Báo cáo phân tích và khuyến nghị đầu tư: Các ngành tiềm năng năm 2025
Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy cơ hội nhưng cũng không kém phần thách thức đối với thị trường Việt Nam. Cùng với các động lực tăng trưởng, nhà đầu tư cần lưu ý đến những yếu tố rủi ro có thể ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế và thị trường chứng khoán.
-
Thách thức cần phải đối mặt:
- Chính sách bảo hộ của Mỹ: Ngày 20/1/2025, ông Donald Trump nhậm chức với khả năng đánh thuế cao vào hàng hóa nhập khẩu. Ngành xuất khẩu (dệt may, thủy sản) chịu rủi ro lớn.
- Áp lực tỷ giá: Đồng USD mạnh lên, dự trữ ngoại hối Việt Nam dưới 3 tháng nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu và vay ngoại tệ gặp khó khăn.
- Trái phiếu bất động sản: Nhiều trái phiếu đến hạn vào năm 2025 sau khi được gia hạn 2 năm. Ngành bất động sản đối mặt áp lực thanh khoản lớn.
- Dòng vốn ngoại: Nước ngoài bán ròng, kỳ vọng nâng hạng thị trường chưa chắc chắn
-
CƠ HỘI ĐẦU TƯ:
- Ngành ngân hàng:
- Tăng trưởng lợi nhuận: Dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng tăng khoảng 17,7% trong năm 2025, nhờ chất lượng tài sản cải thiện và tỷ lệ nợ xấu giảm.
- Chính sách hỗ trợ: Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, thúc đẩy nhu cầu vay vốn và tăng trưởng tín dụng.
Cơ hội nổi bật:
- Các ngân hàng thương mại lớn: VCB, TCB, MBB hưởng lợi lớn từ tăng trưởng tín dụng vốn.
- Chính sách giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hỗ trợ thanh khoản và thúc đẩy dòng tiền.
Khuyến nghị đầu tư:
- Tập trung vào các ngân hàng:
- Tỷ lệ nợ xấu thấp ( dưới 2%)
- ROE cao ( trên 15%)
- Khả năng tăng trưởng tín dụng ổn định
- Ngành dầu khí:
- Giá dầu ổn định: Giá dầu dự kiến dao động quanh mức 70-80 USD/thùng trong năm 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và kinh doanh dầu khí.
- Dự án mới: Nhiều dự án dầu khí thượng nguồn được triển khai, mang lại triển vọng tăng trưởng cho ngành.
Cơ hội nổi bật:
- PVS và PVD sẽ hưởng lợi lớn từ việc phát triển các dự án thượng nguồn
- Nhu cầu khí tự nhiên và LNG tiếp tục tăng cao, mang lại lợi nhuận ổn định cho GAS.
Khuyến nghị đầu tư:
- Tập trung vào các doanh nghiệp: Hợp đồng dài hạn và khả năng đảm bảo sản lượng và Biên lợi nhuận cao kèm theo chi phí khai thác thấp.
- Ngành đầu tư công & xây dựng:
- Kế hoạch đầu tư công 2021-2025 đạt 2,87 triệu tỷ đồng so với năm 2025 là năm cuối của chu kỳ, dự kiến tăng 18% so với 2024.
- Dự án trọng điểm: Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, Sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Cơ hội nổi bật:
- VCG, HHV, và CTD dẫn đầu về giá trị hợp đồng xây dựng lớn.
- Ngành xây dựng sẽ hưởng lợi lớn từ việc giải ngân đầu tư công và nhu cầu cơ sở hạ tầng tăng cao.
Khuyến nghị đầu tư:
- Tập trung và các doanh nghiệp: Dự án có Backlog ( trên 10.000 tỷ đồng), kinh nghiêm thực hiện dự án lớn.
- Ngành công nghệ thông tin:
- Chuyển đổi số: Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong doanh nghiệp, chính phủ và các lĩnh vực kinh tế.
- Xuất khẩu phần mềm: Tăng trưởng đều đặn tại các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, và châu Âu.
Cơ hội nổi bật:
- FPT là doanh nghiệp tiên phong với tốc độ tăng trưởng doanh thu trên 20%/năm.
- CMG mở rộng thị phần trong mảng dịch vụ đám mây và an ninh mạng.
Khuyến nghị đầu tư:
- Chọn các doanh nghiệp có: Chiến lược mở rộng ra thị trường quốc tế, kèm theo doanh thu dịch vụ chuyển đổi số chiếm tỷ trọng cao.
Kết luận: Thị trường năm 2025 đối mặt với thách thức từ biến động toàn cầu và nội tại, như thanh khoản trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và áp lực tỷ giá. Tuy nhiên, cơ hội vẫn hiện hữu với chiến lược đầu tư hợp lý:
- Ưu tiên: Ngành đầu tư công, xây dựng, ngân hàng, dầu khí, và công nghệ thông tin.
- Tránh: Doanh nghiệp xuất khẩu dễ chịu ảnh hưởng từ Mỹ và có trái phiếu đến hạn.
- Theo dõi: Biến động tỷ giá, dòng vốn ngoại, và tiến trình nâng hạng thị trường.
Nhà đầu tư cần cẩn trọng và linh hoạt để tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro.