Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang bắt đầu có sự phân kỳ chính sách khi việc cắt giảm lãi suất diễn ra trên khắp châu Âu nhưng trái lại, Mỹ có thể giữ chi phí đi vay ở mức cao trong thời gian dài hơn dự kiến – điều đang đẩy giá trị USD tăng lên.
Phép thử quan trọng về sức bền của nền kinh tế Mỹ - dữ liệu lạm phát – sẽ là tâm điểm chú ý nhất của thị trường toàn cầu trong những ngày tới bởi đó có thể là yếu tố quyết định hướng đi ngắn hạn của thị trường.
Dưới đây là những sự kiện tài chính quan trọng sẽ diễn ra trên toàn cầu trong tuần 13-17/5:
1/ Bài kiểm tra ‘sức khỏe’ nền kinh tế Mỹ
Thị trường đang chờ đợi dữ liệu lạm phát tháng 4 của Mỹ để xem liệu giá tiêu dùng cuối cùng có hạ nhiệt sau một đợt tăng mạnh bất ngờ ở tháng trước hay không?
Trong nhiều tháng, sự cân bằng giữa tăng trưởng bền vững và lạm phát giảm dần mà một số nhà đầu tư gọi là "kịch bản Goldilocks" đã giúp thúc đẩy thị trường - cho đến khi thực tế đó nó bị đảo lộn bởi một loạt dữ liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến.
Những ngày vừa qua có một số thông tin tích cực đối với các nhà đầu tư, khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đảm bảo rằng họ vẫn đang tìm cách cắt giảm lãi suất và báo cáo việc làm của Mỹ cho thấy dấu hiệu thị trường lao động hạ nhiệt.
Dữ liệu lạm phát tháng 4 của Mỹ, công bố ngày 15 tháng 5, có thể giúp nhà đầu tư duy trì niềm tin nếu dữ liệu sắp tới cho thấy giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ chậm lại. Trái lại, nếu có nhiều bằng chứng hơn về tình trạng lạm phát dai dẳng sẽ dẫn tới nỗi lo về lãi suất và làm cho thị trường biến động mạnh trở lại.
Kết quả khảo sát của Reuters cho thấy thị trường dự đoán CPI của Mỹ sẽ tăng 0,3% trong tháng 4 so với tháng liền trước.
CPI tháng 4 của Mỹ dự kiến tăng chậm lại.
2/ Kinh tế Nhật ra sao khi lãi suất âm kéo dài?
Nhật Bản vào tháng 4/2024 có thể đã tránh được một cuộc suy thoái kỹ thuật trong gang tấc, nhưng triển vọng tăng trưởng dài hạn vẫn không thay đổi nhiều so với những dự báo trước đây.
Dân số già và nhu cầu nội địa yếu tiếp tục gây khó khăn cho quốc gia châu Á này, cùng với việc đồng yên vốn đã suy yếu nay vẫn đang chật vật để không giảm thêm nữa, ngay cả sau những đợt nghi ngờ Tokyo can thiệp.
Số liệu tăng trưởng GDP của Nhật Bản quý I/2024 sẽ được tiết lộ liệu nền kinh tế Nhật Bản có bắt đầu năm 2024 trên nền tảng vững chắc, đặc biệt là kể từ khi Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) thực hiện bước thoát khỏi lãi suất âm vào tháng 3 - khởi đầu một chu kỳ tăng lương và dự kiến kéo theo tăng giá cả.
Tuy nhiên, ưu tiên của BOJ trong việc duy trì chính sách tiền tệ phù hợp hiện nay khó có thể giảm áp lực lên đồng yên, vì lãi suất ở những nơi khác vẫn ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, từ đó gây áp lực hơn nữa lên các hộ gia đình khi chi phí nhập khẩu tăng.
CPI tháng 4 của Mỹ dự kiến tăng chậm lại.
3/Sự chia rẽ quan điểm chính sách lãi suất
Thị trường ngoại hối lúc này giống như con đường một chiều.
Các ngân hàng trung ương không còn hoạt động đồng loạt giống như như năm 2022 – 2023 (khi tất cả đều tăng lãi suất), khiến đồng USD tăng giá so với hầu hết các tiền tệ khác, lý do bởi Fed có khả năng sẽ giữ lãi suất của Mỹ ở mức cao trong một thời gian dài.
Các nhà đầu cơ hiện đặt cược rằng đồng USD năm nay so với các đồng tiền đối tác chủ chốt sẽ tăng giá mạnh nhất 5 năm.
Các loại tiền tệ có lãi suất thấp sẽ chịu tổn thất nặng nề hơn, đồng yên Nhật và franc Thụy là những đồng tiền tụt hậu nhiều nhất, mỗi loại giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Vị thế mua ròng của đồng đô la so với các loại tiền tệ G10 khác trị giá khoảng 33 tỷ USD. Vào tháng 1, khi thị trường dự đoán có ít nhất 5 lần Mỹ cắt giảm lãi suất trong năm 2024, các nhà đầu tư đã đặt cược khoảng 7,23 tỷ USD vào đồng đô la.
Khi kỳ vọng về triển vọng lãi suất không còn nữa, hành vi trên thị trường tiền tệ cũng thay đổi. Ở thời điểm hiện tại, thị trường nhìn chung đồng USD sẽ tăng mạnh trong năm nay.
Mức giảm của đồng USD so với một số tiền tệ.
4/ Sức khỏe nền kinh tế Trung Quốc
Tâm lý bi quan về triển vọng thị trường Trung Quốc đã thay đổi trong những ngày gần đây, mặc dù các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ thị trường bất động sản của nước này và rất muốn biết điều gì sẽ xảy ra với lĩnh vực này.
Dữ liệu giá nhà tháng 4 (thứ Sáu, 17/5 là phong vũ biểu tiếp theo về sức khỏe của khu vực đang bị bao vây bởi cuộc khủng hoảng nợ đã kéo dài khoảng 3 năm, khiến các nhà phát triển bất động sản đứng trên bờ vực sụp đổ.
Thông tin này được đưa ra cùng với số liệu về doanh số bán lẻ và tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của Trung Quốc trong cùng ngày, và ngay sau dữ liệu chi tiêu đáng thất vọng trong Ngày tháng Năm.
Nhận xét từ các nhà hoạch định chính sách tại cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc hồi tháng 4 đã khiến các nhà đầu tư lo lắng về một làn sóng các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh nhằm thúc đẩy kinh tế phục hồi, giữ cho thị trường luôn sôi động cho đến thời điểm hiện tại. Chứng khoán Trung Quốc đã thoát khỏi mức thấp nhất trong tháng 2, trong khi đồng nhân dân tệ dường như đã tìm được mức sàn.
Giá nhà mới ở Trung Quốc đang giảm mạnh.
5/Thị trường lao động Vương quốc Anh
Ngân hàng Anh dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay sau khi lạm phát giảm bớt, nhưng vẫn cảnh giác về việc tăng lương, làm gia tăng áp lực về giá trước khi dữ liệu thị trường lao động mới được công bố vào ngày 14/5.
Các nhà kinh doanh nhìn thấy một cơ hội tốt là lãi suất của Mỹ có thể sẽ giảm vào tháng Sáu. Nhưng ngân hàng trung ương Anh có thể cần thêm thời gian và dữ liệu để chắc chắn rằng nước này đã thoát khỏi vòng xoáy tiền lương và giá cả.
Tiền lương hàng năm vẫn tăng ở mức cao, trong khi nguồn cung lao động đang trì trệ, với hơn 1/5 người trưởng thành trong độ tuổi lao động không tìm được việc làm và số người đăng ký ốm đau dài hạn đã lên tới 2,83 triệu người, mức cao nhất kể từ khi hồ sơ bắt đầu được ghi nhận vào năm 1993.
Lạm phát cao ở Anh ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Tham khảo: Reuters