Chia sẽ cách đầu tư : Một người bạn, cách đây hơn 1 năm hỏi tôi mua cổ phiếu gì hay là đầu tư gì để có lời với số tiền chỉ 200 triệu. Tôi nói nên mua SBA chờ ăn cổ tức nhé
Và vừa rồi mới nhận đợt 1 cổ tức 1.000đ. Và tôi mới nhắn sắp tới 5/7 nhận thêm 1.800đ nữa
Người đó nói, vậy là em nhận tận 2.800đ/năm đó anh. Cao hơn rất nhiều so với bạn nó mua trái phiếu 12%/năm và giờ họ còn không chịu trả lãi trái phiếu nữa kìa
Đúng như dự báo. Quốc hội sẽ là cơ quan trực tiếp giám sát thị trường BĐS. Trước đây là Chính phủ giám sát và thông qua Bộ xây dựng
Nhưng từ nay, BĐS sẽ thuộc Quốc hội giám sát, tất yếu là Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội. Sẽ giám sát từ lập dự án đầu tư, cấp vốn tín dụng, vốn trái phiếu …
Đó, cứu BĐS của các cụ hô hào đó. Sắp tới nhiều cổ phiếu giẻ rách toàn lập dự án tào lao, lập dự án mà không triển khai thì sẽ … thu hồi hết
Note : Sau bế mạc 23/6 sẽ có nhiều chuyện công bố. Không loại trừ sẽ có vài thím trên TTCK sẽ gia nhập juves tút
Đang họp quốc hội nên mọi điều đang bình yên. Sau bế mạc 23/6 thì nhiều chính sách mới về vĩ mô, dĩ nhiên nhiều cổ phiếu sẽ ảnh hưởng mạnh. Lưu ý Bank, BĐS sẽ tác động tiêu cực khá mạnh
Nói chung Hội nghị Diên Hồng lúc này, quyết định yếu tố sống còn về vĩ mô. Thà đau một lần nhưng an toàn hệ thống vĩ mô
Hiện tại TTCK đang kiểu như sóng chém gió lãi suất, sóng niềm tin, niềm tin trên mây. Nhưng thực tế nội tại vĩ mô rất căng, gần như xấu hơn thời 2011
Vấn đề nó không hẳn nằm vào yếu tố lãi suất, mà nằm vào yếu tố “Vay” “Rồi sao nữa” và “Vay rồi để làm gì”
Chờ sau 23/6 những cú bán tháo …
“Khi mọi người hô hào bắt đáy. Tôi ôm tiền nhìn cổ phiếu rơi” - vn700
Có một chi tiết là năm ngoái mình xuất siêu 12 tỷ, nhưng FDI lại xuất siêu 40 tỷ, vậy thực chất là không tính fdi thì nhập 28 tỷ, cái này khó hiểu quá, cụ giải thích giùm cái
Yếu tố niềm tin là ls giảm , nhưng đó là cái bẫy . Cụ fed còn chưa giảm mà , khối liên minh huê kỳ vẫn đang còn rất mạnh . Nhà cái đã đạt được điều mình muốn khi sang tay cục than hồng cho nhỏ lẻ .
Đồng ý với bác là doanh nghiệp FDI xuất siêu lớn. Tuy nhiên điều này cũng không nói lên là nếu không có FDI thì Việt Nam nhập siêu lớn, nó không hoàn toàn ý nghĩa như vậy
Chẳng hạn như hiện nay tôi Cty tôi là của cá nhân Việt Nam đang may đồng phục cho công nhân của Pouyuen, và hiện cũng sản xuất khung nhôm in lụa cho Pouyuen. Tuy nhiên về VẢI, THANH NHÔM, MÁY MÓC thì Cty chúng tôi lại nhập khẩu về
Còn Pouyuen làm hàng xong thì Xuất khẩu
Nghĩa là : Đằng sau hàng loạt Doanh nghiệp FDI xuất khẩu, thì có hàng loạt doanh nghiệp cá nhân Việt Nam đang làm gia công phụ trợ cho doanh nghiệp FDI như làm bao bì, may đồng phục, vận tải, … mà nhiều khi họ cần nhập khẩu nguyên phụ liệu và máy móc thiết bị về. Phần Nhập khẩu này thì lại Thống kê là doanh nghiệp Việt Nam nhập
Nói một cách đơn giản là Bank không muốn huy động xong rồi ôm tiền è cổ trả lãi suất, nên muốn ủn cái món đó ra thị trường, sau đó nếu không trả được thì nó SIẾT
Mỹ lãi suất đang 5.2%, Việt Nam cứ cho là lãi suất ngắn hạn 5%. Vậy tiền có bị rút về Mỹ không? (Bà bán xôi cho tôi hồi sáng nói, hì trước tôi ăn sáng bằng phở, nay tôi chuyển qua xôi gói roài … hehe)
Sắp tới sẽ đẩy mạnh lạm phát lên cao và các ngân hàng sẽ sáp nhập nhiều , tiền mặt lưu thông ngoài thị trường sẽ ít dần . Sau giai đoạn này , giảm phát sẽ xuất hiện , ai còn tiền tha hồ đi chợ , và lựa được hàng tốt giá rẻ
Thật ra tính chất thặng dư hay thâm hụt cũng còn xét thêm nhiều yếu tố nữa
Chẳng hạn như thời kỳ VN đang phát triển, cần gia tăng nhập máy móc thiết bị sản xuất, hoặc máy móc thiết bị khoan dầu khí, lọc hóa dầu, sản xuất thép, sản xuất ô tô. Thì tất yếu là Nhập siêu
Phần thâm hụt USD đó, chính phủ sẽ đi vay. Kiểu vay để đầu tư phát triển
Cho nên yếu tố Nhập siêu hay Xuất siêu còn phải đánh giá khá nhiều khía cạnh
Còn vấn đề mà lo ngại nhất hiện nay ở nền kinh tế Việt Nam đó là kinh tế đang giảm tốc khá mạnh, điều mà gần như hơn 10 năm nay chưa xảy ra. Nó thể hiện ái ngại nhất đó là Kim ngạch Xuất nhập khẩu giảm 15%. Điều này hệ lụy khá lớn từ công ăn việc làm, tín dụng và chất lượng tín dụng. Đồng thời ảnh hưởng GDP
Nó cũng na ná như một Doanh nghiệp sản xuất, lợi nhuận giảm không đáng lo ngại bằng việc Doanh thu giảm, vì thật ra chính Doanh thu giảm dẫn đến công nhân và nhân viên mất việc làm, thậm chí doanh nghiệp dần đi vào phá sản
Thế mới thấy 1 đồng đi vay cho đầu tư phát triển cũng quý giá biết nhường nào để tạo ra công ăn việc làm, tạo ra sản xuất, bản chất thì toàn dân phải trả cho việc đó chẳng qua là ứng trước việc vay, nhưng nếu ko có hiệu quả thì người dân phải chịu hết
Nên mới nói, hễ ai chê bác Dũng thủ tướng là tầm bậy
Thật ra thời bác Dũng là thời kỳ hưng thịnh của Kinh tế nhất
Cái thời ban đầu khoan dầu khí dùng mũi khoan Nga, khoan được vài trăm mét múc dầu khí lên không nổi
Thời mà nước ta đang đói, đi vay USD chả mấy ai cho
Nhưng để có giàn khoan, mũi khoan hàng ngàn m thì cần USD
Có những lúc đất nước chúng ta rất cần USD
Mà muốn có USD thì cần xuất khẩu Than với giá mềm mềm chút.
Rồi thu hút vốn FDI bằng các giải pháp ưu đãi thuế, cho thuê KCN giá rẻ chút
Và từ đó nhóm lao động làm lúa ở nông thôn vô miền Nam làm công nhân, tạo ra chút tiền
Và sau đó đất nước giàu thêm chút … mà … nhà giàu … thì con phá …
Hehe, đất nước không giàu thì lấy đâu ra Tham nhũng
Cho nên cái công trạng của bác Dũng thủ tướng là hiếm ai có được đâu. Nhiều người thời 1996-2000 vào Bình Dương lẽ ra phải cảm ơn bác Dũng đó. Nhờ có KCN Bình Dương mới thoát nông nghiệp vào Bình Dương làm và có tý tiền mua cái chòi, và giờ cái chòi đó … trị giá vài chục tỷ