Giữa thời điểm ngành Bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn như mặt bằng lãi suất cao, thanh khoản thị trường bị đóng băng, những yếu tố vĩ mô không ủng hộ…. thì ai sẽ là người “Giải Cứu” NovaLand?
Trong báo cáo tài chính năm 2022 của Novaland, có thể thấy NVL đang tồn tại khoản nợ chính là từ khách hàng với khoảng 100 nghìn tỷ chiếm đến khoản 40% đến từ việc hợp tác với khách hàng để phát triển dự án. Khoản nợ lớn thứ hai là từ Ngân hàng với các khoản cho vay và trái phiếu với 65 nghìn tỷ chiếm khoảng 25%.
Hãng kiểm toán PwC lưu ý về 6 giả định hoạt động liên tục của Novaland:
1. Phải giải phóng được 5,537 tỷ bị giới hạn sử dụng bởi ngân hàng
2. Tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu thu về 9,750 tỷ
3. Tái cấu trúc khoản nợ vay và nợ trái phiếu
4. Tái cấu trúc doanh nghiệp
5. Các biện pháp hỗ trợ từ chính phủ
6. Hỗ trợ tài chính từ cổ đông lớn
Về khoản tiền giải phóng được từ ngân hàng và kế hoạch phát hành cổ phiếu so với khoản nợ của doanh nghiệp chỉ đủ để thanh toán lãi và duy trì các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
Thời gian vừa qua, nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách Novaland đã có dấu hiệu được khai thông về mặt thủ tục, pháp lý, … các khoản nợ cũng dần được tái cấp trúc từ đó giảm được các áp lực ngắn hạn, các dự án cũng được tái khởi công dưới sự hỗ trợ từ ngân hàng. Mà ở đây rất có thể ngân hàng cũng chính là cổ đông chính vì nắm trong tay lượng lớn các cổ phiếu được thế chấp của các cổ đông chính.
Tuy nhiên về mặt dài hạn vấn đề khách hàng vẫn là quan trọng nhất đối với sự sống còn của Novaland, theo tôi cần phải có được những yếu tố sau để duy trì khả năng hoạt động của doanh nghiệp:
1. Phải chia sẻ với khách hàng những kế hoạch, phương án trả nợ rõ ràng minh bạch đồng thời duy trì sự hoạt động liên tục của các dự án. Giúp khách hàng giải đáp được các thắc mắc nghi ngờ về khả năng của các dự án trong tương lai.
2. Để duy trì niềm tin của khách hàng và việc giãn nợ với khách hàng, Novaland cần phải đảm bảo việc trả nợ cho các chủ nợ khác như ngân hàng phải có tỷ lệ tương ứng với cơ cấu nợ, ngân hàng chỉ chiếm khoảng 25% thì không thể được ưu tiên hơn nhóm khách hàng với cơ cấu 40% được.
3. Novland cần lấy lại được uy tín hàng với khách hàng, đồng thời khả năng bán hàng phải được duy trì đây là yếu tố quan trọng nhất vì Novaland sở hữu một tệp khách hàng lớn nhưng sau khi các rủi ro xảy ra khách hàng đã dần mất niềm tin vào khả năng của NVL vì họ đã mất rất nhiều tiền vào đây. Có thể nói sự sống của Novaland phụ thuộc rất lớn vào khách hàng họ là người tiêu thụ sản phẩm cũng là người góp tài sản vào Novaland thậm chí thông qua việc vay ngân hàng và cho NVL vay ngược lại.
Theo bạn Novaland có lấy lại được niềm tin của khách hàng và tự cứu chính mình được không? Hãy cùng chia sẽ ý kiến dưới phần bình luận của bài viết.
Theo: Doctorhousing