NKG - Động lực nào cho 2025
Chào ACE nhà đầu tư ! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng phân tích một cổ phiếu thép khá quen thuộc – Nam Kim (NKG), và quan trọng hơn: Động lực nào sẽ giúp NKG bứt phá trong năm 2025?
- Trong thời gian qua, ngành thép đã trải qua nhiều biến động mạnh. Sau giai đoạn khó khăn, liệu 2025 có phải năm mà NKG có thể phục hồi và tăng trưởng trở lại?
- Trong video này, e sẽ phân tích các yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến NKG, từ tình hình kinh doanh, xu hướng giá thép, xuất khẩu đến những chính sách vĩ mô có thể tạo đột phá cho doanh nghiệp này. Đặc biệt, e cũng sẽ chia sẻ góc nhìn định giá và cơ hội đầu tư để mn có thể cân nhắc chiến lược phù hợp với NKG trong 2025!
- Vậy NKG có đủ động lực để tăng giá trong 2025? Cùng nhau khám phá ngay bây giờ!
Thị trường nội địa trở thành động lực tăng trưởng
- Lợi nhuận ròng 2024 tăng trưởng 287% svck trên nền thấp của 2023. LN ròng hoàn thành 82% dự phóng do thị trường xuất khẩu còn khó khăn.
- Dù triển vọng thị trường nội địa duy trì tích cực, xuất khẩu có thể kém khả quan trong bối cảnh EU và Mỹ áp dụng biện pháp phòng vệ.
- Kỳ vọng LN ròng 2025–26 tăng 50%/31% svck với động lực chính từ thị trường nội địa
Tăng trưởng sản lượng ở các thị trường và biên LN gộp cải thiện trở thành động lực tăng trưởng cho năm 2024
- Trong năm 2024, doanh thu đạt 20,609 tỷ đồng (+11% svck) nhờ sự nhu cầu nội địa hồi phục. Về sản lượng bán hàng, NKG đạt 1,020 nghìn tấn (+18% svck), trong đó 61% đến từ xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu và nội địa phục hồi tích cực 21% và 15% so với nền thấp năm 2023. Hơn nữa, nhờ giá nguyên liệu HRC giảm mạnh hơn giá bán tôn mạ giúp biên LN gộp cải thiện 3 điểm % svck. Chi phí tài chính đạt 477 tỷ đồng (+12% svck) do áp lực từ lỗ tỷ giá. Do đó, lợi nhuận ròng của NKG trong năm năm 2024 đạt 453 tỷ đồng (+287% svck).
Thị trường nội địa phục hồi bù đắp cho xuất khẩu chậm giai đoạn 2025-26
- Nhu cầu nội địa dự báo phục hồi 8% svck nhờ tác động từ nguồn cung BĐS phục hồi và giải ngân vốn ĐTC, trong khi sản lượng XK giảm 2% svck do hạn ngạch từ EU và các rủi ro áp thuế ở Mỹ, do đó sản lượng 2025 có thể tăng 2% svck. Bên cạnh đó, tỷ giá và chi phí vận chuyển hạ nhiệt tác động tích cực tới chi phí tài chính và bán hàng của DN dự kiến giảm lần lượt 16% và 17% svck. Nhờ đó, LN ròng của NKG có thể đạt 681 tỷ VNĐ (+50% svck). Sang năm 2026, tiêu thụ xuất khẩu có thể giảm mạnh hơn (-4% svck) khi nguồn cung tại EU và Mỹ phục hồi, sản lượng nội địa trở thành động lực tăng trưởng khi cải thiện 6% svck, dự báo biên LN gộp tăng 0.3đ % svck nhờ đóng góp từ mảng nội địa khi giá bán tăng 5% svck (nhiều hơn mức tăng 3% của giá nguyên liệu HRC), do đó LN ròng dự kiến tăng 31% svck lên mức 890 tỷ VNĐ.
Luận điểm đầu tư
- Kỳ vọng giá thép mạ nội địa có thể phục hồi kể từ Q2/25 nhờ nhu cầu tích cực tác động của thuế CBPG.
- Thuế CBPG đối với tôn mạ giúp thu hẹp giữa giá thép Việt nam và Trung Quốc, từ đó NKG có thể gia tăng thị phần lên mức 19% trong năm 2025 (từ khoảng 17% năm 2024)
- Lợi nhuận ròng trong cả năm 2025-26 có thể tăng 50%/31% svck do tăng sản lượng thị trường nội địa và cải thiện biên LNG.
- Mức định giá PB của DN đang ở mức 0.9 (thấp hơn mức 1.05 của DN trong những giai đoạn tăng trưởng của chu kì.
Rủi ro đầu tư
- Rủi ro áp thuế từ Mỹ và EU.
- Nguồn cung bất động sản không phục hồi như kỳ vọng
Thị trường nội địa trở thành điểm sáng trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn
Sản lượng xuất khẩu dự kiến giảm 2%/4% trong năm 2025 - 26
- Sản lượng xuất khẩu toàn ngành giảm nhẹ 0.6% svck trong năm 2024. Theo VSA, sản lượng xuất khẩu thép trong năm 2024 đạt 8.0 triệu tấn (-0.6% svck) trong bối cảnh nhu cầu tại thị trường chủ lực EU (23% sản lượng) không phục hồi như kì vọng. Sản lượng tiêu thụ thép tại EU đã giảm 3.3% svck về mức 7.8 triệu tấn do tác động tiêu cực của ngành xây dựng trong bối cảnh lãi suất ở mức cao. Cụ thể hơn, tăng trưởng ngành xây dựng tại EU đạt mức âm 1.4% svck. Bên cạnh nhu cầu thấp, EU đã tiến hành điều tra thuế CBPG đối với các sản phẩm HRC từ Việt Nam và điều này có thể tác động tiêu cực tới sản lượng xuất khẩu tuy nhiên việc cung ứng nguồn cung HRC tại EU có thể mất thời gian do đó sản lượng xuất khẩu toàn ngành dự kiến đi ngang trong năm 2025 và giảm nhẹ trong năm 2026.
- Sang năm 2025, theo đánh giá của Hiệp hội thép Châu Âu (Eurofer), triển vọng tiêu thụ có thể tăng trưởng 3.3% svck lên mức 133 triệu tấn. Triển vọng tăng trưởng dự kiến đến từ ngành xây dựng khi dự báo tăng trưởng 2 svck nhờ lãi suất thấp kích thích nhu cầu bất động sản. Hơn nữa, ngành sản xuất ô tô (25% nhu cầu thép) được dự báo hồi phục 3.3% svck nhờ triển vọng khả quan của lĩnh vực ô tô điện.
Thị trường nội địa trở thành điểm sáng tăng trưởng nhờ chu cầu phục hồi và hỗ trợ đến từ thuế CBPG
- Theo dự báo của VSA, triển vọng tiêu thụ thép nội địa dự kiến tăng trưởng 8% svck lên mức 23.2 triệu tấn. Trong đó, thép xây dựng, HRC và tôn mạ có thể trở thành điểm sáng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ phục hồi đến từ lĩnh vực BĐS, ĐTC và tác động tích cực của thuế CBPG. Nguồn cung BĐS dự kiến tăng trưởng 30% svck tại khu vực Hà Nội và TP.HCM trong bối cảnh các vướng mắc liên quan đến quá trình định giá đất, đền bù và giải phóng mặt bằng (GPMB) được giải quyết nhờ Luật Đất Đai (sửa đổi). Hơn nữa, áp lực lãi vay hạ nhiệt tác động tích cực tới quá trình triển khai dự án của các chủ đầu tư khi lãi suất đi vay hiện tại của các DN trung bình ở mức 10.5% - 11% (giảm 1đ % svck). Hơn nữa, giá căn hộ tại các thành phố lớn như HN và TP.HCM được dự báo tiếp tục tăng trưởng lần lượt 9% và 11% svck do đó các DN đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án nhằm hưởng lợi từ chu kì phục hồi của thị trường. Bên cạnh đó, nguồn vốn giải ngân đầu tư công được dự báo tăng trưởng 17% svck trong bối cảnh năm 2025 trở thành năm cuối trong chu kì đầu tư công trung hạn và các vướng mắc liên quan đến GPMB hay thiếu hụt nguyên vật liệu (cát, đá xây dựng) được giải quyết. Nhờ các vướng mắc được tháo gỡ, các dự án chiến lược có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025 như Cao tốc Bắc – Nam, sân bay Long Thành. Trong giai đoạn 2026 – 2030, các dự án ĐTC chiến lược có thể triển khai như đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường sắt Hà Nội – Hải Phòng – Lào Cai có thể trở thành động lực tăng trưởng nhu cầu nội địa trong dài hạn. Với triển vọng tích cực từ 2 ngành chiếm tỷ trọng tiêu thụ thép cao như Xây dựng (30%) và Đầu tư công (20%), triển vọng tiêu thụ thép toàn ngành có thể tăng 8% svck lên mức 23.2 triệu tấn và tôn mạ tăng trưởng 7% svck, đạt 2.8 triệu Tấn. Do đó, NKG với lợi thế DN đầu ngành sẽ được hưởng lợi nhờ triển vọng khả quan của ngành tôn mạ, sản lượng nội địa có thể đạt mức 419/444 Ngìn Tấn (+7%/6% svck).
Giá tôn mạ nội địa có thể phục hồi 6%/5% svck trong bối cảnh áp lực từ thép TQ hạ nhiệt khi áp dụng thuế CBPG
-
Vào Q3/24, Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra thuế CBPG đối với các sản phẩm tôn mạ từ TQ và Hàn Quốc khi thị trường tôn mạ nội địa bị cạnh tranhh gay gắt bởi các sản phẩm nhập khẩu. Trong năm 2024, sản lượng tôn mạ nhập khẩu tăng mạnh 30% svck lên mức 2.3 tấn, do đó tôn mạ nhập khẩu chiếm khoảng 55% thị phần trong nước và điều này tác động tiêu cực tới giá bán của các DN nội địa.
-
Sang năm 2025, dự báo thuế CBPG tôn mạ nhập khẩu từ TQ và Hàn Quốc (AD19) có thể được thông qua và áp thuế tạm thời kể từ Q2/25. Mức thuế được dự báo sẽ quanh mức 20% - 30% trong bối cảnh giá bán từ TQ đang thấp hơn khoảng 35% - 40% so với các sản phẩm nội địa (khoảng 200 – 220 USD/tấn). Do đó, trong bối cảnh thế giới đang thực hiện 1 số biện pháp bảo hộ nhằm giảm thiếu thiệt hại từ thép giá rẻ TQ, việc áp thuế của Bộ Công thương khả năng cao sẽ được thông qua. Trong trường hợp được thông qua, mức chênh lệch giữa thép VN và TQ sẽ giảm khoảng 26% svck xuống mức 140 USD/tấn (chưa kể 1 số chi phí như vận tải, lưu kho) nhờ đó các DN nội địa có khả năng sẽ gia tăng thị phần. Với áp lực cạnh tranh hạ nhiệt từ thép TQ, thị phần của các DN nội địa sẽ đạt mức 65% (tăng từ mức 45% của năm 2024). Do đó, giá tôn mạ nội địa dự kiến phục hồi lần lượt 5%/6% svck và đạt mức 943/991 USD/tấn.
Biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định trong năm 2025 và tăng nhẹ trong 2026 nhờ biên gộp mảng nội địa -
Hiện tại mức thuế đối với các sản phẩm thép của DN xuất khẩu sang Mỹ ở mức 22% - 37% tuỳ mác thép do đó khi Mỹ tăng mức thuế tối thiểu lên 25%, giá bán của DN dự kiến sẽ giảm 4% svck nhằm duy trì thị phần. Tuy nhiên, giá HRC tại Mỹ sau khi áp thuế đã tăng 25% từ đầu năm lên mức 900 USD/tấn do nguồn cung thiếu hụt trong ngắn hạn, chúng tôi đánh giá giá XK sang Mỹ có thể giảm kể từ Q3/25 trong khi nguồn cung tại nước này phục hồi và đáp ứng đủ nhu cầu (dự kiến mất khoảng 1 quý).
-
Trong bối cảnh NKG dự kiến có thể giảm giá bán khoảng 4% svck nhằm duy trì thị phần tại thị trường Mỹ và EU. Dự báo biên LN gộp mảng xuất khẩu có thể giảm khoảng 1 điểm % svck về mức 8.0% trong năm 2025 và 7.4% vào năm 2026.
-
Đối với mảng nội địa, trong bối cảnh giá tôn mạ lần lượt phục hồi 6%/5% svck nhờ nhu cầu phục hồi và áp lực giảm giá từ thép TQ hạ nhiệt. Dự báo giá thép HRC hồi phục 6%/7% vào năm 2025 – 26, tuy nhiên giá nguyên liệu của NKG sẽ tăng ít hơn giá HRC thị trường do DN có thể hưởng lợi nhờ đẩy mạnh tích trữ HTK giá rẻ, nhờ đó giá nguyên liệu HRC dự kiến tăng khoảng 2% và 3% svck trong 2 năm tới.
Nhớ like và comment nhé các Fen!