Những cổ phiếu kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 1/2022 (C4G, CTR, DGC, DPM, FPT, PNJ,...)

, , , , , , , , ,

Những cổ phiếu kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng tốt trong quý 1/2022

Sau đây là dự báo về các doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng tích cực trong quý 1/2022, tiềm năng đầu tư. Ngoài ra, đối với những cổ phiếu đã tăng nóng trong giai đoạn vừa qua thì nên theo dõi để tìm điểm mua phù hợp.

2

- CTCP Tập đoàn Cienco 4 (C4G)

Kỳ vọng lợi nhuận quý 1 của C4G sẽ tích cực nhờ chuyển nhượng dự án bất động sản được chuyển nhượng và hạch toán trong quý này, ước tính lợi nhuận từ 80-100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sở hữu triển vọng dài hạn từ việc trúng thầu các dự án cao tốc, việc tăng vốn điều lệ lên gấp đôi cũng sẽ giúp C4G trả nợ và tích luỹ nguồn vốn để có thể tham gia đấu thầu các dự án cao tốc mới.

Đặc biệt, C4G có kế hoạch chuyển sàn niêm yết trên HOSE vào năm 2022. Nếu thực hiện, Agriseco cho rằng đây có thể là động lực tăng giá trong thời gian ngắn hạn sắp tới.

- Công trình Viettel (CTR)

Hai tháng đầu năm 2022, CTR ghi nhận kết quả ấn tượng với doanh thu đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ và LNTT tăng mạnh 36% lên hơn 74 tỷ đồng.

Dự phóng kết quả quý 1/2022 của CTR sẽ tăng mạnh hơn 20% nhờ các hợp đồng cho thuê TowerCo và hợp đồng ký mới. Agriseco Research cho rằng với nhu cầu sử dụng Internet tăng cao và đầu tư triển khai mạng 5G thì việc phát triển TowerCo sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng chính trong năm nay.

- Hóa chất Đức Giang (DGC)

Hiện, giá phốt pho (PP) vàng duy trì ở mức cao, hơn khoảng 2 lần so với cùng kỳ và là mức rất cao trong lịch sử. Đồng thời, việc Trung Quốc cắt giảm sản và đặt mục tiêu chuyển dịch sang nhập khẩu ròng PP vàng là cơ hội để DGC đặt chân vào thị trường tỷ dân này. Bên cạnh đó, Châu Âu cũng cho thấy là một thị trường tiềm năng khi đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn cung để bù đắp gián đoạn sản lượng từ Kazakhstan do bất ổn địa chính trị trong khu vực.

Ngoài ra, DGC còn có động lực tăng trưởng dài hạn từ dự án Nghi Sơn. Khi hoàn thành, đây sẽ là nhà máy đầu tiên khép kín được dây chuyền sản xuất PVC tại Việt Nam.

- Đạm Phú Mỹ (DPM)

LNTT 2 tháng đầu năm 2022 của DPM ước đạt 1.422 tỷ đồng, tăng 12 lần so với cùng kỳ nhờ trúng thầu đơn hàng xuất khẩu lớn trong tháng 1 với mặt bằng giá phân bón vẫn ở mức cao.

Trong năm 2022, giá phân bón vẫn có khả năng duy trì ở mức cao trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và một số nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu phân bón. Đây là thời cơ thuận lợi để mở rộng thị phần và hướng tới xuất khẩu cho DPM.

- Tập đoàn FPT (FPT)

Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu và LNTT của FPT lần lượt đạt 6.102 tỷ đồng và 1.102 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ; trong đó mảng công nghệ ghi nhận kết quả ấn tượng đặc biệt từ thị trường nước ngoài với doanh thu tại Mỹ và APAC tăng 50% và 75%.

Kỳ vọng FPT có thể tăng trưởng trên 20% trong quý 1 tại tất cả các mảng kinh doanh. Trong đó, hệ sinh thái từ nhân công - viễn thông - công nghệ đang dần hoàn chỉnh sẽ giúp FPT có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Việc thay đổi ban lãnh đạo trong HĐQT cùng với việc ký kết các hợp đồng chuyển đối số trong và ngoài nước cũng cho thấy định hướng phát triển thành công ty công nghệ toàn cầu FPT.

- CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)

Mặc dù giá vàng tăng cao do bất ổn địa chính trị, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp vẫn tương đối ổn định. Theo đó, kỳ vọng nhu cầu mua sắm các sản phẩm vàng, trang sức thời gian tới tiếp tục ở mức cao khi xung đột địa chính chỉ kích thích nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn; mặt khác kinh tế phục hồi giúp chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm đắt tiền như trang sức. Dự kiến, PNJ sẽ thực hiện phát hành riêng lẻ 15 triệu cổ phiếu, giá 95.000 đồng nhằm nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng chuỗi cửa hàng và chuyển đổi số.

- CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

Giá thép trong các tháng đầu năm vẫn được neo ở mức cao khi nguồn cung từ Trung Quốc, nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới vẫn bị hạn chế trong khi nhu cầu thép toàn cầu tăng cao. Do đó, dự báo biên lợi nhuận gộp của HPG sẽ cao hơn so với quý trước khi giá thép tăng giúp chuyển dịch một phần áp lực chi phí nguyên liệu vào giá bán tới tay người tiêu dùng

- Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB)

Báo cáo đánh giá MBB sở hữu tỷ lệ CASA top cao đầu ngành, giúp ngân hàng này tối thiểu hóa được chi phí vốn, mở rộng biên lãi thuần NIM, gia tăng thu nhập lãi thuần. Việc tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,9% trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục trong quý 4/2021 sẽ giúp MBB giảm áp lực trích lập dự phòng trong quý 1/2022. Kế hoạch phát hành riêng lẻ tỷ lệ 1,9% cho Viettel trong thời gian tới cũng sẽ giúp cổ phiếu MBB có lực hỗ trợ trong ngắn hạn

- CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG)

Chuỗi Bách Hóa Xanh sẽ được nâng cao chất lượng trong giai đoạn tới đồng thời cải thiện doanh số trên 1 cửa hàng lên mốc 1,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, động lực tăng trưởng còn đến từ của các chuỗi bán lẻ như chuỗi TopZone; nhà thuốc An Khang.

- CTCP Vincom Retail (VRE)

VRE có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực vào quý I/2022, đến từ việc toàn bộ nền kinh tế đã được mở cửa trở lại thúc đẩy việc khai trương và gia tăng diện tích cho thuê các sàn thương mại; đồng thời VRE cũng sẽ không còn phải trích hỗ trợ khách thuê do ảnh hưởng của dịch bệnh đã qua. Mặt khác, nguồn thu chính đến từ mảng cho thuê bán lẻ nên doanh thu lợi nhuận của VRE sẽ được ghi nhận ngay vào quý 1 tới, dự kiến tăng trưởng tốt trên mức nền thấp năm 2021.

- CTCP Dịch vụ Hàng hoá Sài Gòn (SCS)

SCS đã ghi nhận sản lượng vận chuyển hàng hoá 2 tháng đầu năm nay tăng gần 30% nhờ khả năng cạnh tranh của cước vận tải hàng không so với vận tải đường thuỷ và xuất khẩu 2 tháng đầu năm tăng trưởng 12%, tập trung vào các sản phẩm linh kiện và đồ điện tử.

Đánh giá kế hoạch nâng cấp giai đoạn 2 nhà ga hàng hoá lên 350.000 tấn/năm ( 75% so với hiện tại) sẽ giúp SCS gia tăng vị thế trong dài hạn trong bối cảnh đối thủ cạnh tranh trực tiếp là TCS đã hoạt động vượt công suất thiết kế nhiều năm qua và hoạt động trong nước trở lại trạng thái bình thường mới.

- CTCP Gemadept (GMD)

Dự phóng trong thời gian tới, sản lượng hàng hóa cập cảng tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng tích cực nhờ giá cước vận tải biển BDI đã hạ nhiệt đáng kể. Cảng Gemalink sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ dòng chảy hàng hóa từ khu vực Cát Lái sang Cái Mép – Thị Vải và dự kiến sẽ lấp đầy công suất trong năm nay.

- CTCP Vĩnh Hoàn (VHC)

Trong năm 2022 này, cầu các thị trường truyền thống đều phục hồi tốt, đặc biệt là Hoa Kỳ do đó nhu cầu xuất khẩu sang các thị trường chính này tiếp tục khả quan. VHC cũng được hưởng lợi từ chu kỳ tăng giá của cá tra.
Tổng hợp

Mở tài khoản Ưu đãi, Hỗ trợ giao dịch, tư vấn bám sát
Liên hệ: 097.522.8813
ID người tư vấn: 6626- Trần Đình Quân