cửa phiên 10/09/2021 tại 44,350 đồng, mục tiêu cho năm 2021 và 2022 tăng trưởng lần lượt là tăng 17.7% và 101% **
=> Dư địa tăng giá là vô cùng lớn. Khuyến nghị MUA HTN quanh vùng giá dưới 45, chiến lược giải ngân từng lần, chi tiết liên hệ!