OCB update MBS

Khuyến nghị mua OCB với mức giá mục tiêu là 29.600 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Ngân hàng TMCP Phương Đông là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khá và khả năng sinh lời tốt. Trong giai đoạn 2015 – 2020, tổng tài sản của OCB ghi nhận CAGR 25%, trong khi tổng tiền gửi huy động tăng 25% và tổng dư nợ TT1 tăng 26%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành. NIM và ROE cao hơn bình quân so với các ngân hàng cùng quy mô, đạt tương ứng 3,9% và 24,4% trong năm 2020.

Chất lượng tài sản được cải thiện với tỷ lệ bao nợ xấu tăng dần. NPL giảm dần từ 2,3% năm 2018 xuống còn 1,7% cuối năm 2020 trong khi tỷ lệ bao nợ xấu tăng đáng kể trong vài năm trở lại đây, đạt mức 62%. Dư nợ phân tán tốt, phù hợp với định hướng quản trị rủi ro chặt chẽ và linh động của OCB. Cần lưu ý rằng Ngân hàng đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC.

Chi phí hoạt động duy trì thấp. Nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng với việc phát triển phương thức đa kênh OMNI từ tháng 3/2018, CIR của OCB giảm mạnh từ >53% năm 2017 xuống còn 29% trong năm 2020, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng. Theo đánh giá về mức độ phát triển theo định hướng ngân hàng số của Gartner, OCB OMNI đạt mức 51% vào năm 2020, cao hơn mức trung bình của ngành ngân hàng (32%).

Kỳ vọng nâng cao hiệu quả hoạt động từ cổ đông chiến lược đến từ Nhật Bản – Aozora. Năm 2020, Ngân hàng Aozora Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược của OCB, tạo tiền đề hỗ trợ phát triển kinh doanh, các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, và ngân hàng số cho OCB trong tương lai.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu OCB. Mức giá mục tiêu là 29.600 đồng/CP dựa trên kết hợp phương pháp so sánh P/B và chiết khấu thu nhập thặng dư (RI). Giá mục tiêu tương ứng P/B forward khoảng 1,5 lần (theo BVPS 2021F khoảng 19.468 đồng).

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

1 Likes

huyến nghị mua cổ phiếu OCB với giá mục tiêu 31.100 đồng/CP CTCK Phú Hưng (PHS) Kết thúc nửa đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – sàn HOSE) đạt 7,1%. Do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội lên tình hình kinh tế, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2021 của OCB sẽ đạt 16,1%, thấp hơn mức tăng 25,7% vào năm 2020. Năm 2022, khi hoạt động kinh tế bắt đầu trở lại bình thường, hoạt động sản xuất và kinh doanh phục hồi, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2022 của OCB sẽ phục hồi lên mức 25,4%. Chúng tôi ước tính OCB sẽ giảm khoảng 100 bps lãi suất cho vay so với nửa cuối năm 2021 trên 20% dư nợ cho vay. Ở chiều huy động vốn, chúng tôi ước tính lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn trung bình của OCB sẽ giảm 20 bps trong nửa cuối năm 2021 so với cuối quý II/2021. Qua đó, đưa NIM năm 2021 giảm 6 bps so với cuối quý II/2021 còn 4,01%, nhưng tăng 11 bps so với cuối năm 2020. Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà Nước sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp trong nửa đầu năm 2022 để kích thích nền kinh tế phục hồi, và mặt bằng lãi suất có thể sẽ tăng nhẹ vào nửa cuối năm 2022 do áp lực của lạm phát, qua đó đưa NIM 2022 đạt 4,07% Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ đến ngày 30/06/2022. Qua đó, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ xấu của OCB đạt 1,80% trong năm 2021 và đạt 1,92% vào năm 2022. Thông tư 14 giữ nguyên tiến độ trích lập dự phòng của Thông tư 01. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của OCB vào cuối tháng 6/2021 là 70%, thấp hơn mức trung bình ngành là 88%. Do đó, chúng tôi ước tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2021 và năm 2022 tăng lần lượt là 43,1% so với cùng kỳ năm trước và 49,4% lên 1.807 tỷ đồng và 2.700 tỷ đồng, qua đó đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2021 và năm 2022 lên lần lượt là 74,4% và 83,4%. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 31.100 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này. Rủi ro: (1) Áp lực từ dịch bệnh Covid-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động của OCB trong năm nay; (2) Rủi ro pha loãng cổ phiếu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro từ nguồn doanh thu từ mua bán chứng khoán đầu tư không bền vững.

Khuyến nghị tích cực dành cho OCB với giá mục tiêu 32.098 đồng/CP CTCK Bảo Việt (BVSC) Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – sàn HOSE) ghi nhận kết quả kinh doanh quý III/2021 ấn tượng với lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 71,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.107,1 tỷ đồng trong bối cảnh COVID-19 tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Điểm nhấn chính là Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ; Lãi lớn từ chứng khoán đầu tư; CIR tiếp tục được tối ưu hóa thuộc nhóm thấp nhất ngành; và Chất lượng tài sản cải thiện đáng kể. Lũy kế, lợi nhuận trước thuế 9 tháng năm 2021 của OCB tăng mạnh 50,0% so với cùng kỳ lên 3.768,1 tỷ đồng, đạt 68,5% kế hoạch của OCB và dự báo hiện tại của BVSC. OCB đóng cửa ở mức 26.950 đồng/cổ phiếu vào ngày 02/11/2021, giao dịch ở mức P/B năm 2021 là 1,67x và năm 2022 là 1,35x, tỏ ra hấp dẫn, với mức ROE tốt là 21,6%, chất lượng tài sản cải thiện rõ rệt và cơ sở vốn vững chắc. Khuyến nghị Outperform với giá mục tiêu cuối năm 2022 là 32.098 đồng/cổ phiếu (Upside: 19,1%). Chúng tôi kỳ vọng đợt tăng vốn sắp tới của OCB (qua phát hành riêng lẻ 5,1%), dự kiến hoàn thành trong quý IV/2021, không chỉ giúp duy trì đà tăng trưởng tín dụng cao; mà còn tăng cường khả năng quản trị rủi ro, thúc đấy việc đánh giá lại định giá.

Năm 2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – sàn HOSE) đặt kế hoạch dư nợ thị trường 1 tăng 25% so với năm ngoái, đạt 129 nghìn tỷ đồng, huy động thị trường 1 tăng 23% đạt 155 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế tăng 29% lên 7.110 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 1%. Năm 2022, Ngân hàng tiếp tục định hướng tập trung vào hoạt động bán lẻ và các phân khúc ưu tiên của OCB, mở rộng sản phẩm, đa dạng hóa nguồn thu, chuyển đổi số toàn diện OCB, kết nối hệ sinh thái và số hóa quy trình nội bộ, duy trì mức xếp hạng tín nhiệm của Moody’s và đạt xếp loại hạng A theo Thông tư 52/2018/TTNHNN. Quý I/2022, lợi nhuận trước thuế OCB đạt 1.115 tỷ đồng (giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái), hoàn thành 15,7% kế hoạch năm 2022. Do thay đổi về chính sách trích lập dự phòng rủi ro, ngân hàng trích bổ sung dự phòng phân nhóm nợ trong báo cáo tài chính quý I/2022, nên lợi nhuận sau thuế đạt 836 tỷ đồng (giảm 17,4%). Dư nợ tín dụng tăng 6%, tổng tài sản tăng 2%. Chúng tôi tin rằng thực hiện chiến lược chuyển đổi số toàn diện và tập trung phát triển cho vay bán lẻ và cho vay SME và MSME, cùng với sự hợp tác chiến lược với Aozora Bank sẽ tạo động lực tăng trưởng cho OCB trong năm 2022. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 33.000 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này. Rủi ro: (1) Áp lực từ lạm phát có thể ảnh hưởng tới hoạt động của OCB trong năm nay; (2) Rủi ro pha loãng; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro từ nguồn doanh thu từ mua bán chứng khoán đầu tư không bền vững.

Kết thúc quý I/2023, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – sàn HOSE) tăng trưởng 5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1.751 tỷ đồng, đóng góp 84% vào thu nhập hoạt động. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng đạt 339 tỷ đồng, duy trì mức so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của OCB trong quý I/2023 tăng 18% lên 786 tỷ đồng do ngân hàng giảm mạnh trích lập dự phòng và sự tăng trưởng chậm lại của hoạt động cho vay. Chúng tôi kỳ vọng nhu cầu tín dụng sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2023 do đó ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của OCB đạt 16,8%. Chúng tôi kỳ vọng xu hướng giảm lãi suất tiếp tục trong năm 2023, qua đó ước tính NIM của OCB đạt 3,87%, giảm 13 bps so với năm 2022. Thông tư 02/2023/TT-NHNN cho phép tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với không ít khách hàng từ ngày 24/4/2023 đến hết 30/6/2024. Qua đó, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ xấu của OCB đạt 2,63% trong năm 2023. Dù đối mặt với nhiều thách thức từ hoạt động của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của OCB trong năm 2023, nhưng chúng tôi kỳ vọng nhờ sức mạnh nội tại từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và sự phục hồi của hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư sẽ tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của OCB trong năm nay. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu OCB là 24.800 đồng/CP. Đồng thời, khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2023 của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB – sàn HOSE) đạt 14%: 6 tháng đầu năm 2023, tăng trưởng tín dụng của OCB đạt 6,6%, trong đó tập trung vào lĩnh vực đầu tư công, bán lẻ trong nước, sản xuất tiêu dùng… được NHNN khuyến khích giải ngân, do đó kỳ vọng năm 2023 OCB có thể tăng trưởng tín dụng tốt hơn trung bình ngành. Bên cạnh đó, sản phẩm cho vay cá nhân tích hợp trên nền tảng giao dịch online hướng đến tập khách hàng đại chúng và nhu cầu cấp thiết: Ứng dụng tìm và cho vay mua nhà trực tuyến Unlock Dream Home bước đầu ghi nhận kết quả tích cực và nỗ lực phát triển công nghệ số Ngân hàng mở API giúp OCB tối ưu hóa chi phí trong khai thác khách hàng mới và chi phí vận hành. Một triển vọng khác đối với OCB là chiến lược tập trung vào nhóm khách hàng đại chúng, trẻ tuối và thu nhập cơ bản là triển vọng cho OCB khi các điều kiện kinh tế thuận lợi. Tuy nhiên, trong bối cảnh vĩ mô gặp một số thách thức như lãi suất cao, thu nhập người dân bị ảnh hưởng… khiến OCB gặp phải rủi ro về tín dụng trong dài hạn khi tập trung vào nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, nợ xấu của OCB có nguy cơ tăng cao từ các khoản vay dài hạn và cho vay tiêu dùng khi lãi suất cho vay đang thấp hơn mặt bằng chung cho vay của thị trường. Do đó, chúng tôi ước tính OCB có thể đạt 4.825 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2023 (tăng 9,93% so với năm ngoái) và khuyến nghị trung lập cho cổ phiếu OCB với giá trị hợp lý là 18.309 đồng/cổ phiếu.