DFUND - Những phù thủy thị trường

, ,

Ed Seykota là một trong những nhà giao dịch phù thuỷ nổi tiếng nhất. Cho tới thời điểm năm 1988, không một nhà giao dịch nào đạt được thành tích như Ed Seykota trong một khoảng thời gian tương tự, một trong những tài khoản của anh ấy giao dịch đã tăng 250.000% từ năm 1972 tới 1988.

  • Vì sao có quá nhiều nhà giao dịch thất bại trên thị trường?

Hầu hết những con rùa con đều không sống được tới khi trưởng thành. Trên thị trường tài chính cũng vậy, nhiều người được xướng tên nhưng chỉ một vài người được chọn. Xã hội vận hành bằng việc hấp dẫn số đông. Khi họ bị loại bỏ sẽ chỉ còn những tay chơi tốt ở lại, những người khác được giải phóng để làm công việc khác cho tới khi họ tìm thấy tiếng gọi của bản thân. Việc theo đuổi các ngành nghề khác cũng dựa trên chân lý tương tự, những người giỏi nhất ở mỗi ngành nghề đều sẽ trở nên giàu có.

  • Rất ít nhà giao dịch đạt được thành công rực rỡ như anh, điều gì đã làm anh khác biệt?

Tôi nghĩ thành công của mình đến từ tình yêu dành cho thị trường. Tôi không phải là một nhà giao dịch thông thường. Giao dịch là cuộc sống của tôi, tôi đam mê giao dịch. Nó không chỉ là một thói quen, thậm chí không chỉ là một lựa chọn nghề nghiệp đối với tôi. Giao dịch là những gì tôi dự định sẽ làm trong suốt cuộc đời mình.

  • Phong cách giao dịch của anh là gì?

Phong cách của tôi về cơ bản là đi theo xu hướng, với khả năng nhận diện một vài mẫu hình đặc biệt và quản lý vốn theo các công thức toán học.

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

“Khi tôi bắt đầu bước vào nghề giao dịch tài chính, tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách và nghiên cứu về cổ phiếu….Tuy nhiên, tôi thấy phần lớn thật vô ích. Mọi người, cho đến tận ngày nay, nhiều nhà phân tích vẫn chưa hiểu lý do vì sao cổ phiếu tăng hoặc giảm.”

Thế giới tài chính đầy rẫy những thứ hỗn tạp và ngớ ngẫn. Mọi người nghĩ rằng đó là các yếu tố cơ bản, định giá, lơi nhuận, nhưng điều này là hết sức sai lầm. Tôi cho rằng: “Lợi nhuận không làm giá cổ phiếu thay đổi, đó chính là FED…hãy tập trung vào ngân hàng trung ương và quan sát các động thái bơm tiền-hút tiền của họ. Chính thanh khoản mới khiến thị trường chuyển động.”

Thannh khoản là sự tăng lên hoặc thu hẹp của tiền, đặc biệt là tín dụng. Đây là biến số quan trọng nhất chi phối nền kinh tế và thị trường tài chính. Fed là người cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới. Vì thế, phải luôn quan sát kỹ động thái của FED.

Điều này không có nghĩa doanh số hay lợi nhuận không có ý nghĩa gì. Chúng vẫn rất quan trọng đối với một số nhóm ngành. Ông nói: “Đối với cổ phiếu ngân hàng, yếu tố chính chi phối giá là lợi nhuận. Nhưng đối với ngành công nghiệp, yếu tố chính là khả năng sản xuất (capacity). Thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu ngành hóa chất là nó còn nhiều năng lực sản xuất và có chất xúc tác để tin rằng, nhu cầu đang tăng lên. Ngược lại, thời điểm tốt để bán các cổ phiếu này chính là khi có các thông báo về xây dựng nhà máy mới, và khi lợi nhuận sụt giảm. Lý do cơ bản là, việc xây dựng nhà máy mới thường khiến cho lợi nhuận suy giảm 2-3 năm tới, và thị trường cổ phiếu sẽ phản ứng với điều này.”

Thị trường tài chính là cỗ máy chiết khấu tương lai. Nhiều người sử dụng lợi nhuận gần đây và ngoại suy cho tương lai. Nhưng mọi người không hiểu cơ chế tác động đến lợi nhuận tương lai của từng ngành cụ thể. …Huyền thoại Stanley Druckenmiller…
image

Zanger từng xem 1.400 biểu đồ chứng khoán hàng ngày mỗi đêm, đây có thể là một con số cao mà tôi từng nghe ai đó kể tên về thói quen hàng ngày của mình.

Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, anh ấy nói rằng anh ấy “chỉ” xem xét 600–700 biểu đồ trong tuần và 1.400 vào cuối tuần:

“Bằng cách xem qua danh sách đầy đủ 1.400 cổ phiếu, tôi có thể biết được điều gì đang không được ưa chuộng và nhóm nào đang bắt đầu tăng giá.
“Nó mang lại cho tôi một dấu hiệu khá tốt bằng cách xem qua toàn bộ cơ sở dữ liệu của tôi để biết nhóm nào sẽ xuất hiện và nhóm nào đang bị tụt lại phía sau.
“Tôi cố gắng tập trung vào những cổ phiếu mạnh nhất trong những nhóm mạnh nhất.”

Kết hợp điều đó với số giờ anh ấy đã bỏ ra liên tục trong nhiều năm trước khi đạt được lợi nhuận kỷ lục, và bạn bắt đầu hiểu được làm thế nào anh ấy có được kiến ​​thức chuyên sâu về các mẫu biểu đồ.

Dan Zanger nổi tiếng đã biến 10.775 đô la thành:

• 2,6 triệu USD trong 12 tháng
• 18 triệu USD trong 18 tháng
• 42 triệu USD trong 23 tháng
Ông nhân mạnh tầm quan trọng của các mẫu biểu đồ, cùng với giá cả và khối lượng. Ông đặt tên cho trang web của mình là Chartpattern[.]com.

Các mẫu biểu đồ chỉ là một phần tử trong hệ thống của Zanger. Việc tin rằng đây là nguyên nhân chính dẫn đến thành công của ông là một “huyền thoại”.

Một số yếu tố khác đối với hệ thống của một nhà giao dịch có lợi nhuận cao là gì? 1. Lựa chọn cổ phiếu
2. Nhận thức về thị trường chung, các tình huống.
3. Mẫu hình biểu đồ
image

Seykota có tên thật là Edward Arthur Seykota. Ông sinh năm 1946 tại Hà Lan và cùng gia đình di cư sang Mỹ từ khi còn nhỏ. Seykota được nhớ tới như người tiên phong cho phương pháp giao dịch tài chính bằng máy tính. Đây được coi là một bước tiến vĩ đại cho hoạt động đầu tư tại phố Wall và trên toàn thế giới.

Seykota lớn lên trong một gia đình có nền tảng giáo dục tốt. Chính bố của Ed Seykota cũng là một người thầy đặc biệt trong hành trình đầu tư của ông. Ông đã học được rất nhiều kinh nghiệm thực tế khi đầu tư từ bố của mình.

Vào những năm 1970, Seykota trúng tuyển vào một công ty môi giới có tiếng là Michael Marcus. Ông đã sử dụng các máy chủ IBM của công ty vào ngày cuối tuần để chạy các thử nghiệm của mình.

Từ đây, Seykota đã phát triển được một hệ thống giao dịch đầu tiên được thương mại hóa cho việc quản lý tiền trên thị trường phái sinh. Tuy nhiên hệ thống này lại không nhận được sự ủng hộ từ cấp trên của Seykota.

Ông đã rời khỏi công ty khi mới 23 tuổi. Nhưng lúc đó ông đã sở hữu một lượng tài khoản có trị giá đến 25.000$ từ khách hàng của mình. Sau 16 năm, một trong số những tài khoản này đã có mức tăng lợi nhuận lên tới 250.000%. Có thể thấy hệ thống đã mang về một khoản lãi khổng lồ.

Năm 1969, Seykota hoàn thành tốt nghiệp tại đại học MIT với bằng cử nhân ngành Kỹ thuật Điện và Quản trị. Chỉ 1 năm sau, ông đã thành công phát minh ra hệ thống mô phỏng giao dịch bằng máy tính sử dụng thẻ đục lỗ.

Richard Dennis sinh năm 1949 trong một gia đình nghèo tại Nam Chicago.

Năm 17 tuổi ông được nhận làm nhân viên chuyển lệnh tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago. Sau đó năm 19 tuổi ông bắt đầu với những hợp đồng giá trị nhỏ nhưng phải thuê cha mình đứng tên để tránh các quy định về tuổi.

Số vốn ít ỏi $400 đã được chuyển thành 200 triệu đô sau đó 10 năm và ông đã trở thành triệu phú khi chưa tròn 26 tuổi.

1 Likes

David Tepper là một nhà quản lý quỹ đầu cơ với tài sản 20.6 tỷ USD (giàu thứ 35 thế giới năm 2023, hiện giàu thứ 94 thế giới của 2024 ) chia sẻ nguyên tắc đầu tư của mình:
Nguyên tắc đầu tư mà ông đưa ra để đi tới thành công chính là nắm vững chu kỳ dài hạn của thị trường. Việc phân tích, tìm hiểu chu kỳ biến động của thị trường với tầm nhìn dài hạn sẽ cho phép nhà đầu tư có cái nhìn bao quát xu thế vận động của thị trường, từ đó tìm được cơ hội quý giá.
Lời khuyên này thật tuyệt vời!
Chu kỳ dài hạn của thị trường là điều khó nắm bắt nhưng không phải là không thể. Việc có tầm nhìn dài hạn cũng không phải là không thể.
Khi nắm được chu kỳ biến động của thị trường và tầm nhìn dài rồi thì NĐT có cái nhìn bao quát xu thế vận động của thị trường. Từ đó đưa ra chiến lược phù hợp để giải ngân!

2 Likes

Stanley Druckenmiller là một trong những nhà quản lý quỹ đầu cơ giỏi nhất mọi thời đại!
Ông đã đạt được mức lợi nhuận hàng năm là 30% trong hơn 30 năm.

  • Tổng hợp 7 nguyên tắc đầu tư của ông:
  1. Tập trung vào tương lai
  2. Ông sử dụng phương pháp từ trên xuống (Tốp -Down
  3. Chỉ đặt cược khi có sự bất đối xứng (xác suất thắng cao)
  4. Đặt cược lớn khi thấy lợi thế lớn
  5. Sử dụng đòn bẩy khi tự tin phần thắng
  6. Hiểu rõ nhiều loại tài sản (dòng chảy tiền)
  7. Tính linh hoạt (thấy sai phải thay đổi nhanh chóng)
2 Likes
  1. Druckenmiller thiên về sử dụng phân tích kỹ thuật hơn là yếu tố cơ bản. Tuyệt đối không dùng định giá để định thời điểm mua

Ông nói: “Một điều giúp tôi nhận ra cổ phiếu tăng hay giảm là sử dụng phân tích kỹ thuật. Tôi là người theo thiên hướng phân tích kỹ thuật. Mặc dù tôi là ông chủ, nhưng mọi người nghĩ tôi là gã lập dị vì giữ rất nhiều cuốn sách đồ thị. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng phân tích kỹ thuật rất hiệu quả. Tôi không bao giờ sử dụng định giá đê định thời điểm thị trường. Tôi chỉ quan tâm đến vấn đề thanh khoản và phân tích kỹ thuật để định thời điểm.”

  1. Đầu tư tập trung, không đa dạng hóa. “Tôi là một con heo tham lam”

Ông nói: “Bạn thấy đấy, các nhà đầu tư thành danh khác như Warren Buffett, Carl Icahn, Ken Langone, tất cả đều đầu cơ rất tập trung. Họ không dàn trãi, đa dạng hóa.”. Điều này khiến tôi nhớ đến câu nói của Warren Buffett. “Đa dạng hóa là nhằm chống lại sự ngu dốt.”

“Tôi là một con heo tham lam”. Vâng, khi tôi thấy tin tưởng vào một giao dịch là đúng. Tôi sẽ tập trung tiền vào nó. “Tôi dồn tất cả trứng vào một giỏ và trông cái cái giỏ cẩn thận”. Một quan điểm trái ngược với truyền thống: “đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ”. Nếu muốn kiếm tiền và trở thành nhà giao dịch siêu hạng, bạn phai có máu tham lam, có sự liều lĩnh của một con bạc.

  1. Tư duy của nhà giao dịch chiến thắng và xử lý thua lỗ

Theo Druck, để trở thành nhà giao dịch thành công, bạn cần phải trở nên “quả quyết, tư duy rộng mở, linh hoạt và cầu tiến”.

Vào ngày trước cuộc sụp đổ năm 1987, Druckenmiller đã chuyển từ vị thế bán sang mua vì ông nghĩ rằng, đơt bán tháo đã kết thúc. Ông thấy thị trường nảy lên tại mức hỗ trợ. Nhưng suốt ngày hôm đó, ông nhận ra, ông đã phạm phải sai lầm khủng khiếp. Ngày hôm sau, ông đảo ngược toàn bộ vị thế và kiếm được bộn tiền. Tư duy linh hoạt là mấu chốt của một nhà giao dịch thành công. Câu nói nổi tiếng của ông là: “Good traders liquidate their positions when they believe they are wrong; great traders reverse their positions when they believe they are wrong. Một nhà giao dịch giỏi đóng vị thế khi họ tin rằng, họ đã sai. Nhưng một nhà giao dịch vĩ đại đảo ngược vị thế khi họ tin rằng họ đã sai”.

Đừng để cho các khoản lỗ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Nếu bạn cực kỳ tự tin, các khoản lỗ chẳng thể nào ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của bạn. Tôi học điều đó từ George Soros. Ông ấy coi nhẹ thua lỗ. Khi có một giao dịch không hoạt động, Soros đóng vị thế nhanh chóng vì ông tin rằng, ông có thể nhanh chóng kiếm lại tiền ở giao dịch khác.

Một trong những phần khá khăn nhất của giao dịch tài chính là phải bảo về vốn. Sinh tồn là điều quan trọng. Nên nhớ, Đế chế La Mã không được tạo dựng trong một ngày nhưng Hiroshima có thể bị phá hủy trong một ngày.

1 Likes

Thông tin rất hay ạ

1 Likes

Thank Ad ạ

1 Likes

Bill Ackman là một trong những nhà đầu tư giỏi nhất của thế hệ chúng ta. Trong năm năm qua, quỹ của ông đã mang lại lợi nhuận 183% so với mức lợi nhuận 102% của S&P 500.

Dưới đây là 7 điều bạn không thể bỏ lỡ:
1/ Điều quan trọng là phải xác định được giá trị. Thị trường chứng khoán chủ yếu biến động theo động lực cung cầu và đưa ra mức giá dựa trên điều đó.
Một lời đề nghị, đầu tư ngu ngốc nếu không phản ánh được động lực cung/cầu dài hạn.

2/ Giá trị nội tại là giá trị chiết khấu của tất cả số tiền mặt bạn sẽ nhận được từ doanh nghiệp trong tương lai. Bạn cần hai điều để tìm ra điều này:
• Thu nhập có thể dự đoán được.
• Tỷ lệ chiết khấu phù hợp.
Nếu bạn không có chúng, bạn đang đầu cơ chứ không phải đầu tư.

3/ Chìa khóa thành công lâu dài là tìm ra những công ty không thể bị phá vỡ.
Đó là những công ty không chịu ảnh hưởng từ sự đổi mới liên tục. Starbucks là một ví dụ.
AI sẽ không thay đổi cách chúng ta uống cà phê và Starbucks vẫn sẽ tồn tại và có lợi nhuận cao hơn sau 20 năm nữa.

4/ Phần lớn việc đầu tư là không để mất tiền.
Dự đoán sẽ không bao giờ chính xác 100%. Nếu bạn sử dụng biên độ an toàn đủ lớn, ngay cả sai sót 30% cũng có thể mang lại lợi nhuận cho bạn.
Nếu bạn không mất tiền, chỉ cần một vài lần truy cập là đủ để kiếm được một khoản tiền lớn theo thời gian.

5/ Cách tiếp cận ngược lại.
Đặc điểm của các doanh nghiệp lớn là:
• Dòng tiền tự do lớn.
• Yêu cầu vốn thấp.
• Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này thường có giá cao.
Bạn phải bước vào khi một trong những doanh nghiệp đó mắc phải một sai lầm lớn nhưng có thể sửa chữa được. (Tham gia đầu tư mua vào khi doanh nghiệp đó bị khó khăn tạm thời)

6/ Cách giữ bình tĩnh khi thị trường suy thoái:
Tất cả đều liên quan đến hai điều:
• Có sự an toàn về tài chính.
• Làm bài tập về nhà.
Nếu sinh kế của bạn không bị đe dọa, bạn sẽ có cơ hội giữ bình tĩnh hơn.
Sự tự tin vào những gì mình sở hữu cũng giúp bạn không hoảng sợ.

7/ AI là kẻ phá vỡ hoàn toàn.
Đây là lý do tại sao bạn nên tránh các công ty công nghệ không có hào kinh tế vững chắc như Apple.
Chúng có thể dễ dàng bị thay thế bởi những thứ sắp tới.
Ngược lại, cách mọi người ăn bánh burrito sẽ không bao giờ thay đổi.