Những trường hợp hay gặp cuối quá trình giảm giá

, , , , ,

NHỮNG TRƯỜNG HỢP HAY GẶP CUỐI QUÁ TRÌNH GIẢM GIÁ

Trong xu hướng giảm rất khó để tìm kiếm cơ hội, nhất là một xu hướng giảm liên tục kéo dài. Có nhiều cách để “đoán” xu hướng đảo chiều.

Nhà đầu tư có thể sử dụng một phương pháp mà tôi đã chia sẻ là “Bắt đáy” với RSI 80-20

Tuy nhiên chẳng ai đầu tư mà chỉ chú tâm vào bắt đáy cả.

Thế nên trong bài này tôi xin chia sẻ thêm về cách nhìn giá và khối lượng để xác định xu hướng tiếp theo trong một chuỗi giảm giá.

Lưu ý: Những tín hiệu giá và khối lượng này không đủ để kết luận là “đáy”.Tuy nhiên đây là một trong những dấu hiệu cần thiết để giúp nhà đầu tư nhận biết xu hướng giảm SẮP kết thúc hay chưa.

  1. Bối cảnh

Trong một xu hướng giảm mạnh liên tục, tín hiệu cần chờ đợi đầu tiên là một phiên tăng bao trùm kèm mức thanh khoản cao.

Điều này được giải thích rằng:

Khi giá chạm xuống một mức giá hấp dẫn thu hút sự chú ý của phe mua, phe mua tiến hành mua vào mạnh mẽ tạo ra lực tăng giá (áp lực cầu). Lực cầu này mạnh mẽ tới mức hấp thụ toàn bộ phe bán làm cho khối lượng tăng đột biến.

Lực cầu mạnh mẽ lúc này hấp thụ toàn bộ lực cung và còn áp đảo vượt luôn cả lực cung dẫn đến giá bị đẩy lên cao hơn tạo ra thanh giá tăng với biên độ rộng.

Điều kiện lý tưởng nhất:

Thanh giá giảm liền kề trước nên có khối lượng cao, cho thấy rằng xu hướng giảm rất mạnh mẽ và smart money cần phải tạo ra một lực mua cực lớn để hấp thụ toàn bộ lực bán này.

Ví dụ:

Tất nhiên không phải trường hợp nào xuât hiện 2 yếu tố này thì giá cũng sẽ đảo chiều.

Sự xác nhận là cần thiết, thế nên chúng ta phải đợi thêm những diễn biến tiếp theo

  1. Những diễn biến có thể xảy ra

Trường hợp 1:

Phiên tiếp theo lại là một phiên tăng mạnh với thanh khoản cao.

Dấu hiệu áp lực tăng giá mạnh, xác suất cao nghiêng về một sự đảo chiều mạnh mẽ

Trường hợp 2:

Phiên tiếp theo là một phiên tăng mạnh ở đầu phiên nhưng cuối phiên bị bán ngược lại và kết phiên ở mức tăng nhẹ/tham chiếu/giảm nhẹ.

Trong trường hợp này kịch bản sẽ nghiêng về giá đi ngang và tiếp tục giảm. Vì rõ ràng nỗ lực tăng giá rất lớn nhưng lực cung vẫn còn quá dồi dào khiến dòng tiền bắt đáy hụt hơi rõ rệt.

Trường hợp 3:

Phiên tiếp theo là một phiên tăng, thanh khoản cao nhưng biên độ giá thu hẹp.

Điều này thể hiện lực cầu đang nỗ lực đẩy giá lên nhưng áp lực cung vẫn còn rất mạnh.

Ưu thế tạm thời thuộc về phe MUA.

Giá sẽ cần có thêm các nhịp test trước khi chuyển sang xu hướng tăng.

Nói chung đây là một tín hiệu TÍCH CỰC nhưng cần quan sát thêm.

Trường hợp 4:

Gần tương tự trường hợp 3 nhưng thanh khoản ở phiên tăng sau đó lại thấp hơn.

Điều này thể hiện lực cung không còn quá nhiều và cầu đã hấp thụ hết.

Đây là tín hiệu TÍCH CỰC cho thấy giá sẵn sàng đảo chiều.

Trường hợp 5:

Tương tự trường hợp 3 và 4 nhưng thanh khoản giảm đáng kể. Điều này cho thấy lực cung tạm thời không còn.

Tuy nhiên với thanh khoản thấp đồng thời cũng cho thấy cầu chưa đủ mạnh mẽ.

Giá sẽ còn test lại các phiên tiếp theo.

Điều này báo hiệu giá chuyển từ giảm → đi ngang hơn là tăng trở lại liền

Trường hợp 6:

Trường hợp này ít khi xảy ra trong TTCK Việt Nam.

Đây là một tín hiệu cho thấy giá còn sẽ tiếp tục giảm/ đi ngang và giảm dần chứ chưa thể tăng ngay.

Trường hợp 7:

Trường hợp này hay gặp tại TTCK Việt Nam.

Nhiều người hay gọi đây là các pha “bull trap”

Nhưng đây là tín hiệu thể hiện lực cung đã gần như hết sạch và chỉ cần một lực cầu nhỏ đã đẩy giá lên nhanh.

Tín hiệu này thể hiện sự đảo chiều xu hướng ĐÁNG TIN.

Trường hợp 8,9:

Cả 2 trường hợp này đều thể hiện phiên tăng giá chỉ là sự phản ứng nhất thời của dòng tiền đầu cơ. Và thị trường hay giá cổ phiếu còn sẽ giảm tiếp.

  1. Áp dụng

Tôi nhắc lại “điều kiện lý tưởng”:

  • Một xu hướng giảm mạnh
  • Xuất hiện một phiên giảm mạnh kèm thanh khoản cao
  • Tiếp sau đó là một ngày tăng mạnh kèm mức thanh khoản đột biến hơn cả phiên giảm trước đó.

Tuy nhiên trong TTCK, rất hiếm khi xuất hiện những điều điện lý tưởng đó.

Ví dụ ở đây:

Như nhà đầu tư thấy, rõ ràng trong trường hợp này không hoàn toàn giống điều kiện lý tưởng. Nhưng với cấu trúc tương tự, chúng ta cũng có thể dễ dàng xác nhận được tín hiệu ngưng xu hướng giảm và chuyển sang tăng trở lại/ đi ngang.

Thêm một ví dụ nữa:

Ví dụ này nhà đầu tư có thể thấy gần tương tự trường hợp 2.

Điều này thể hiện cung còn mạnh và giá chưa sẵn sàng tăng ngay.

Sau đó phải liên tục là các phiên test trước khi chuyển về xu hướng tăng.

TÓM LẠI

TTCK ít khi nào tồn tại các điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư dành thời gian tìm hiểu và tích lũy kinh nghiệm thì những kiến thức trên cực hữu dụng để xác định khi nào một xu hướng giảm chuẩn bị kết thúc.

Tôi xi nhắn lại đây là “cách xác định xu hướng giảm khi nào kết thúc” - chứ chưa thể nào khẳng định giá sẽ tăng mạnh không hay tăng dài hạn không v.v. Điều này còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Để tăng tính chính xác cho các thế nến trên, nhà đầu tư nên áp dụng thêm:

  • Hỗ trợ theo MA, Fibo… ở các khung thời gian lớn
  • Phân tích vĩ mô, liên thị trường

Nếu xuất hiện các tín hiệu nến trên đồng thời tại thời điểm vĩ mô/liên thị trường tốt và tại các MA quan trọng thì xác xuất đảo chiều của giá lại càng cao.

Tóm lại quan trọng nhất vẫn là: Kinh nghiệm - Trải nghiệm

Chúc nhà đầu tư thắng lớn

Trân trọng !

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC

6 Likes