Khía cạnh tiếp. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày nay nó lớn hơn rất rất nhiều so với thời kỳ Khủng hoảng 2008-2009 đó. Nếu như năm 2008 nền kinh tế Việt Nam ít khủng hoảng hơn theo xu thế toàn cầu
Nhưng ngày nay thì nó hoàn toàn khác, các bác cứ hãy nhìn số liệu xuất khẩu
Xuất khẩu đã tạo ra biết bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân. Và cũng từng 15 năm ấy, biết bao nhiêu lực lượng lao động ở Nông thôn lên làm việc tại các Khu công nghiệp
Từ đó mới thấy Xuất khẩu giảm mạnh nó kích hoạt suy thoái dã man lắm
Khả năng cao là Kiểm toán nó từ chối toàn bộ BCTC của HBC. Hoặc buộc HBC phải trích lập dự phòng khoản Nợ phải thu khó đòi với con số khá lớn làm âm nặng vốn chủ sở hữu
Nói chung là Kiểm toán phải thực hiện đúng Luật kế toán
Kiểm toán buộc lòng bắt HBC trích lập dự phòng rủi ro phải thu khó đòi. Lưu ý rằng khoản PHẢI THU hiện là 12.000 tỷ. Dựa trên Tổng doanh thu 2 năm cộng lại là 2021 -2022 là 25.000 tỷ. Dĩ nhiên có số Phải thu quá hạn rất lớn
Lưu ý rằng Vốn chủ sở hữu tại 31/12/2022 của HBC là chỉ còn 2.600 tỷ. Cẩn thận âm luôn vốn chủ sở hữu và Hủy niêm yết bắt buộc
Nặn ra được BCTC kiểm toán 2022 hay là chưa??? Có âm vốn hay là không???
Trích đoạn : khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC
Đúng là cứ thu hồi đất ruộng ở các Tỉnh để làm Khu công nghiệp, Khu dân cư … rồi sau đó để hoang và trồng cỏ cho bò gặm. Thử hỏi xem trong các Tỉnh, có tỉnh nào không có cảnh Khu công nghiệp bỏ hoang, Khu dân cư hoang hóa đất bỏ không
Trong khi hiện nay thời buổi khó khăn nhất thì chính các món như GẠO, khoai sắn, rau củ quả lại là cứu cánh cho XUẤT KHẨU thu USD về cho Việt Nam
Như GẠO, KHOAI SẮN VÀ RAU, xuất khẩu gần như thu ròng 100% ngoại tệ bởi không có nhập về khâu nguyên liệu sản xuất (Bởi lẻ nguyên liệu là rất ít phân bón, giống cây trồng … và trong nước đã có)
Vấn đề kích cầu đầu tư công, tăng giải ngân đầu tư công sắp tới gần như là chắc chắn đó bác
Vấn đề đầu tư công giờ buộc phải thực hiện gấp và cấp bách, kiểu như giờ lao động công nhân các nhà máy bị thất nghiệp khá nhiều. Phương án đầu tư công sẽ giảm bớt khá nhiều nạn thất nghiệp, tạo an sinh xã hội, và tạo cơ sở hạ tầng ngon lành để sắp tới dễ thu hút đầu tư nước ngoài. Về cơ bản đầu tư công là cấp bách hiện nay
Cái vụ đầu tư công mình ủng hộ .có điều cần lưu ý đầu tư cần hiệu quả không lãng phí của cải xh va mang gánh nặng cho thế hệ sau.
ps năm 2022 thâm hut ngân sánh 400k tỉ do đầu tư công 1 phần năm nay chắc thâm hụt chừng đó,hiện giờ mới người đầu tư hết tiền,sắp tới nhà nước cũng hết tiền !
Khó khăn lắm cần, lắm những cái đầu chèo lái đất nước phair tỉnh táo khôn ngoan !
Nhập khẩu Than về để phát Nhiệt điện, không lỗ mới là lạ
Mỗi năm gần đây nhập siêu than đá cả 8 tỷ USD/năm
Với EVN lỗ mà Công ty con lãi cũng không gì là lạ
Bởi Công ty con nó là Công ty sản xuất điện, chẳng hạn Thủy điện. Rồi bán điện cho EVN. Còn EVN là vừa sản xuất điện, vừa truyền tải và phân phối điện, đồng thời điều tiết điện năng. Chính khâu phân phối và truyền tải điện mới là khó, chi phí đầu tư khá lớn và chịu nhiều thất thoát điện năng
Hiện nay, nhiều nhà máy điện mặt trời. EVN mua điện mặt trời với giá tại nguồn là 1.947đ/kWh (chưa VAT) và truyền tải lên lưới điện. Còn khi bán ra cho dân thì phải bán theo giá nhà nước, thậm chí còn bán dưới giá mua vao
Về vấn đề thâm hụt ngân sách do giảm thuế, do hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ lãi vay nó không đáng lo ngại. Đó chỉ là nội tại trong quốc gia, cùng lắm điều tiết giảm chi ngân sách một số lĩnh vực
Vấn đề lo lắng nhất hiện nay trong bối cảnh Xuất khẩu 2023 có nguy cơ sụt giảm 100 tỷ USD, tức giảm 25%. Và lo sợ nhập siêu trở lại trong bối cảnh nhóm doanh nghiệp FDI xuất khẩu giảm khá mạnh. Điều này dễ dẫn đến thâm hụt cán cân thanh toán, sụt giảm dự trữ ngoại hối. Gánh nặng tỷ giá. Gây áp lực USD để trả vốn vay cho nước ngoài
GDP Q2/2023 chắc chắn là rất kém rồi, thực tế thì thậm chí tăng trưởng cốt lõi là âm, nhưng chắc công bố khác khác chút
Từ nhìn nhận thực tế Xuất khẩu tháng 4 kém hơn tháng 3, và tháng 5 thì lại giảm mạnh hơn tháng 4. Nhất là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thực tế thì kinh tế nó đang suy thoái hiện hữu chứ không hẳn là kỹ thuật. Và chưa báo nào dám đăng tin suy thoái vì sợ ảnh hưởng truyền thông. Còn suy thoái hiện hữu là nó quá thực tế ở tỷ lệ lao động bị thất nghiệp, số khác là giảm lương, nợ lương … đó là suy thoái chứ còn gì nữa
Nhìn Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai. Làn sóng trả mặt bằng, trả nhà xưởng, … và cắt giảm lao động
Từ đó cho thấy điểm rơi tình hình Xuất nhập khẩu trong tháng 5 đến tháng 11 còn giảm nặng nề theo tháng
Trước bên kia tôi phân tích và nói về tình hình tài chính khá tệ của HBC, hình như hồi 2017. Rất nhiều người vô cãi cho bằng được, chắc giờ nhóm này không còn tồn tại ở ttck nữa rồi
Thật ra mà nói thì nhiều khi họ đọc những thông tin mà tôi đăng tải, họ còn không hiểu là cái gì. Chẳng hạn Phải thu, Vay, tồn kho … bởi nó khác ngành nhau. Có thể nhiều người là kỹ sư, bác sỹ, giao viên, công nhân, xe ôm, nội trợ, … vì họ khó tiếp cận BCTC
Cái mà họ có thể nhìn ra là Lợi nhuận trong BCTC
Từ đó nên Hội đồng quản trị dễ bơm vá lợi nhuận. Chẳng hạn mua cái điện thoại giá 5 triệu trả tiền xong rồi về bán cho 1 thằng giá 6 triệu, nhưng thằng này nó nợ lại 3 triệu. BCTC là lời 1 triệu nhưng phần lời này nó nằm ở PHẢI THU, còn có THU được hay không thì trời mới biết