Tây miệt mài gom TV2, cứ tốc độ này sắp full room rồi
E cơ cấu lại danh mục giữ lại 1 mã bđs 1 mã nữa là LCG a ạ. TCD e mua 23.9. LCG e mua 21.6. Giữ lại LCG thôi. Ăn tết sớm a ạ
Tết sớm thế, ngâm TV2 đi hàng hiếm đó tự dưng tây đang đòi múc full room kìa
Còn mỗi em HDG là lẹt đẹt thôi Anh.
LCG vừa nhắc lại CE biết làm sao anh ơi
TCD, LCG tím cả. Bác Linh ơi, gồng lãi mỏi hơn gồng lỗ rồi; tý nữa TV2 tím nữa thì chết mất. Bắt đền bác.
LCG cũng CE, rẻ hô các cụ xúc thì chê. Xanh tím lại đua =))
cân tây xong là rít
tây nay vã tiếp hơn 50K. có vẻ sau nhịp tăng nóng giờ các quỹ khó tìm hàng ngon nên chúng đang múc TV2 HAH như ăn vã nhỉ
Hàng loạt địa phương xin làm đường cao tốc trong gói phục hồi kinh tế
140.000 tỷ đồng trên tổng số 350.000 tỷ đồng trong chương trình phục hồi kinh tế - xã hội dự kiến được chi cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.Nhiều địa phương Điện Biên, Nam Định, Thái Bình, Bà Rịa Vũng Tàu xin làm cao tốc đi qua địa phương mình.
Theo Zing Thứ sáu, 7/1/2022, 10:33 (GMT+7)
Thảo luận về chính sách tài chính và tiền tệ trong chương trình phục hồi kinh tế, nhiều đại biểu Quốc hội ở các địa phương đề xuất ưu tiên xây đường cao tốc khi giải ngân gói này.
Với gói cơ sở hạ tầng, nhiều địa biểu Quốc hội ở địa phường đồng loạt đề xuất ưu tiên xây cao tốc qua địa phương mình.
Gói chính sách tài khóa và tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội dự kiện sẽ có giá trị khoảng 350.000 tỷ đồng, trong đó dự kiến chi khoảng 140.000 tỷ đồng cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Nội dung này thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu khi Quốc hội thảo luận về dự thảo các chính sách tài khóa và tiền tệ sáng 7/1.
Nhiều đại biểu Quốc hội ở các địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Nam Định, Điện Biên… đồng loạt xin ưu tiên sử dụng gói cơ sở hạ tầng này để xây dựng cao tốc qua địa phương.
Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, Nam Định, Điện Biên xin làm cao tốc
Đại biểu Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) dùng từ “tha thiết” để đề xuất ưu tiên xây dựng tuyến cao tốc nối Biên Hòa (Đồng Nai) với Vũng Tàu bằng hình thức đầu tư công, thay vì đầu tư theo đối tác công - tư (PPP) như được phê duyệt chủ trương ban đầu.
Theo ông Hùng, dự án đường cao tốc này được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư theo hình thức PPP năm 2021 với tổng mức khoảng gần 20.000 tỷ. Tuy nhiên, dịch bệnh gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong thu hút tài chính.
Dự án có vai trò đặc biệt quan trọng, phát huy liên kết vùng, nối các trung tâm kinh tế lớn như Bình Dương, TP.HCM và Đông Nai với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Mặt khác, đường này sẽ giúp kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành trong tương lai, thúc đẩy kinh tế của nhiều tỉnh phía Nam.
“Nếu làm bằng đầu tư công thì 2021-2023 có thể hoàn thành toàn tuyến”, ông Tâm Hùng nói.
Tương tự, các đại biểu đến từ Nam Định và Thái Bình đồng loạt xin ưu tiên xây dựng cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình nối với Hải Phòng và Quảng Ninh.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) đề nghị trong gói cơ sở hạ tầng cần ưu tiên những tuyến cao tốc mang tính quan trọng, giải quyết các điểm nghẽn của nền kinh tế. Bà Dung cho rằng cao tốc qua tỉnh Thái Bình sẽ giúp tỉnh này có nhiều cơ hội phát triển.
Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) cũng đề xuất đẩy nhanh tuyến đường này để giải quyết điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng. Dự án này dài 79 km, nằm trong quy hoạch đường bộ cao tốc Việt Nam, được phê duyệt năm 2016.
Nói về sự cấp thiết, ông Dũng cho biết hiện khu vực Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình chỉ có các tuyến theo hướng đông - tây nhưng chưa có tuyến tây bắc - đông nam, chưa có tuyến ven biển nào. Cao tốc sẽ giúp đẩy nhanh liên kết vùng, khai thác kinh tế biển, hỗ trợ tuần tra an ninh, quốc phòng.
“Qua các tỉnh này chỉ có quốc lộ 10 hiện đã quá tải. Chúng tôi thấy đầu tư tuyến này là rất quan trọng, cần thiết”, ông Dũng nói.
Cũng liên quan đến cao tốc, đại biểu Lò Thị Luyến (Điện Biên) đề nghị Chính phủ ưu tiên dùng tiền để làm cao tốc cho các vùng núi phía Bắc như Bắc Kạn - Cao Bằng, Sơn La - Điện Biên…
Kiểm soát để tiền không đổ vào bất động sản
Cũng trong phiên thảo luận, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) đề cập đến hiệu quả và cam kết sản phẩm đầu ra của chương trình. Đại biểu cho rằng mục tiêu cốt yếu của chương trình là chấp nhận bội chi, chấp nhận đi vay để sau một thời gian nhất định sẽ thu được chi phí lớn hơn.
“Vấn đề hiệu quả thực tế chương trình phải đạt được là trả lời câu hỏi: Với hơn 346.000 tỷ đồng, chúng ta sẽ thu lại kết quả gì? Và với mục tiêu như vậy, chương trình cần quy định rõ hiệu quả nguồn lực, hiệu quả đầu ra?”, bà Mai đặt câu hỏi.
Theo đại biểu, khi đối chiếu với nội dung nghị quyết, vấn đề này chưa được cụ thể hóa. Bà nhấn mạnh nếu không có cam kết về kết quả đạt được thì khó có thước đo chính xác để đánh giá hiệu quả.
Đại biểu Đoàn Hà Nội cũng kiến nghị cần bổ sung căn cứ nguyên tắc, tiêu chí cụ thể để phân bổ đầu tư nguồn lực tương ứng với từng gói chính sách.
Về danh mục dự án, đại biểu đề nghị tập trung vào 2 lĩnh vực cụ thể, gồm những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất do đại dịch và những ngành nghề có ý nghĩa thúc đẩy tăng trưởng quan trọng nhất.
“Chúng ta chấp nhận rủi ro nhưng cũng cần có những bước đi thực sự vững chắc, cốt lõi chúng ta cần đạt được là hiệu quả thực chất”, đại biểu nói.
Đại biểu Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng khi đầu tư y tế cơ sở thì phải có tiêu chí rõ ràng xã nào đạt tiêu chuẩn. Ông cho rằng nên nghiên cứu rà soát những xã đặc biệt khó khăn, có kế hoạch đầu tư trước. Đại biểu cũng cho rằng cần đầu tư cho trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện sẽ phát huy nhanh tác dụng hơn.
Đại biểu Hải cũng cho rằng cần hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, với gói tiền tệ gần 40.000 tỷ đồng, cấp bù lãi suất 2%/năm. Tuy nhiên, ông cho rằng cần có trọng tâm trọng điểm, vào những lĩnh vực chịu ảnh hưởng như du lịch, vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách, dịch vụ nhà hàng, khách sạn, ăn uống, tạo việc làm…
“Chúng ta cũng cần kiểm soát chặt chẽ việc hỗ trợ, tránh tiền đổ vào đầu tư bất động sản và những lĩnh vực rủi ro khác, làm cho suy giảm nền kinh tế”, ông nói.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu với quy mô thực hiện dự kiến trong năm 2022-2023.
Thứ nhất, Chính phủ đề xuất chi khoảng 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.
Thứ hai, chi khoảng 53.000 tỷ đồng để đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm.
Thứ ba, chi khoảng 110.000 tỷ đồng để hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Thứ tư, chi khoảng 114.000 tỷ đồng cho phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
Kịch bản cho mục tiêu net-zero và năng lượng tái tạo: không chỉ là tiềm năng
07-01-2022 - 16:27 PM | Doanh nghiệp
[Chia sẻ](javascript:
BÁO NÓI - 7:09
Tại Hội nghị COP26 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết net-zero cho Việt Nam vào năm 2050. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam cùng nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, thì kịch bản nào cho mục tiêu net-zero và vai trò của năng lượng tái tạo. Liệu có làn gió mới và thu hút dòng vốn đầu tư?
[TIN MỚI](javascript:void(0))
Sun Harbor Plaza – Kỷ lục bất động sản Hạ Long dịp cuối năm
Cuộc đua tới… Net-zero
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) đã diễn ra tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh từ ngày 31/10 đến 13/11/2021. Đây là Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, đồng thời là cuộc họp thứ ba của các bên tham gia Hiệp định Paris. Kết thúc Hội nghị, 197 nước đã thông qua Hiệp định Khí hậu mới (Hiệp định Glasgow) và mang lại hy vọng lớn cho nhân loại với mục tiêu giữ nhiệt độ khí quyển chỉ tăng thêm 1,5oC vào giữa thế kỷ 21 bằng việc cắt giảm mạnh phát thải khí nhà kính và tiến tới đạt mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính bằng “0” (net-zero) vào năm 2050.
Hiểu ngắn gọn, net-zero là đạt được sự cân bằng giữa lượng khí nhà kính phát thải vào khí quyển và lượng được hấp thụ tại một giai đoạn bất kỳ. Đến nay, có 137 quốc gia, đại diện cho 88% tổng lượng phát thải thế giới, gồm các nước phát thải lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng tới mục tiêu net-zero. Mỗi quốc gia tự đặt ra mốc thời gian để đạt mục tiêu này, phần lớn là vào năm 2050, một số ít ngoại lệ vào năm 2035 và muộn nhất vào năm 2070. Riêng Việt Nam, tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết net-zero cho Việt Nam vào năm 2050.
Vậy đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam với nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, mục tiêu liệu có khả thi? Những cam kết này sẽ mang lại những cơ hội và thách thức gì cho Việt Nam? Đâu là những điều kiện cần và đủ để chuyển hóa các cam kết chính trị thành những hành động cụ thể? Bằng cách nào? Do ai thực hiện? Nguồn lực ở đâu? Cần phải có đột phá gì, ở lĩnh vực then chốt nào? Tương lai phát triển của ngành năng lượng Việt Nam sẽ ra sao? Và năng lượng tái tạo có vai trò gì trong lộ trình hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 cho Việt Nam?
Và vai trò của năng lượng tái tạo
Để đạt được mục tiêu net-zero, mô hình dự báo tính toán các nguồn điện năng của Việt Nam cần được khử CO2 rất sâu, nguồn điện từ nhiên liệu hóa thạch chỉ còn chiếm 10% tổng công suất. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ, cần các biện pháp tham vọng để giảm đáng kể phát thải trong các lĩnh vực khác, đồng thời tăng cường hấp thụ CO2.
Tùy thuộc vào bản chất cũng như tính khả dụng công nghệ của từng ngành, sẽ có kịch bản mục tiêu giảm phát thải của từng ngành. Như chuyển đổi tối thiểu 85% phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang xe điện, cắt giảm 50% phát thải từ các hoạt động nông nghiệp, mức hấp thụ CO2 tăng lên 50%, đồng thời phát thải từ LULUCF giảm 30% so với BAU theo cam kết NDC.
Đối với sản xuất điện, tăng 90% nguồn điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ dựa chủ yếu vào các nguồn phi thủy điện, do tiềm năng các nhà máy thủy điện đã gần như được khai thác hết. Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo phi thủy điện khả thi nhất vẫn giới hạn ở năng lượng gió và mặt trời. Cơ cấu sản lượng ngày càng tăng của điện tái tạo đòi hỏi nguồn điện dự phòng ổn định để đảm bảo điều kiện vận hành an toàn của toàn hệ thống, do bản chất dễ thay đổi và khó dự báo của điện gió và điện mặt trời.
Theo như Dự thảo Quy hoạch điện 8 gần đây đưa ra kịch bản mới về năng lượng điện gió và các nguồn năng lượng tái tạo khác vào năm 2030 cụ thể: đạt 17 GW công suất lắp điện gió trên bờ; đạt 13 GW trong vòng 9 năm tới = 1,4 GW/ năm trên thị trường; được thúc đẩy bởi phương pháp Đấu thầu; đạt 4 GW mục tiêu lắp đặt điện gió ngoài khơi, nhưng GWEC cho rằng Việt Nam có thể đạt được mục tiêu từ 5 – 10 GW vào năm 2030. Trong giai đoạn 2030 – 2045 mục tiêu lắp đặt điện gió trên bờ là 38 GW tương đương 1,4 GW/ năm và ĐGKN là 36 GW tương đương 2,1 GW/ năm.
Ông Phạm Minh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital và cũng là Tổng Giám đốc BCG Energy, một đơn vị đã xem năng lượng mặt trời là mảng đầu tư chiến lược của mình tin rằng Việt Nam có cơ sở đạt mục tiêu net-zero và đủ điều kiện cho cuộc cách mạng năng lượng tái tạo những năm tới. “Cá nhân tôi rất ấn tượng trước thông báo của Việt Nam về mục tiêu để đạt net-zero vào năm 2050. Việc cam kết đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết mê-tan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu và là cơ hội cho Việt Nam phát triển”.
Theo ông Tuấn, Việt Nam đã nổi lên như một điểm nóng về đầu tư năng lượng sạch trong khu vực Đông Nam Á nhờ sự phát triển của điện mặt trời. Kể từ khi biểu giá FiT cho điện mặt trời đầu tiên được ban hành vào năm 2017, sự bùng nổ phát triển của điện mặt trời trong khoảng ba năm qua đã dẫn đến việc có thêm hơn 16 GW công suất điện. Trong 5 năm tới, các dự án điện gió dự kiến sẽ dẫn đầu trong việc bổ sung thêm công suất điện. Việc phát triển và triển khai các nhà máy điện tái tạo này sẽ tạo ra các cơ hội thương mại và việc làm tại Việt Nam. Sẽ có cơ hội cho sự đổi mới trong tương lai khi các công nghệ mới được phát triển và mở rộng quy mô để đạt net-zero cho đất nước.
Cá nhân tôi rất ấn tượng trước thông báo của Việt Nam về mục tiêu để đạt net-zero vào năm 2050. Việc cam kết đưa phát thải ròng về “0” và tham gia cam kết mê-tan đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu và là cơ hội cho Việt Nam phát triển"
Phạm Minh Tuấn - Phó Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital
Cuối tháng 7/2021, BCG Energy và Tập đoàn SP (công ty điện lực hàng đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương) đã bắt tay hợp tác với mục tiêu phát triển 500 MW điện mặt trời áp mái tại Việt Nam… Và mới đây nhất, ngày 9/12/2021, BCG Energy tiếp tục ký hợp đồng để phát triển các dự án năng lượng tái tạo lên đến 1.5 GW tại Việt Nam với Sembcorp Utilities (công ty con trực thuộc Sembcorp Industries – Top 30 doanh nghiệp lớn nhất trên Sàn giao dịch chứng khoán Singapore). Việc BCG liên tục ký kết hợp tác với các “ông lớn” quốc tế cũng cho thấy sức hút của năng lượng sạch và tầm nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, ông Phạm Minh Tuấn chia sẻ thêm: “Các khó khăn về hạ tầng truyền tải lưới điện hay chính sách chỉ là vấn đề trước mắt. Net-zero sẽ là đích đến chung của các quốc gia phát triển. Cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 cho thấy tầm nhìn đúng đắn của các doanh nghiệp chọn đầu tư vào mảng năng lượng. BCG xác định năng lượng là cuộc đua đường dài nên chúng tôi không vì một số khó khăn trước mắt mà thay đổi chiến lược kinh doanh”.
Đạt mức net-zero vào năm 2050 là một mục tiêu đầy tham vọng mà Việt Nam cần vượt qua một số thách thức. Trong đó có thách thức liên quan đến việc có được nguồn tài chính cần thiết để tạo điều kiện quá trình chuyển đổi năng lượng, tiếp đến là đưa các công nghệ mới vào Việt Nam để hỗ trợ quá trình chuyển đổi. Các chính sách và khuôn khổ pháp lý mới cần được phát triển để thu hút đầu tư cho các công nghệ hỗ trợ tích hợp năng lượng tái tạo này.
TV2 : Khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 85,800 đồng/cp
CTCP TV Xây dựng Điện 2 (TV2) giữ vị thế đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh và đầu tư các công trình điện như thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió. TV2 có nền tảng tài chính mạnh với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu quý 3/2021 chỉ ở quanh mức 9%. Đây là cơ sở giúp TV2 triển khai cùng lúc nhiều dự án. Mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 của TV2 sẽ tham gia làm chủ 500 MW nguồn điện.
Năng lượng tái táo cũng sẽ là hàng tránh lạm phát anh Linh nhỉ
Vừa phòng thủ vừa tấn công
Geg có vào tầm ngắm được không anh
GEG trước rẻ thì chiến giá này thì a ko sờ GEG đâu
Nền kinh tế dần mở cửa trở lại kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, các doanh nghiệp ngành điện dự báo sẽ có một năm kinh doanh tích cực hơn.
Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ đóng góp vào tổng sản lượng sản xuất thấp hơn nhiều so với tỷ lệ công suất lắp đặt là do hệ thống truyền dẫn chưa đủ tương thích để khai thác tối đa hiệu quả. Tuy vậy, việc đóng góp từ nguồn năng lượng tái tạo dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới khi các hệ thống lưới điện dần hoàn thiện.
Với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nhu cầu tiêu thụ, mảng năng lượng này có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với các nhà máy điện có chi phí sản xuất cao, đặc biệt là nhóm nhiệt điện.
Tháo gỡ “nút thắt”, đẩy tiến độ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
bandoc@baogiaothong.vn
21:17, 06/01/2022
Ngày 6/1, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đi kiểm tra và đốc thúc tiến độ cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây qua Đồng Nai, Bình Thuận.
Ngày 6/1, đoàn công tác Bộ GTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây và có nhiều chỉ đạo “nóng” tại công trường. Đây là buổi kiểm tra thực địa thi công lần thứ 2 của lãnh đạo Bộ trong 1 tháng qua.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông kiểm tra thi công tại nút giao kết nối cao tốc Long Thành ngày 6/1.
Tăng tốc thi công
Theo ghi nhận của PV, trên công trường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây không khí thi công những ngày đầu năm rất khẩn trương. Tại các gói thầu XL-03, XL-04, nhà thầu bố trí nhiều mũi thi công thảm nhựa mặt đường, cầu, hầm chui dân sinh trên dọc tuyến.
Quan sát cho thấy tại km99 do vướng mặt bằng nhà thầu chưa thể thi công cầu vượt kết nối vào nút giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (cao tốc Long Thành). Tại đây một số trụ cầu đã thi công xong, nhiều máy móc đã được huy động đến công trường nhưng chưa thể tiếp tục thi công hạng mục tiếp theo do vướng mặt bằng.
Play Video
Clip: Thi công cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua Đồng Nai
Báo cáo với Đoàn công tác Bộ GTVT ông Nguyễn Doãn Tân - Giám đốc điều hành dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết, hiện tại giá trị giải ngân năm 2021 đạt 2.116 tỷ/2,109 tỷ kế hoạch vốn (đạt hơn 100%),
Về mặt bằng đoạn tuyến qua Đồng Nai còn vướng 2 điểm tại huyện Cẩm Mỹ và huyện Thống Nhất. Cụ thể, còn vướng 7 hộ ở (km97, huyện Cẩm Mỹ), 4 hộ thuộc nút giao kết nối cao tốc Long Thành (km 99, huyện Thống Nhất). Hai vị trí này tồn tại hơn 1 năm qua, nhà thầu vẫn chưa được bàn giao mặt bằng sạch để thi công.
Tuy tiến độ chưa đáp ứng được kế hoạch sản lượng, nhưng với phương pháp tổ chức huy động đầy đủ máy móc, thiết bị, nhân lực. Đồng thời, các mỏ đất được cấp phép ngay trong tháng này thì tiến độ của dự án trong quý I/2022 có thể vượt tiến độ yêu cầu.
Đoàn công tác Bộ GTVT kiểm tra thi công tại gói thầu XL-03 qua huyện Xuân Lộc.
Đơn cử như tại gói thầu XL-03 trong 3 tháng gần đây tiến độ gói thầu có chuyển biến rõ rệt, nhà thầu đang thảm bê tông nhựa nhưng tiến độ chung vẫn chậm do phần nền đường thi công “xôi đỗ”.
Dự kiến nếu không có đất đắp nền trong tháng 1/2022 thì đến 3/2022 gói thầu tạm dừng (xong 15km hoàn chỉnh đến bê tông nhựa, 20km còn lại chờ khi nào có đất mới làm tiếp).
Về khó khăn vật liệu đất đắp sau khi có Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133 của Chính phủ đến nay Bình Thuận đã cấp được các mỏ vật liệu cung cấp đủ cho hai gói thầu XL-01, XL-02. Riêng tỉnh Đồng Nai đang hoàn thiện thủ tục để cấp phép. Trước tiến độ gấp rút của dự án, Ban QLDA Thăng Long yêu cầu các nhà thầu phải cử lãnh đạo thường trực chỉ huy bám sát tại công trường.
“Để đạt mục tiêu thi công xong tối thiểu 1 lớp cấp phối đá dăm, hoàn thiện cầu và cống trên tuyến cao tốc trước 30/6/2022. Ban đã đôn đốc chỉ đạo các nhà thầu, Tư vấn giám sát xây dựng kế hoạch thi công bù lại sản lượng bị chậm, thi công liên tục, tăng ca kể cả dịp Lễ, Tết”, đại diện Ban điều hành dự án cho hay.
Thi công thảm nhựa mặt đường tại gói thầu XL-03 qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai).
Thi công xuyên Tết bù tiến độ
Tại buổi kiểm tra công trường, các nhà thầu đều cam kết sẽ thi công không nghỉ dịp Tết Nguyên đán 2022. Đại diện nhà thầu cho biết hiện đang “gồng” và chấp nhận lỗ để thi công do ảnh hưởng dịch Covid-19 và giá vật liệu tăng cao đột biến trong gần 1 năm thi công.
Sau một năm triển khai, đã trải qua 2 đợt bị ảnh hưởng bởi Covid-19, dịch bùng phát dẫn đến hạn chế đi lại, cách ly diện rộng gây thiếu hụt nhân công. Trong khi đó tiến độ công trình không phải dừng lại nên nhà thầu phải thuê nhân công giá cao hơn so với bình thường 100%,
Từ khi bắt đầu thi công, nhiều loại vật liệu chính đã tăng giá đột biến như thép, đất đắp các loại, thực tế các nhà thầu đang phải bù lỗ để triển khai thi công.
Giá thép mua trên thị trường hiện nay cao hơn hơn 50%, vật liệu đắp nền đường tăng 35-40%, cát, đá các loại tăng hơn 60% so với thời điểm các nhà thầu tham dự đấu thầu.
Thi công cầu vượt tại gói thầu XL-02 qua huyện Hàm Tân (Bình Thuận).
Theo Văn phòng điều hành dự án cao tốc, hiện nay các nhà thầu đang kiến nghị tính toán chỉ số riêng để áp dụng cho dự án. Qua rà soát Ban thấy là phù hợp với tình hình thực tế về biến động giá vật liệu, nhân công trong quá trình triển khai. Theo đó kiến nghị Bộ GTVT, Bộ Xây dựng làm việc với địa phương để tính toán chỉ số Pn (chỉ số trượt giá) riêng phù hợp với thực tế triển khai.
Tại buổi kiểm tra hiện trường, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, hai gói thầu XL-01, XL-02 đoạn qua tỉnh Bình Thuận không gặp vướng mắt mặt bằng, vật liệu cộng thêm thời tiết khô ráo, thuận lợi các nhà thầu phải huy động cao độ nhân vật lực tăng tốc thi công.
Thứ trưởng lưu ý thời gian chính thức thi công còn lại không nhiều, yêu cầu Ban QLDA đôn đốc các nhà thầu bằng mọi cách huy động nhân lực, thiết bị, tập kết vật liệu đến công trường đẩy tiến độ thi công.
“Đối với các nhà thầu chậm tiến độ giao Ban QLDA rà soát hợp đồng, điều tiết khối lượng giữa các nhà thầu đảm bảo tiến độ chất lượng thi công. Các khó khăn vướng mắc phát sinh phải báo cáo kịp thời để kịp thời tháo gỡ đưa dự án hoàn thành đúng kế hoạch”, Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
BSC: Ba nhóm ngành và loạt doanh nghiệp hưởng lợi từ gói đầu tư công 113.800 tỷ đồng
21:26 | 09/01/2022[
Chia sẻ
](javascript:
Trong chương trình phục hồi kinh tế, gói đầu tư vào hạ tầng 113.800 tỷ đồng bao gồm 103.200 tỷ đồng đầu tư vào tuyến đường cao tốc Bắc - Nam dự báo sẽ kích thích lại nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế khi khoản tiền này được giải ngân hiệu quả và nhanh chóng.
CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa công bố báo cáo đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế 347.000 tỷ đồng đang được đề xuất trong kỳ họp bất thường của Quốc hội.
Đánh giá riêng về ảnh hưởng của gói đầu tư vào hạ tầng trị giá 113.800 tỷ đồng đến ngành và doanh nghiệp, BSC cho rằng gói đầu tư vào hạ tầng 113.800 tỷ đồng bao gồm 103.200 tỷ đồng đầu tư vào tuyến đường cao tốc Bắc - Nam sẽ kích thích lại nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế khi khoản tiền này được giải ngân hiệu quả và nhanh chóng.
Bên cạnh yếu tố tác động về kinh tế vĩ mô, các dự án này cũng sẽ tạo ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của các nhóm ngành hưởng lợi từ tuyến đường giao thông này. Cụ thể các nhóm ngành dự báo hưởng lợi từ gói đầu tư công trong Chương trình kích thích kinh tế là nhóm vật liệu xây dựng (ngành thép, xi măng, đá, cát, nhựa, nhựa đường); nhóm ngành thi công; nhóm ngành bất động sản (bất động sản dân cư, bất động sản khu công nghiệp).
Thông thường, quá trình xây dựng tuyến đường cao tốc sẽ chia thành ba giai đoạn.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu cho các dự án. Các doanh nghiệp xây dựng chuẩn bị các nguyên vật liệu xây dựng và đặt hàng nhóm các doanh nghiệp NVL xây dựng. Các doanh nghiệp NVL xây dựng, bao gồm xi măng, thép, đá, nhựa chuẩn bị, gia tăng sản xuất và giao hàng theo tiến độ đề ra giữa hai bên. Hiện tượng này sẽ dẫn đến sự tăng trưởng về KQKD của nhóm NVL xây dựng.
Nguồn: BSC.
Giai đoạn 2: Tiến hành thi công các dự án. Giai đoạn này sẽ chứng kiến sự gia tăng về doanh số thi công của các doanh nghiệp xây dựng nổi tiếng về mảng cơ sở hạ tầng. Đồng thời dựa theo nghị quyết 437/NQ-UBTVQH14, các tuyến đường cao tốc Bắc -Nam đều yêu cầu phải có trạm thu phí không dừng tại các chốt điểm quan trọng. Điều này cũng sẽ gây ảnh hưởng khả quan đến nhóm cổ phiếu thi công xây dựng các trạm thu phí BOT tự động.
Giai đoạn 3: Hoàn thành và đi vào hoạt động. Việc tuyến đường cao tốc đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng giá thành của các khu đất nối liền xung quanh tuyến đường này do mức độ tiếp cận dễ dàng và tốc độ đi lại của các phương tiên giao thông nhanh hơn. Các yếu tố cải thiện này khiến KQKD của các doanh nghiệp BĐS có các dự án lớn nằm trong vùng này được hưởng lợi rõ ràng.
Nguồn: BSC.
Sân bay Long Thành: Phó thủ tướng ‘thúc’ tiến độ, yêu cầu hoàn thành vào quý I/2025
Thông báo số 6/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại buổi kiểm tra tiến độ triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành nêu rõ, Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án quan trọng quốc gia, có quy mô rất lớn, yêu cầu kỹ thuật cao được Quốc hội và Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo.