NKG - Triển vọng đầu tư 2024

1. Hai thị trường chủ lực của ngành thép Việt Nam là ASEAN và EU tiếp tục hồi phục


Sản lượng xuất khẩu thép (triệu tấn) của toàn ngành thép Việt Nam (bên trái) và tỷ trọng của các thị trường chính (bên phải). (Nguồn: VSA, MBS Research)

  • Sang năm 2024, nhiều tổ chức tài chính đánh giá nhu cầu tiêu thụ tại 2 thị trường chủ lực của ngành thép Việt Nam là ASEAN và EU tiếp tục hồi phục sẽ là điểm nhấn giúp sản lượng xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng.

  • Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép tại ASEAN năm nay sẽ tăng 5,1%, lên mức 80 triệu tấn. Động lực chính đến từ các quốc gia chiếm tỷ trọng tiêu thụ cao như Indonesia (25%) và Malaysia (18%) khi hoạt động giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh.

  • Đối với thị trường EU, Hiệp hội Thép Châu Âu (Eurofer) dự báo nhu cầu tiêu thụ thép ở đây sẽ tăng 5,6% trong năm nay, đạt mức 137 triệu tấn, sau khi giảm khoảng 6,3% trong năm 2023. Chính sách tiền tệ nới lỏng hơn so với cùng kì dự kiến tác động tích cực tới những ngành chiếm tỷ trọng tiêu thụ thép cao như như xây dựng và sản xuất ô tô tại EU.

2. Giá xuất khẩu trung bình dự kiến tăng 4%


Diễn biến giá thép HRC tại các thị trường từ năm 2020 đến nay. (Nguồn: Bloomberg, MBS Research)

  • Với triển vọng tích cực đến từ nhu cầu phục hồi, đặc biệt là từ EU và Mỹ, dự báo giá thép cuộn cán nóng (HRC) trung bình trên toàn cầu năm nay sẽ tăng 4% so với năm 2023, đạt 740 USD/tấn.

  • Theo đó, dự báo giá thép xuất khẩu của Thép Nam Kim trong năm nay sẽ tăng 4%, đạt trung bình 920 USD/tấn với kỳ vọng giá sẽ phục hồi mạnh mẽ kể từ quý 3/2024 khi nhu cầu sản xuất của các thị trường ấm lên và áp lực từ thép giá rẻ của Trung Quốc dần hạ nhiệt.

3. Hưởng lợi nhờ chênh lệch giá HRC giữa Việt Nam và các khu vực trên thế giới


Chênh lệch giá HRC giữa Việt Nam và các khu vực trên thế giới (USD/tấn). (Nguồn: Bloomberg, VNDirect Research)

  • Chênh lệch giá cao giữa các khu vực tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thép HRC và các sản phẩm hạ nguồn của thép HRC như tôn mạ từ Việt Nam sang Mỹ, thậm chí cả khu vực EU.

4. Nhu cầu tiêu thụ thép nội địa và thép xây dựng hồi phục


Dự báo nhu cầu tiêu thụ thép nội địa và thép xây dựng (triệu tấn) trong năm 2024. (Nguồn: VSA, MBS Research)

Tiêu thụ ththép tại thị trường trong nước năm nay dự kiến sẽ tăng 6,4% so với năm 2023, đạt 21,6 triệu tấn. Trong đó, tăng trưởng tiêu thụ thép xây dựng có thể lên tới 8%.

5. Giá thép xây dựng trong nước dự kiến tăng 6%


Dự báo giá thép xây dựng trong nước thời gian tới (nghìn đồng/kg). (Nguồn: VSA, MBS Research)

  • Giá thép trong nước đã tạo đáy xong trong quý 3/2023 và hồi phục dần kể từ cuối năm 2023. Trong năm nay, giá thép xây dựng dự báo sẽ tăng 6%, đạt trung bình 15 triệu đồng/tấn.

  • Trong trung hạn, khi thị trường bất động sản bước vào chu kỳ hồi phục trong năm 2025, giá thép xây dựng dự kiến tiếp tục tăng thêm 8%, đạt mức trung bình 16,4 triệu đồng/tấn.

6. Sản lượng xuất khẩu của Nam Kim năm 2024 dự kiến đạt hơn 550.000 tấn


Sản lượng xuất khẩu của Nam Kim năm 2024 dự kiến đạt hơn 550.000 tấn

- Công ty CP Thép Nam Kim sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ đà phục hồi nhu cầu sử dụng thép trên thế giới nhờ vị thế đầu ngành. Cùng với đó, thị trường chủ lực EU và Mỹ vốn chiếm đến 65% sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp này được dự báo hồi phục tích cực. Dự phóng sản lượng xuất khẩu của Nam Kim trong năm nay tăng 6% so với năm 2023, đạt hơn 550.000 tấn.

7. Biên lợi nhuận gộp của NKG được cải thiện tỷ lệ thuận với giá HRC


Biên lợi nhuận gộp của NKG có sự tương quan với mức thay đổi giá HRC (Nguồn: VDSC)

  • Biên lợi nhuận gộp quý 4/2023 của NKG đã tăng lên 6,1%, cải thiện từ mức 4,8% trong quý 3; lợi nhuận gộp đạt 273 tỷ đồng, tăng 33% so với quý trước. Điều này là nhờ nguyên liệu chính (thép cuộn cán nóng - HRC) được giao dịch ở biên độ lớn (550-600 USD/tấn) giúp công ty có thể tồn kho nguyên liệu ở giá thấp.

8. Lợi nhuận và biên lợi nhuận ròng của NKG 2024 dự báo hồi phục


Lợi nhuận của NKG trong giai đoạn 2020-2024 theo dự đoán của VDSC

  • Xét về mặt lợi nhuận, với việc công ty duy trì dư nợ vay ngắn hạn ổn định (phù hợp với chính sách hàng tồn kho trong giai đoạn nửa sau năm 2023), ước tính chi phí tài chính ở mức 373 tỷ đồng (giảm 12% so với cùng kỳ). Từ đó, lợi nhuận ròng 2024 của NKG có thể đạt 261 tỷ đồng, tăng 123% so với năm 2023.

  • Biên lợi nhuận ròng 2024 cải thiện lên mức 1,3%

Nhà đầu tư quan tâm cơ hội đầu tư với cổ phiếu NKG hoặc cần hỗ trợ tư vấn đầu tư chứng khoán có thể liên hệ hợp tác qua SĐT: 035 44 000 28 hoặc thông qua phần mô tả của video phân tích bên dưới.

Quan điểm đầu tư ở Video là góc nhìn của tôi và tôi không chịu trách nhiệm với quyết định đầu tư đúng/sai của quý nhà đầu tư. Chúc anh chị gặt hái thành công từ thị trường chứng khoán.