Doanh thu năm 2021: 2.941,04 tỷ đồng, đạt 115,3% KH. Trong đó: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dv: 2.068,68 tỷ đồng. DT hoạt động tài chính: 35,34 tỷ đồng. Thu nhập khác: 879 tỷ đồng.
Tỷ lệ chia cổ tức: chi trả cổ tức 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5%. Tổng cộng cổ đông DIG dự kiến sẽ nhận về một lượng cp là 22%.
Những việc đã làm được:
Huy động nguồn vốn: Đã huy động được vốn lớn phục vụ SXKD cho 2021 và các năm tiếp theo. Đã thành công huy động tăng vốn điều lệ
Công tác đầu tư và chuẩn bị đầu tư: BT GPMB; Hoàn thành giao đất Lam Hạ Center Point, điều chỉnh quy hoạch KDT Vĩnh Yên, đầu tư Khu phức hợp CSJ; Mở rộng địa bàn và dự án mới tại 3 miền; Thành lập 2 DN mới; góp vốn DIC số 2 và DIC Holdings.
Đạt nhiều giải thưởng
Chưa hoàn thành Kế hoạch vốn ĐTPT các dự án và ĐT tài chính. Lợi nhuận chỉ đạt 88,75% so với kế hoạch.
PHẦN 2: KH hoạt động năm 2022
Chỉ tiêu Tổng doanh thu: 4.612 tỷ đồng
Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế: 1.910 tỷ đồng
Tổng vốn đầu tư phát triển: 11.739,8 tỷ đồng
Cổ tức: 20-25%
Vốn điều lệ: 5.700-8.000 tỷ đồng
Công tác đầu tư dự án 2022: Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên 193 ha, Khu nhà ở Lam Hạ Center Point 13,5 ha
KH đầu tư các dự án phía Bắc: Khu phức hợp DIC Star Quảng Bình 276 ha
KH đầu tư các dự án phía Nam: Khu trung tâm Chí Linh, KDT mới Bắc Vũng Tàu 92,5ha, Khu phức hợp Saint Jacques, Khu đô thị du lịch Long Tân 332 ha
Mục đích sử dụng: đầu tư chi phí hạ tầng giai đoạn 2 cho Waterpoint (tổng dự kiến 4000-5000 tỷ cho khu vực 190 ha)
Giai đoạn 1: nhu cầu cơ sở hạ tầng 3.600 tỷ, nguồn vay cần vay thêm 1.600 tỷ, ngoài ra nguồn vốn từ bán hàng hình thành trong tương lai
Giai đoạn 2 cũng theo công thức tương tự, hiện nay đã sử dụng 1.000 tỷ xây cơ sở hạ tầng, cộng với một phần bán vốn cho đối tác nước ngoài
Về kế hoạch xoay đồng vốn của dự án này để bán vốn cho đối tác, quy hoạch phần thứ hai phụ thuộc tiến độ bán hàng của giai đoạn 1. Hoàn thành giai đoạn 1 bán hết 100% gồm 286 căn trong 2 quý, sắp tới mở giai đoạn 2. Thị trường hấp thụ sản phẩm trung tầng cao tầng bến lức sẽ quyết định chủ trương quy hoạch cho giai đoạn 2, khả năng là sẽ trộn giữa cao tầng và thấp tầng. Cụ thể chi tiết công ty sẽ phải tiếp tục đưa ra kế hoạch nghiên cứu và có kết quả cuối cùng của 1/500
Cuối 2023 và đầu năm 2024 sau khi phát hành trái phiếu và đầu tư vào dự án, đó là cách để nâng giá trị của dự án lên cao nhất có thể trước khi bán cho đối tác
Câu hỏi liên quan đến margin của công ty?
Nếu xét về góc độ duy nhất là margin thì giá đất cao, margin sẽ giảm đó là điều bình thường
Tuy nhiên khi mình làm marin cao mà mình mua đất lâu và mình triển khai dự án cũng lâu thì giá trị return nội tại của dự án chưa chắc gì đã cao hơn khi margin nó ít lại nhưng mà cái quy trình đầu tư, thời gian đầu tư ngắn hơn
Do đó khi thị trường lên, chúng ta cũng sẽ mua ở giá đất cao hơn, Tuy nhiên lựa chọn về pháp lý của dự án cũng sẽ phù hợp, cho phép công ty bán hàng nhanh hơn và xoay đồng vốn về nhanh hơn, hỗ trợ cho việc công ty có các dự án mới
Câu hỏi về lợi ích của cổ đông thiểu số
Báo cáo tài chính quý 1, lợi ích của cổ đông thiểu số có phần nhỉnh hơn của cổ đông đa số, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời mà thôi
Vì hiện tại NLG đang đầu tư 6 dự án cùng một lúc. Vì 6 dự án là 6 công ty khác nhau, một số công ty đang trong giai đoạn đầu tư và bán hàng tốt như Izumi. Tuy nhiên cũng chưa có bàn giao sản phẩm cũng như hạch toán lợi nhuận, vì vậy Izumi cũng đang ghi nhận lỗ trên sổ sách. Đến khi nào họ bàn giao, sẽ có doanh thu và lợi nhuận.
Tổng danh mục dự án sẽ có 6 công ty, có những công ty chưa hạch toán lợi nhuận và có những công ty đã hạch toán, sau đó sẽ hạch toán tổng kết, điều đó lý giải cho lợi ích khác nhau giữa cổ đông thiểu số và đa số
Có bác nào đi dự ĐHCĐ của VWS thì hỏi xem công ty có định xây khách sạn hay không ở lô đất 650 m2 ở mặt phố cổ Đường Thành (phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm)? Câu hỏi thứ 2 là công ty có lô đất ở 179 Đinh Tiên Hoàng (Quận 1, TpHCM) diện tích là bao nhiêu m2 và dự kiến sử dụng làm gì? Mấy miếng đất ở Bắc Ninh, Hưng Yên sắp tới có định làm dự án gì không (đất rộng mấy hecta mà dùng chưa hiệu quả lắm)
Công ty vốn điều lệ bé tí mà nhiều đất quá, nhà nước đang nắm khoảng 36% không rõ bao giờ thì thoái vốn?
KQ sơ bộ Q1 2022: DCM ước đạt doanh thu 4.000 tỷ (tăng trưởng 115% svcc) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.515 tỷ (gấp 10 lần cùng kỳ) nhờ vào giá urê tăng cao. LNST Q1 đạt 72% dự báo cả năm và vượt kỳ vọng của RA VCSC.
Kế hoạch thận trọng năm 2022: DCM đặt kế hoạch doanh thu 9,1 nghìn tỷ đồng (-8,2% YoY) và LNST là 513 tỷ đồng (-73,2% YoY) . Dự báo LNST năm 2022 của DCM chỉ tương đương 24,4% dự báo năm 2022 của chúng tôi, mà chúng tôi tin rằng là do công ty thận trọng trong việc đặt ra các kế hoạch. Chúng tôi lưu ý rằng LNST thực tế năm 2020 và 2021 lần lượt là 12,8 lần và 9,7 lần so với kế hoạch công ty đặt ra vào đầu mỗi năm tương ứng.
Đại hội thông qua cổ tức tiền mặt 2021 là 1.800 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 5.2%) - cao hơn 50% so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 1.200 đồng/cổ phiếu. Đại hội thông qua KH cổ tức tiền mặt 2022 là 800 đồng/cổ phiếu so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 1.200 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 3.4%). Chúng tôi lưu ý rằng công ty thường tăng cổ tức bằng tiền mặt dựa trên kết quả lợi nhuận thực tế đạt được vào cuối năm
ĐHĐCĐ 2022 : TPB tập trung cho tăng trưởng bền vững, dài hạn
Kế hoạch 2022:
o Tổng tài sản dự kiến tăng 20% YoY đạt 350 nghìn tỷ đồng so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 14.8% YoY.
o Tăng trưởng tín dụng dự kiến tăng 18% YoY so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 25.7% YoY.
o Tăng trưởng huy động dự kiến sẽ tăng 12% YoY so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 18% YoY.
o LNTT dự kiến là 8.2 nghìn tỷ đồng (+36% YoY; chưa hợp nhất) so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 8,6 nghìn tỷ đồng (+43% YoY).
o TPB đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%.
o TPB kỳ vọng tỷ lệ CIR ở mức 33%, giảm so với năm 2021 (33.82%) và thấp hơn dự báo của chúng tôi (33.5%).
TPB cập nhật kế hoạch huy động vốn 2022: Ngoài kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu (thông qua phát hành 527,251,831 cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện 3:1, nguồn thanh toán chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại 2021). Sau phát hành, vốn điều lệ của TP tăng từ 15,818 tỷ đồng lên 21,143 tỷ đồng. Số vốn chủ sở hữu tăng thêm từ phương án sẽ được sử dụng để đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng viễn thông, mạng lưới chi nhánh, bổ sung vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn và bổ sung nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
TPB cho biết tăng trưởng tín dụng có thể vượt kế hoạch đề ra nhờ vào quy mô và khả năng tăng trưởng hiện tại. Tuy nhiên ban lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập ngoài lãi (NOII), đồng thời đưa ra ví dụ thực tế chứng minh rằng NOII có thể bù đắp cho phần thiếu hụt về thu nhập lãi thuần, kể cả trong trường hợp TPB không đạt chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ theo kế hoạch.
TPB cho rằng 2022 là năm bản lề trong công tác tái cấu trúc của ngân hàng (2021-2025) và trong quá trình lấn sân vào mảng cho vay tiêu dùng thông qua sáp nhập công ty tài chính Handico (Hafic). Theo ban lãnh đạo cho biết, TPB từ trước đến nay đã có kinh nghiệm trong xử lý nợ có vấn đề, đối với cả tài sản của TPB (trong quá trình tái cấu trúc 10 năm qua) và của các đơn vị yếu kém khác theo chỉ đạo của NHNN (liên quan kết quả hỗ trợ một số quỹ tín dụng nhân dân trong các năm gần đây), giúp tăng tốc quá trình tái cấu trúc và là bước đi mạnh mẽ vào thị trường tài chính tiêu dùng.
Livebanks (máy giao dịch video) sẽ thay thế dần hệ thống quầy giao dịch vật lý, đáp ứng giới hạn mở mới các chi nhánh và phòng giao dịch hàng năm của NHNN. Chia sẻ về quá trình triển khai Livebank, ban lãnh đạo cho biết hệ thống đã giúp thực hiện đến 90% thao tác của giao dịch viên tại quầy, và sẽ được bổ sung 50 đơn vị mới trong năm 2022, trong đó mỗi đơn vị có thể xử lý đến 4000-5000 giao dịch/tháng. Tuy nhiên, tốc độ mở mới Livebank không cao bằng năm trước, một phần nguyên nhân do tập khách hàng ngày càng chuyển dịch nhanh hơn sang các nền tảng giao dịch trực tuyến/di động