Lãi suất huy động? Tăng cũng có cái khó, mà giảm cũng có cái khó
Tỷ giá tăng sẽ là tất yếu trong tình trạng hiện nay
Vấn đề trái phiếu, đặc biệt là Nhóm Ngân hàng và Công ty Chứng khoán nắm khá nhiều trái phiếu doanh nghiệp Bất động sản
Mỹ công bố vài Ngân hàng đóng cửa vì trái phiếu? Cái hay của họ là công bố, và cái đáng sợ nhất là trái phiếu có nguy cơ NỔ nhưng không công bố
Nhiều khi thà lạm phát còn hơn là suy thoái. Bởi suy thoái nó như nền kinh tế dừng, đứa cầm tiền ôm tiền, đứa cầm hàng cố bán hết hàng tồn kho và không dám sản xuất thêm
Báo cáo Qúy 1 sẽ phơi bày nhiều yếu tố, lãi giảm là tất yếu, nhưng đặc biệt sợ nhất là Doanh thu GIẢM, nợ xấu tăng và tăng trưởng tín dụng khá chậm
Thật ra ngay lúc này, chính thời điểm này điều hành vĩ mô của Chính phủ quả thật rất vất vả : Về tỷ giá : Trong bối cảnh lãi suất Mỹ tăng để Mỹ xuất khẩu suy thoái và lạm phát ra thế giới. Còn VN thì cố gắng điều hành tỷ giá linh hoạt, tránh USD chảy về Mỹ bằng các hình thức rút vốn đầu tư USD về Mỹ Về lãi suất : Nếu tăng hay giữ nguyên thì Doanh nghiệp và người dân đa phần trả nợ gốc vay, thu hẹp sản xuất. Như vậy tăng trưởng tín dụng gặp khó. Áp lực chi phí lãi suất huy động của ngân hàng. Nhưng nếu không tăng lãi suất thì mô hình chung tiền sẽ chảy vào dự trữ USD … … nói chung là tình hình vĩ mô rất căng Vấn đề bây giờ là tỷ giá và tăng trưởng tín dụng : Hai món này nguy hiểm nhất so với các món khác Khía cạnh nào đó nhiều khi thà lạm phát còn hơn là SUY THOÁI. Vì suy thoái thì đứa cầm tiền ôm tiền không chịu sản xuất kinh doanh, đứa thương mại không chịu buôn bán vì sợ … quỵt nợ, … đứa cần vay tiền không dám vay vì vay ra sản xuất ai mua … đứa ôm đất rao bán không được, … đó là … SUY THOÁI
Về vấn đề tăng trưởng tín dụng 2023 mục tiêu 14%, tính ra mỗi tháng cần tăng trưởng trên 1%. Tuy nhiên thử hỏi chắc từ đầu năm đến nay tăng trưởng cao lắm là 1%. Vấn đề là đứa vay chân chính nhất, vay phục vụ SXKD thì không dám vì lãi vay quá cao từ 10% - 14%, mặt khác sản xuất hàng khó xuất khẩu, khó bán. Đứa vay chủ yếu nhóm BĐS vay trả nợ. Khía cạnh thằng Bank không cho vay được, áp lực trả chi phí lãi suất huy động è lưng, chưa bàn đến nợ xấu ===> Ngân hàng ôm tiền, doanh nghiệp và người dân không dám vay Tín dụng sản xuất mà không khơi thông là đặc biệt nguy hiểm, đó là mối họa của ĐẠI SUY THOÁI
Thật ra không giảm cũng không được. Vấn đề hiện nay lo lắng là ở chỗ tăng trưởng tín dụng. Huy động vào nhưng đầu ra cho vay chậm, nó cũng như doanh nghiệp sản xuất hàng ra bị tồn kho. Do đó sau BCTC Q1 công bố, vấn đề tăng trưởng tín dụng rất căng Nóng: Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất điều hành | Vietstock
giai đoạn thắt chặt thì đương nhiên là suy thoái rồi. Tránh suy thoái mà chỉ suy trầm thôi là ngon rồi, chính phủ quá giỏi. Thế ý bác chủ đoán VNI về 700 hả. Hihi
Từ 2018 đến giờ có năm nào qua đc 14% tăng tín dụng, năm nay mà đạt đc con số đó là kỳ tích đấy. :))
Mà theo bác thì bây giờ làm cách nào để khơi thông đc nhỉ? hihi
Tăng trưởng tín dụng hiện nay trong gần 3 tháng đầu năm khá căng
Có vẻ như chính phủ đang đi một nước cờ khá táo bạo trong cách điều hành lãi suất trong ngày 15/3 này nhằm kích hoạt động cho vay. Thật ra hiện nay huy động thì nhiều nhưng giải ngân cho vay ra chậm, không hạ cũng khó, mà hạ thì dễ nhập khẩu lạm phát, chảy máu USD
Trong 2 tháng đầu năm 2023 kim ngạch Xuất nhập khẩu đạt 96 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước
Điều này cũng không gì lạ vì bản thân hầu hết các Doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh, hạn chế nhập máy móc thiết bị về mở rộng sản xuất vì vấn đề tỷ giá, lãi vay và nguy cơ thị trường quốc tế
Đồng nghĩa điều này nói lên nguồn vốn tồn kho ở các Ngân hàng là khá lớn, huy động nhưng khó đưa vốn ra nền kinh tế, dẫn đến áp lực trả lãi suất huy động của Bank. Đó cũng là lý do chính mà Ngân hàng bất ngờ hạ lãi suất điều hành, một cách khá táo bạo
Ngân hàng nắm giữ trái phiếu vào cuối năm 2022 là 8 tỷ USD tức 188 nghìn tỷ đồng, và cũng rất khó đánh giá là khả năng thu hồi được vốn và lãi của lượng trái phiếu này vì Ngân hàng không công bố
Các Công ty chứng khoán nắm hơn 56 ngàn tỷ đồng trái phiếu, và cũng khó đánh giá là khả năng thu hồi được vốn và lãi của lượng trái phiếu này
Còn lượng trái phiếu trong dân cư đang nắm, lùm xùm ra sao thì nhiều bác cũng rõ
Nhưng chúng ta cũng đã biết vài Ngân hàng ở Mỹ đã NỔ trái phiếu thời gian gần đây, tôi cũng nhắc lại thà là công bố NỔ còn hơn là im ỉm nguy hiểm
LTG : giá hiện tại 2.150 tỷ, vốn Chủ sở hữu 3.150 tỷ. Tính ra rẻ hơn 1.000 tỷ so vốn chủ sở hữu
Đi sâu vào phân tích
Doanh thu bình quân 5 năm gần nhất khoảng 10.000 tỷ/năm
Hình như LTG chủ yếu làm nông nghiệp và buôn gạo, bác tìm hiểu thêm có phải không
Lợi nhuận bình quân trong 5 năm qua là khoảng trên 400 tỷ/năm. Bỏ ra 2.150 tỷ mua trọn cả Cty và đổi lại lợi nhuận 400 tỷ/năm cũng ok
Khoản PHẢI THU gần 3.800 tỷ (cả ngắn hạn và dài hạn), tăng 2.000 tỷ trong 2022 là bất thường, đặc biệt có trích lập dự phòng phải thu khó đòi 300 tỷ. Bác xem có thằng nào XÙ NỢ hay là không??? Nhất là xuất khẩu gạo qua Châu Âu gặp luôn thằng ku nào phá sản thì bỏ mẹ. Riêng thằng buôn gạo doanh thu 10.000 tỷ/năm nhưng Phải thu tận 3.800 tỷ là NGUY HIỂM NHÉ
Tồn kho 2.000 tỷ trên doanh thu 10.000 tỷ/năm : Phù hợp
Vay 3.800 tỷ trên Doanh thu 10.000 tỷ/năm là quá cao. Mỗi năm è cổ trả lãi bèo cũng 380 tỷ
Kết luận : Do 2022 tài chính LTG xấu quá, đặc biệt phải thu. Loại không phù hợp nắm giữ
Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Signature Bank. Hai ngân hàng Mỹ đều phải gánh hậu quả khi không thể quản lý rủi ro trước việc FED liên tiếp tăng lãi suất
Đến lượt Credit Suisse tiếp tục nối dài cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực ngân hàng do VỠ NỢ