Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

“Ép tê ết” vơ sần TWO! Đố a Linh vs ae ai đọc được:))))

1 Likes

CHỊU thôi chú ơi, nay tk tăng mạnh hơn hôm qua. Kết nạp thêm e Dược cho mùa dịch nó yên tâm :))

1 Likes

Em dược nào còn điểm vào vậy bác?

Hỏi này lộ hết. Phải hóng trong âm thầm chứ😋

Anh giả lời giúp đi

Đánh vần em dốt nhất

A chịu em oi. A giờ toàn ck vs vải vóc. Để năm tới lấy vk thôi. E phải hỏi or ib cho anh Linh chứ

1 Likes

Anh ý đang bận trả lời em khác rùi.

DBD canh các a rung mà vào hàng, tích luỹ từ 3.20 đến nay mới vượt cản :slight_smile:

2 Likes

Cần ng dạy alphabe! :stuck_out_tongue_winking_eye:

1 Likes

Em cám ơn bác.

Em quê lúa, nhà k có ngọn núi nào, bác cứ cao sang là em k muốn hiểu.

Úi chà. Ép tê ét phê vậy cơ hả bác :heart_eyes:

Mình chém gió đó. :rofl::blush:

FTS cao lắm dồi anh

Bạn đọc lại để hiểu đúng ý😕

A có khuyến nghị gì đâu e oi

1 Likes

Ngày nào e cũng đi tàu ngầm hóng các bác chém mà ong thủ. Có lẽ e hiểu lầm ý bác òi :crazy_face:

các a muốn chốt lời thép hay sao bơm tin kinh vậy :smiley:

VDSC cho rằng giá thép cán nóng (HRC) của Hòa Phát (HPG) trong quý 3 tiếp tục tăng lên 960 USD/tấn và duy trì ở mức 900 USD/tấn trong quý 4/2021. Do đó, HPG có thể đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 38,5% trong 6 tháng cuối năm nay.

HPG: Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát

Giá hiện tại

50.4

Thay đổi

0.0 (0.0%)

Cập nhật lúc 15:15 Thứ 4, 18/08/2021

Xem hồ sơ doanh nghiệp

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Góc nhìn CTCK: Thận trọng trong ngày đáo hạn phái sinh, nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường

Góc nhìn CTCK: Thận trọng trong ngày đáo hạn phái sinh, nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát thị trường

  • Nhựa An Phát Xanh (AAA) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền và chia cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ 15%

Nhựa An Phát Xanh (AAA) chốt danh sách trả cổ tức bằng tiền và chia cổ phiếu thưởng tổng tỷ lệ 15%

  • Đơn vị thành viên thuộc TNG Holdings muốn bán 8 triệu cổ phiếu MSB

Đơn vị thành viên thuộc TNG Holdings muốn bán 8 triệu cổ phiếu MSB

Trong báo cáo mới công bố, CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá, hầu hết các ngành đều báo cáo mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2021 chủ yếu dựa trên mức thấp của năm ngoái. Đáng chú ý, ngành thép tăng mạnh do giá nhiều loại hàng hóa liên quan tăng mạnh, nguyên nhân đến từ cầu phục hồi và trong khi chuỗi cung ứng bị giãn đoạn.

Ngành thép hưởng lợi chủ yếu từ xuất khẩu khi cầu nội địa giảm sút

Đối với triển vọng ngành thép, kỳ vọng đà tăng giá kéo dài của một số loại hàng hóa có thể tiếp tục là trợ lực, đặc biệt là yếu tố từ thị trường ngoài nước. Theo VDSC, các nhà sản xuất của Việt Nam sẽ hưởng lợi khi áp lực cạnh tranh giảm và giá thép duy trì ở nền cao cho đến nửa đầu năm 2022 do chi phí sản xuất tăng và sản lượng giảm ở Trung Quốc; trong khi nhu cầu tại thị trường Mỹ và EU vẫn mạnh mẽ.

Nửa đầu năm 2021, bối cảnh giá nguyên liệu tăng đã góp phần làm tăng giá thép. VDSC dự báo giá quặng sắt có thể duy trì ở mức 160 USD/tấn vào năm 2022, vì vậy chi phí sản xuất gang lỏng từ lò BOF sẽ tiếp tục ở mức cao và giá thép khó có thể giảm.

Trong 6 tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022, nhu cầu thép ở châu Âu được dự báo sẽ tăng, đạt 10,2% vào năm 2021 và 4,8% vào năm 2022 sẽ hỗ trợ xuất khẩu tôn mạ của các doanh nghiệp Việt. Các biện pháp tự vệ của EU được gia hạn đối với thép nhập khẩu, chủ yếu nhắm vào đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi các nhà sản xuất Việt Nam như NKG, HSG đã nhận đủ đơn đặt hàng cho đến tháng 11.

Chênh lệch giá HRC giữa EU và Việt Nam ngày càng nới rộng và dao động trong khoảng 300-530 USD/tấn, từ đây ước tính biên lợi nhuận gộp của các nhà xuất khẩu thép ở Việt Nam có thể dao động từ 15%-25% trong nửa sau năm 2021, sau đó giảm xuống khoảng 14% vào năm 2022, tuy vậy vẫn cao hơn so với giai đoạn 2018-2019.

VDSC: Mảng thép cán nóng (HRC) duy trì tích cực nhờ cầu xuất khẩu trong khi thép xây dựng nếm mùi Covid-19 nửa cuối năm 2021 - Ảnh 1.

Mảng tiêu thụ thép cán nóng (HRC) sẽ tích cực nhờ nhu cầu mạnh mẽ của các nhà sản xuất hạ nguồn. Theo đó, giá bán HRC trong quý 3 vẫn ở mức cao nhờ nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ sang các thị trường EU-Bắc Mỹ - những thị trường vốn cấm thép có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trong năm 2022, VDSC kỳ vọng mức tiêu thụ HRC sẽ vẫn ở mức cao và mức chênh lệch giá thép cao giữa châu Âu-Bắc Mỹ và Việt Nam cho phép HPG và Formosa xuất khẩu với lợi nhuận cao khi giá thép cạnh tranh. Do đó, HPG và Formosa vẫn sẽ có lợi nhuận và sản lượng tiêu thụ cao trong 6 tháng cuối năm 2021 ở mảng HRC.

Trái ngược, mảng thép xây dựng sẽ yếu về nhu cầu trong ngắn hạn cùng chi phí sản xuất tăng sẽ đặt áp lực lên biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất thép xây dựng trong nửa cuối năm nay. Tiêu thụ có thể phục hồi trong quý 4 nhờ yếu tố mùa vụ và các dự án bị hoãn lại trong quý 3, tuy nhiên, vẫn phụ thuộc vào tình trạng dịch bệnh. Phải bước sang năm 2022, sau dịch bệnh thì nhu cầu mới có khả năng phục hồi.

VDSC: Mảng thép cán nóng (HRC) duy trì tích cực nhờ cầu xuất khẩu trong khi thép xây dựng nếm mùi Covid-19 nửa cuối năm 2021 - Ảnh 2.

Hòa Phát (HPG) duy trì lợi nhuận tốt nhờ giá thép cao và nhu cầu HRC mạnh

VDSC nhận định, giá thép cán nóng (HRC) của HPG trong quý 3 tiếp tục tăng lên 960 USD/tấn, đồng thời kỳ vọng có thể duy trì ở mức 900 USD/tấn trong quý 4/2021. Do đó, HPG có thể đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 38,5% trong 6 tháng cuối năm nay.

Tuy nhiên, mảng thép xây dựng không được đánh giá khả quan khi nhu cầu có thể suy yếu trong nửa cuối năm do tác động của các biện pháp kiểm soát đại dịch. VDSC ước tính doanh thu và LNST nửa cuối năm của HPG đạt lần lượt 77.000 tỷ đồng (+53%YoY) và 16.300 tỷ đồng (+ 93%YoY).

VDSC: Mảng thép cán nóng (HRC) duy trì tích cực nhờ cầu xuất khẩu trong khi thép xây dựng nếm mùi Covid-19 nửa cuối năm 2021 - Ảnh 3.

Hoạt động xuất khẩu tôn mạ đem về lợi nhuận cho Hoa Sen (HSG)

Tại HSG, nhu cầu mạnh mẽ từ nước ngoài sẽ cho phép doanh nghiệp này vận hành các nhà máy tôn mạ ở mức công sức tối đa trong nửa sau của năm 2021. Công ty đã nhận đủ đơn đặt hàng ở nước ngoài để sản xuất cho đến tháng 11-12, theo đó sản lượng xuất khẩu trong quý 4 có thể tăng 10% so với quý trước, trong khi sản lượng tiêu thụ tại thị trường nội địa có thể giảm 11%.

Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp xuất khẩu có thể tăng lên 19,5% trong quý 4. Sản lượng xuất khẩu sang các thị trường có mức sinh lời cao như EU và Mỹ có thể tăng 120% so với quý trước lên mức 183.000 tấn trong quý 4. VDSC kỳ vọng rằng sản lượng xuất khẩu của HSG có thể đạt 1,1 triệu tấn trong năm tài chính 2021-2022, giảm nhẹ 4% nhưng vẫn ở mức cao so với các năm trước. Kịch bản kinh doanh của HSG trong năm tài chính 2020-2021 là doanh thu đạt 13.095 tỷ đồng (+57% YoY) và LNST đạt 1.100 tỷ đồng (+144% YoY).

VDSC: Mảng thép cán nóng (HRC) duy trì tích cực nhờ cầu xuất khẩu trong khi thép xây dựng nếm mùi Covid-19 nửa cuối năm 2021 - Ảnh 4.

Thép Nam Kim (NKG): Xuất khẩu là động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh thị trường nội địa suy yếu, hoạt động xuất khẩu mạnh sẽ bù đắp khi NKG đã nhận đủ đơn đặt hàng xuất khẩu cho đến tháng 11, cho phép các nhà máy hoạt động hết công suất trong năm 2021. NKG có thể đạt mức lợi nhuận xuất khẩu cao trong nửa cuối năm nay so với cùng kỳ do doanh nghiệp đã tích lũy được một lượng lớn HRC ở mức giá thấp trong tháng 6, cùng với chênh lệch giá HRC giữa Châu Âu và Việt Nam ngày càng nới rộng.

Hiện tại, NKG đang xây dựng nhà kho mới và chuyển dây chuyền sản xuất ống thép sang nhà máy mới, nâng công suất ống thép thêm 80% lên 330.000 tấn. VDSC đưa ra dự báo doanh thu và LNST lần lượt đạt 16.350 tỷ đồng, + 140% và 1.160 tỷ đồng, + 390% YoY trong nửa cuối năm 2021. Lãi ròng cả năm dự phóng đạt 2.260 tỷ đồng.

VDSC: Mảng thép cán nóng (HRC) duy trì tích cực nhờ cầu xuất khẩu trong khi thép xây dựng nếm mùi Covid-19 nửa cuối năm 2021 - Ảnh 5.

5 Likes

Từ Mỹ đến Trung Quốc thị trường thép đang nóng hơn bao giờ hết, đây là lý do vì sao nói Hoà Phát đang đứng trước cơ hội ‘trăm năm có một’

18-08-2021 - 17:35 PM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ114](javascript::wink:

BÁO NÓI - 7:56

Từ Mỹ đến Trung Quốc thị trường thép đang nóng hơn bao giờ hết, đây là lý do vì sao nói Hoà Phát đang đứng trước cơ hội 'trăm năm có một'

Giá thép HRC tại Mỹ có thể đạt mức đỉnh 2.000 USD trong quý 3; tại Trung Quốc những cam kết cắt giảm khí thải khiến quốc gia này đang giới hạn sản lượng sản xuất và hạn chế xuất khẩu; cơ hội cho các nhà sản xuất trong đó có tại khu vực Đông Nam Á như Hoà Phát rộng mở.

Giá HRC tại Mỹ tăng 220% từ đầu năm 2020, dự báo đạt đỉnh trong quý 3

Giá thép đã tăng gần 220% kể từ ngày 1/1/2020. Mức giá chuẩn cho thép cuộn cán nóng (HRC) chạm 1.880 USD vào cuối tuần trước. Trước khi đại dịch diễn ra, mức giá dao động chỉ từ 500 – 800 USD.

Từ Mỹ đến Trung Quốc thị trường thép đang nóng hơn bao giờ hết, đây là lý do vì sao nói Hoà Phát đang đứng trước cơ hội trăm năm có một - Ảnh 1.

Giá HRC đã tăng gấp 3 lần từ đầu năm 2020

Giá thép “cắt cổ” thúc đẩy mức giá bán của mọi thứ, từ ô tô, bàn là, lò nướng… Nhu cầu cao với các sản phẩm sử dụng nguyên liệu thép dẫn đến tình trạng thiếu thép tại Mỹ.

Khi đại dịch lần đầu diễn ra, các bang đã tiến hành đóng cửa nghiêm ngặt khiến các nhà máy thép giảm sản lượng. Người Mỹ kẹt ở nhà bắt đầu sử dụng tiền đi du lịch, ăn uống chi cho đồ dùng trong nhà, bao gồm các loại máy móc. Thêm vào đó, việc bùng nổ xây dựng nhà cửa cũng làm tăng nhu cầu với các thiết bị này. Sự kết hợp giữa nhu cầu tăng cao và nguồn cung ở mức thấp khiến giá cả leo thang.

Các ông lớn trong ngành sản xuất thép như United Steel Corporation và Cleverland – Cliffs năm ngoái đã mua lại SK Steel với giá 1,1 tỷ USD và các nhà máy của ArcelorMittal (Mỹ) với giá 1,4 tỷ USD để tăng cường năng lực sản xuất. Tuy nhiên, kế hoạch này bị đình trệ bởi thị trường lao động ngày càng thắt chặt.

Chuyên gia về thép tại Fastmarkets nói với Fortune: “Việc bổ sung năng lực sản xuất thép của Mỹ tiếp tục bị trì hoãn, các nhà máy gặp nhiều gián đoạn so với kế hoạch ban đầu. Việc tìm nguồn cung ứng và lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra tác động sâu rộng. Do đó, việc xây dựng và khởi động các dự án sản xuất thép mới không tránh khỏi thách thức”.

Fastmarkets dự báo giá thép HRC có thể đạt đỉnh trong quý 3 (khoảng 1.900 – 2.000 USD/tấn). Sau đó sẽ có sự điều chỉnh giảm nhẹ vào năm 2022 khi các nhà máy bắt kịp nhu cầu. Tổ chức này cũng đưa ra dự báo giá HRC sẽ ở mức trung bình 1.250 USD/tấn trong năm tới.

Nhưng ngay cả khi HRC giảm xuống 1.250 USD, mức điều chỉnh rơi vào khoảng 34%. Một mặt hàng khác đã tăng mạnh từ sau đại dịch là gỗ xẻ đã giảm 71% từ mức đỉnh tháng Năm năm nay.

Từ Mỹ đến Trung Quốc thị trường thép đang nóng hơn bao giờ hết, đây là lý do vì sao nói Hoà Phát đang đứng trước cơ hội trăm năm có một - Ảnh 2.

Giá gỗ gần như “sụp đổ” kể từ mức đỉnh tháng 5, nhưng điều này sẽ không đúng với thép

Theo Fortune, giá thép sẽ không đi theo bước chân của gỗ vì ít phụ thuộc vào các dự án DIY (Do It Yourself). Nhiều ngành thâm dụng thép đang chứng kiến nhu cầu cao hơn khi nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Thậm chí nhu cầu thép có thể tăng lên. Một khi tình trạng thiếu chip toàn cầu được giảm bớt, các nhà sản xuất ô tô sẽ như được “tháo gông” có thể tăng cường sản xuất. Điều này dẫn đến nhu cầu thép là rất lớn.

Trung Quốc cắt giảm mạnh sản lượng trong cuộc chiến biến đổi khí hậu

Trung Quốc đang thực hiện những cam kết hạn chế ô nhiễm công nghiệp sau khi sản lượng thép tăng cao nửa đầu năm khiến lượng phát thải tăng cao.

Nước này sẽ hạn chế sản lượng thép thô trong năm nay ở mức không cao hơn 1,065 tỷ tấn của năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó, các nhà sản xuất thép sẽ phải cắt giảm sản lượng khoảng 10% trong thời gian còn lại của năm 2021 so với mức kỷ lục nửa đầu năm (tính toán của Reuters).

Từ Mỹ đến Trung Quốc thị trường thép đang nóng hơn bao giờ hết, đây là lý do vì sao nói Hoà Phát đang đứng trước cơ hội trăm năm có một - Ảnh 3.

Trung Quốc dự kiến cắt giảm 10% sản lượng thép trong nửa cuối năm

Tuy nhiên, với việc giá thép ở gần mức cao kỷ lục trong bối cảnh bùng nổ xây dựng và sản xuất nhờ các biện pháp kích thích, bất kỳ sự cắt giảm nguồn cung bắt buộc nào cũng có thể thúc đẩy lạm phát nguyên liệu thô, khiến giá thép sản xuất tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Các nhà phân tích cho rằng, sẽ không dễ dàng để Trung Quốc cân bằng mục tiêu phát thải và mục tiêu kinh tế; nhưng họ sẽ cố gắng giảm bớt tình trạng thiếu hụt nguồn cung, tăng thuế xuất khẩu và tăng lượng nhập khẩu.

Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất thế giới, đóng góp gần 31% lượng khí thải carbon toàn cầu (theo BP). Vì thế, quốc gia này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định có thể đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải trên toàn cầu hay không. Ngành thép với nhu cầu điện năng khổng lồ, chiếm khoảng 15% tổng lượng khí thải nhà kính của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng việc cắt giảm sản lượng nếu được thực thi nghiêm ngặt có thể dẫn đến thiếu hụt nguồn cung trên thị trường Trung Quốc.

Để đối phó với điều này, Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu thép hai lần trong ba tháng, dỡ bỏ các khoản giảm thuế xuất khẩu với gần 170 sản phẩm thép.

Dù vậy, vẫn còn khoảng trống giữa cung và cầu, được tính toán vào khoảng 5% trong nửa cuối năm.

Phân tích của Jinrui Capital cho rằng, xung đột cung cầu sẽ khiến giá thép tăng ở mức cao. Những một số ý kiến cũng tỏ ra ít bi quan hơn về tác động của cắt giảm sản lượng đến giá thép.

Nhà sản xuất thép số một Đông Nam Á chớp lấy cơ hội

Cây viết của Nikkei Asia cho rằng động thái siết chặt sản lượng của Bắc Kinh với các nhà sản xuất thép tạo điều kiện cho các công ty Đông Nam Á như Hòa Phát của Việt có cơ hội mở rộng.

Hoà Phát hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á và đang có kế hoạch khởi công lò cao tổng mức đầu tư 3,7 tỷ USD vào đầu năm 2022.

Chủ tịch Hòa Phát – ông Trần Đình Long nói rằng, nhu cầu thép là rất lớn ở Việt Nam, do đó có sự tin tưởng vào khoản đầu tư này.

Lò cao mới có thể giúp Hòa Phát bổ sung thêm 5,6 triệu tấn thép (tăng 70%) vào công suất hàng năm, lên mức 14 triệu (bao gồm 4,6 triệu tấn HRC và 1 triệu tấn thép thanh, thép dây).

Động thái của Hòa Phát một phần đến từ việc Trung Quốc đang cắt giảm xuất khẩu thép. Quốc gia tỷ dân là nơi sản xuất gần 60% lượng thép thô toàn cầu. Những năm trước đây, sản phẩm thép Trung Quốc giá rẻ tràn ngập thị trường Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.

Điều này kết hợp với sự hồi phục kinh tế toàn cầu sau đại dịch đã tạo động lực lớn cho nhà sản xuất thép Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, Hòa Phát sản xuất 4 triệu tấn thép thô, tăng 55% so với cùng kỳ. Sản lượng bán hàng các sản phẩm thép đạt gần 4,3 triệu tấn, tăng hơn 60%. Doanh thu thuần đạt mức 66.295 tỷ đồng, tăng 67%; lợi nhuận sau thuế 16.751 tỷ đồng, tăng 231%.

Từ Mỹ đến Trung Quốc thị trường thép đang nóng hơn bao giờ hết, đây là lý do vì sao nói Hoà Phát đang đứng trước cơ hội trăm năm có một - Ảnh 4.

Việt Nam hiện là nhà sản xuất và tiêu thu thép lớn nhất Đông Nam Á. Năm ngoái, sản lượng thép thô đạt 19,5 triệu tấn, tăng 11%. Con số này đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng giữa Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh.

Theo Nikkei Asia, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tự cung cấp về thép cuộn cán nóng trong nhiều năm. Nhu cầu hàng năm của Việt Nam với vật liệu này phục vụ cho sản xuất khoảng 12 triệu tấn.

Thực tế, Hòa Phát bắt đầu sản xuất HRC vào năm ngoái, cùng với FHS. Tuy nhiên Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu, chiếm một nửa nguồn cung. Phần lớn số này từ Trung Quốc khiến thị trường Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của Bắc Kinh hoặc các công ty hàng đầu nước này. Lò cao mới của Hòa Phát nếu hoàn thành sẽ đủ công suất thay thế phần lớn hàng nhập khẩu.

Sắt thép chính là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, trị giá 5,6 tỷ USD, tăng 121% so với cùng kỳ. Lượng sắt thép nhập khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, xấp xỉ cùng kỳ. Về giá trị đạt 6,79 tỷ USD, tăng 42,4%.

Theo hiệp Hiệp hội Thép Việt Nam, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam gồm Asean, Trung Quốc, EU, Mỹ, Anh… Trong đó Asean chiếm khoảng 1/3, Trung Quốc chiếm 1/5, EU chiếm 1/10 và Mỹ chiếm 1/20.

2 Likes