Những sai lầm phổ biến của F0

Cố chấp giữ cổ phiếu thua lỗ

Bạn không muốn bị thua lỗ, nên bạn cứ chờ đợi và hy vọng, cho tới khi thua lỗ quá lớn và bạn phải trả giá đắt. Cho tới nay, đây vẫn là sai lầm phổ biến nhất mà đa số các nhà đầu tư mắc phải. Họ không hiểu rằng tất cả mọi cổ phiếu đều có tính đầu cơ cao và ẩn chưa rủi ro rất lớn. Để khoản lỗ nhỏ trở thành khoản lỗ lớn là sai lầm tai hại nhất mà đa phần nhà đầu tư đều phạm đơn giản vì “nếu bạn không sớm cắt lỗ khi gặp phải sai lầm, bạn dễ mất tự tin khi cần đưa ra quyết định mua và bán trong tương lai”

Như O’Neil đã nói” “Toàn bộ bí mật để thu được thành công lớn trên thị trường chứng khoản không phải là đúng mọi lúc, mà là thua ít nhất có thể khi sai”.

Bạn phải cắt giảm tối đa mọi khoản thua lỗ, không có ngoại lệ. Quy luật là luôn luôn tống khứ mọi khoản thua lỗ khi cổ phiếu nào đó rớt giá 7% hoặc 8% so với giá mua. Việc tuân thủ theo quy luật đơn giản này sẽ đảm bảo nhà đầu tư có thể tiếp tục tham gia đầu tư vào ngày hôm sau và trong tương lai.

Mua một cổ phiếu đang rớt giá

Một cổ phiếu đang xuống giá không đồng nghĩa với việc đó là một “món hời”, thậm chí đó là bạn đang mạo hiểm “bắt dao rơi”. Việc đầu tư vào một mã cổ phiếu giảm giá rất mạnh có thể khiến nhà đầu tư mắc sai lầm kinh điển của các “tay mơ” - mua cổ phiếu khi nó gần chạm đáy.

Cân đối giảm thay vì cân đối tăng

Không có gì tệ hơn việc nhà môi giới thoát khỏi trách nhiệm bằng cách khuyến nghị khách hàng ‘bình quân giá xuống’. Nếu môi giới khuyên tôi làm như vậy, tôi sẽ lập tức đóng tài khoản và tìm nhà môi giới khác thông minh hơn ( How to make money in stock, 4th Ed)

Mua lượng lớn cổ phiếu giá thấp thay vì số lượng nhỏ cổ phiếu giá cao

Hãy mua mặt hàng tốt nhất có thể, chứ không phải mặt hàng rẻ nhất. Nhiều nhà đầu tư không cưỡng lại nổi trước những cổ phiếu 2 USD, 5 USD, hoặc 10 USD. Nhưng đa số các cổ phiếu được bán ở mức giá 10 USD hoặc thấp hơn đều có lý do. Điều này tạo cho người mua cảm giác rằng họ đang mua được nhiều hơn với số tiền của mình.Cổ phiếu cũng như mọi thứ hàng hoá khác, mặt hàng tốt nhất không bao giờ có mức giá rẻ nhất, hay nói đơn giản là “tiền nào của ấy”.

Cổ phiếu dẫn dắt thật sự bắt đầu sóng lớn bằng cách giao dịch ở những đỉnh giá mới, chứ không phải ở những mức đáy mới hoặc đã giảm mạnh so với đỉnh (How to make money in stocks, 4th Ed).

Những cổ phiếu mà số đông đánh giá là quá cao và rủi ro thường tăng cao hơn nữa, còn những cổ phiếu có vẻ thấp và lại tiếp tục giảm hơn nữa (O’Neil 2009)

Mua dựa trên những lời mách nước, tin đồn

Nhiều người quá dễ dàng mạo hiểm tiền mồ hôi nước mắt của mình theo lời người khác, thay vì bỏ thời gian để học tập, nghiên cứu, và biết chắc việc họ đang làm, dân gian hay gọi là “có làm mới có ăn”, bạn chỉ ăn chơi và đòi có quà sao??. Kết quả là, những lời khuyên mà bạn nghe được đơn giản lại không phải là sự thật. Ngay cả nếu chúng là sự thật chăng nữa, trong đa số trường hợp, cổ phiếu liên quan sẽ giảm giá chứ không lên giá.

nhiều rủi ro.

Không sử dụng biểu đồ, e ngại mua các cổ phiếu đang leo lên đỉnh giá mới

Hơn 98% số nhà đầu tư sẽ nghĩ rằng một cổ phiếu đang leo lên đỉnh giá mới có vẻ là quá cao, nhưng các quan điểm vào cảm giác cá nhân kém chính xác hơn nhiều so với bản thân thị trường.

Thời điểm tốt nhất để mua cổ phiếu trong một giai đoạn tăng trưởng của thị trường là khi cổ phiếu đó bắt đầu đột phá lên từ một nền tảng vững chắc kéo dài ít nhất từ 7 hoặc 8 tuần.

Bán cổ phiếu nhỏ, dễ mua, đang sinh lợi trong khi giữ lại những cổ phiếu thua lỗ

Nói cách khác là làm ngược lại hoàn toàn so với điều mà bạn phải làm: tống khứ những cổ phiếu thua lỗ và cho những cổ phiếu sinh lợi thêm thời gian.

Thiếu khả năng định hướng khi cần đưa ra quyết định

Nhiều người không biết là họ nên mua, bán, hay giữ, và sự không chắc chắn này cho thấy họ không có sự định hướng rõ ràng. Đa số mọi người không tuân theo một kế hoạch đã được chứng minh, một tập hợp những nguyên tắc nghiêm ngặt hay những quy luật mua và bán để dẫn dắt họ đi đúng hướng.

Không đánh giá cổ phiếu một cách khách quan

Nhiều người chỉ lựa chọn những công ty mà họ yêu thích. Tuy nhiên, thay vì dựa vào niềm hy vọng và những quan điểm cá nhân của riêng mình, các nhà đầu tư thành công chỉ chú ý đến thị trường, vì thị trường luôn đúng!

Danh mục đầu tư tập trung

Có những nhà đầu tư mở danh mục ra mà choáng ngợp vì quá nhiều mã. Chúng thay nhau nhảy số trong đầu nhà đầu tự, nên nhớ “Hãy để tất cả trứng mà bạn hiểu rõ vào một giỏ và trông coi cái giỏ cẩn thận” (How to make money in stock, 4th Ed),

Phản ứng thái quá hoặc bỏ lỡ cơ hội

Trong thời điểm giá tài sản giảm, một số nhà đầu tư phản ứng thái quá bằng cách bán tài sản rủi ro hơn, và mua đuổi những tài sản đã tăng nhiều. Họ có thể tham gia một “chuyến bay an toàn”, chuyển đến trái phiếu chính phủ hoặc tiền mặt. Hoặc họ có thể nắm lấy những thứ quen thuộc, có thể là chuyển từ thị trường quốc tế sang thị trường nội địa.

Nhưng sẽ thật sai lầm khi bán cổ phiếu trong xu hướng giảm của thị trường. Các biến động thị trường cực đoan, lên và xuống, thường xảy ra gần nhau, gây khó khăn cho việc định giờ thị trường. Do vậy, bạn có thể chờ đợi một thời điểm thích hợp để bán các tài sản rủi ro, thay vì bán một cách hoảng loạn.

2 Likes

Tui là f0 nếu thị trường ko bị sập nguồn như 3 phiên trước tui chả sợ -30% rồi -10% rồi 5% cắt bán ,nếu lỳ đòn bây h tui lãi củng 30% rồi , quan trọng là bình tĩnh và một cái đầu lạnh là ăn trên ck

1 Likes

đơn giản mà, tại tt đã trải qua thời khắc nguy hiểm nhất đâu

1 Likes

Với nếu phần vốn tham gia so với vốn thực tế bạn có chiếm không bao nhiêu thì cũng hợp lý

1 Likes