NTP update MBS

Khuyến nghị trung lập cổ phiếu NTP với giá mục tiêu 51.300 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi xác định giá mục tiêu cho NTP của CTCP Nhựa Tiền Phong là 51.300 đồng (tăng 2% so với mức tham chiếu ngày 27/08/2021) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, phản ánh kỳ vọng về kết quả kinh doanh thấp hơn trong quý III/2021 cũng như áp lực tăng giá của nguyên liệu đầu vào.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021, NTP duy trì kết quả kinh doanh ổn định với doanh thu thuần tăng 6,4% so với cùng kỳ, đạt 2.395 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 32,3%, đạt 270 tỷ đồng. Tuy vậy, biên lợi nhuận gộp của NTP đã giảm 6,34% xuống còn 26% so với nửa đầu năm 2020, do giá hạt nhựa đầu vào đã liên tục tăng từ đầu năm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng lần lượt giảm 56.2% và 21.8% so với cùng kỳ sau khi NTP mạnh mẽ cắt giảm chi phí và đồng thời giảm mức chiết khấu cho đại lý trong thời điểm đại dịch khiến tăng trưởng doanh thu thấp hơn.

Nợ ngắn hạn tăng 60,7% so với cùng kỳ trong khi hàng tồn kho đang ở mức cao - hơn 1.020 tỷ đồng, cao hơn 53,2% so với thời điểm cuối năm 2020. Giá nguyên liệu tăng đẩy giá thành phẩm của NTP cao hơn, công ty có xu hướng tích trữ thêm nguyên liệu để giảm ảnh hưởng từ giá đầu vào. NTP dùng nợ ngắn hạn như nguồn tiền để nhập nguyên liệu cho sx, mức tăng của nợ ngắn hạn tương ứng với mức tăng của hàng tồn kho.

Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng lên 2,87 lần so với mức 2,46 lần của 6 tháng đầu năm 2020, thể hiện động thái cải thiện để giảm rủi ro chiếm dụng vốn từ khách hàng của công ty.

Quan điểm đầu tư: Giá hạt nhựa PP đầu vào đang có xu hướng chững lại nhưng giá hạt nhựa PVC và HDPE vẫn đang duy trì nhịp tăng, làm gia tăng chi phí sản xuất và thu hẹp biên lợi nhuận gộp của NTP.

Dịch Covid-19 kéo dài với diễn biến bất thường làm đình trệ các dự án nhà ở và hạ tầng cơ sở, nhu cầu cho nhựa xây dựng cũng suy giảm theo.

Tuy tập trung vào nhóm khách hàng khu vực miền Bắc, NTP vẫn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhóm các doanh nghiệp nhựa miền Nam như đối thủ lâu năm BMP và các công ty mới phát triển mảng nhựa xây dựng như HSG, Tân Á Đại Thành.

Mức tăng giá bán của NTP trong thời gian vừa qua là khá lớn và tăng nhiều hơn BMP, giảm sức cạnh tranh về giá giữa thời điểm các doanh nghiệp xây dựng giảm tiến độ do giá nguyên vật liệu xây dựng đã tăng quá cao, đặc biệt là thép.

Rủi ro tới từ việc nhà máy không hoạt động hết công suất định mức bình thường, sẽ có một phần chi phí sản xuất chung không được phân bổ vào giá thành của thành phẩm hàng tồn kho mà sẽ ghi nhận thẳng vào chi phí sx chung trong kỳ, làm tăng chi phí trong kỳ.

Cũng giống như BMP, CTCP Nhựa Tiền Phong (mã NTP) sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ mức sụt giảm mạnh của giá PVC trong nửa cuối 2022. Với triển vọng giá PVC duy trì thấp trong thời gian tới, hiệu quả kinh doanh của NTP sẽ được cải thiện rõ rệt. Sản lượng tiêu thụ hồi phục tích cực trong nửa cuối 2022 và tăng trưởng trong 2023: Với vị thế số 1 chiếm tới 60% thị phần tại miền Bắc, sản lượng tiêu thụ của NTP sẽ được thúc đẩy khi số căn hộ đang triển khai tại miền Bắc hồi phục khá tích cực trong nửa đầu năm 2022. Biên lợi nhuận trong nửa cuối năm 2022 sẽ tiếp tục mở rộng khi chi phí nguyên vật liệu đầu vào có mức giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022 và giá bán neo cao, tuy nhiên các nhà sản xuất sẽ gia tăng mức chiết khấu để cạnh tranh nhờ giá đầu vào thấp. Biên lợi nhuận trong năm 2023 duy trì mức cao nhờ chi phí đầu vào thấp. Sản lượng tiêu thụ năm 2023 tăng trưởng tốt tuy nhiên phải tăng chiết khấu để duy trì thị phần. Định giá bằng phương pháp P/E: EPS forward 5.161 đồng/CP, P/E mục tiêu 10x = 52.000 đồng/cp. Định giá bằng phương pháp chiết khấu FCFF: Giá trị 1 cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu FCFF đạt 52.000 đồng/cp. Giá mục tiêu định giá theo 2 phương pháp đạt 52.000 đồng/cp (UPSIDE: 33%), đồng thời khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NTP.