OGC Ngựa chiến đường dài

                                                PHÂN TÍCH OGC
  1. TÌNH HÌNH KINH DOANH

Ocean Group ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt 154,3 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu bán hàng tăng 15,5% lên 113,2 tỷ đồng; doanh thu cung cấp dịch vụ là 23 tỷ đồng, gấp 3,7 lần cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng 21% lên 103 tỷ đồng giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 27,9% lên 33,2%.

Doanh thu tài chính giảm 96,3% còn 210 triệu đồng do lãi tiền gửi và tiền cho vay giảm mạnh. Chi phí tài chính tăng 72,8% lên 12,8 tỷ đồng do công ty bỏ thêm 5 tỷ đồng để trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn do giá cổ phiếu PVR giảm trong kỳ. Ngoài ra, chi phí bán hàng của Ocean Group đi ngang so với cùng kỳ còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 59%.
Bên cạnh đó, khoản lợi nhuận khác của công ty đã giảm từ lãi 58,7 tỷ đồng về lỗ 4,4 tỷ đồng do năm nay không ghi nhận giảm các khoản công nợ phải trả cho CTCP tài chính Điện lực sau khi có phán quyết của tòa án có thẩm quyền về tranh chấp giữa hai bên liên quan trong giao dịch đặt mua cổ phần OCH phát sinh từ 2014.
Kết quả, Ocean Group ghi nhận khoản lỗ sau thuế là 21 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 42 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là âm 14,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 50,5 tỷ đồng; EPS giảm từ 168 đồng về âm 48 đồng. Đây là quý thứ 2 liên tiếp công ty ghi nhận lỗ, kể cả sau khi đổi chủ.

Đơn vị: tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Ocean Group ghi nhận doanh thu thuần 256,8 tỷ đồng, tăng 16,6% so với nửa đầu năm 2021. Biên lãi gộp tưng từ 23,2% lên 26,3%. Tuy nhiên, sau 2 quý khoản lỗ sau thuế của công ty là 59,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 16,3 tỷ đồng

  1. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

image

Tại thời điểm 30/6, khoản lỗ lũy kế của công ty là 2.760 tỷ đồng. Vốn góp chủ sở hữu đạt 3.000 tỷ đồng cùng với số khoản mục khác ghi nhận dương nên vốn chủ sở hữu vẫn đang dương 956 tỷ đồng. Nợ vay tài chính ở mức 157,7 tỷ đồng; giảm 9% trong đó 95,9% là nợ dài hạn.
Tổng tài sản của công ty đạt 2.881 tỷ đồng, giảm khoảng 2% so với đầu năm. Khoản đầu tư cho kinh doanh chứng khoán của công ty giảm 75,5% còn 21,7 tỷ đồng, trong khi đó trích lập dự phòng chứng khoán kinh doanh giảm tăng 10 tỷ đồng lên 11,2 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn là 415,8 tỷ đồng, nhưng trích lập dự phòng cho những khoản đó đòi lên đến 1.030 tỷ đồng.

Trong cơ cấu tài sản thì tài sản dài hạn chiếm 91%, tài sản ngắn hạn chiếm 9%. trong đó đầu tư vào công ty con chiếm phần lớn chủ đạo ( công ty cp khách sạn và dịch vụ OCH với tỉ lệ sở hữu 60%- kd khách sạn, công ty cp đại dương thăng long sở hữu 94% vốn điều lệ - xd kd bđs, dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh tăng 10 lần sv đầu năm, các khoảng tương đương tiền tăng gấp 5 lần. Nợ gấp 3 lần VCSH nguyên nhân chủ yếu đến từ nhóm nợ dài hạn.

3.TÀI SẢN DOANH NGHIỆP

Về Ocean Group, đơn vị này là doanh nghiệp đa ngành, hoạt động trong các lĩnh vực từ bất động sản, dịch vụ khách sạn với thương hiệu Star City, Sunrise hay trong lĩnh vực thực phẩm với thương hiệu kem Tràng Tiền, bánh Givral thông qua công ty con là One Capital Hospitality ( HNX: OCH ) và cả Ocean Bank.

Công ty hiện đang sở hữu dự án tại số 25 Trần Khánh Dư, Hà Nội. Khu đất vàng có diện tích hơn 5.400m2, vốn đầu tư 700 tỷ đồng. Dự án được khởi công từ năm 2016, tuy nhiên phải dừng triển khai theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng. Ocean Group cho biết đang tích cực làm việc với Bộ Quốc phòng và các cơ quan quản lý để tái khởi động lại dự án khi có đủ điều kiện.

Tại TP HCM, OGC cũng sở hữu dự án ở vị trí đắc địa là Lega Fashion House, Quận 10. Khu đất rộng hơn 5.000m2, tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng. Năm 2015, Ocean Group đã tính đến việc thoái vốn khỏi dự án. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Tập đoàn đang đàm phán với Legamex và các bên tham gia dự án nhằm tiếp tục triển khai trong thời gian tới.

Một dự án đáng chú ý nữa là tổ hợp văn phòng và chung cư Lê Văn Lương, Hà Nội. Đây là dự án Ocean Group nhận chuyển nhượng từ Licogi 19. Dự án có quy mô 4.632 m2, tổng mức đầu tư dự kiến thời điểm đó chỉ 1.400 tỷ đồng. Sau nhiều năm đóng băng, dự án vẫn chưa thực hiện xong giải phóng mặt bằng. Ocean Group cho biết sẽ bắt tay vào triển khai trong thời gian tới.

• VỀ OCH

OGC sở hữu gần 60% OCH vào cuối tháng 9 năm 2020, theo báo cáo tài chính.

Công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và khách sạn, điều hành các tài sản khách sạn như Sunrise Nha Trang, Sunrise Hội An, Starcity Nha Trang, Starcity Airport Ho Chi Minh City và Starcity Tây Hồ Hà Nội, cùng nhiều công ty khác

Ngoài là chủ của hãng kem Tràng Tiền nổi tiếng sở hữu 1.500m2 “đất vàng” tại 35 Tràng Tiền sát Hồ Gươm với giá thị trường lên tới cả tỷ đồng mỗi mét vuông, OCH hiện là chủ sở hữu thương hiệu bánh Givral nổi tiếng hơn 70 năm tuổi tại TP.HCM.

  1. OGC ĐỔI CHỦ TỪ THÁNG 5 .

IDS Equity Holdings hoàn thành kiểm soát cổ phần chi phối tại Ocean Group (OGC) và (OCH)

Theo DealStreetAsia, mới đây, một nhóm nhà đầu tư trong đó IDS Equity Holdings, một công ty đầu tư tài sản rủi ro tại Việt Nam, là nhà đầu tư chính vừa thông báo đã kiểm soát tổng cộng hơn 51% cổ phần tại Ocean Group (OGC) và hơn 22% của Ocean Hospitality (OCH) – công ty con của OGC.

Trong phiên họp cổ đông thường niên năm nay, hầu hết thành viên HĐQT, Ban kiểm soát đương nhiệm của Ocean Group đã từ nhiệm với lý do cá nhân. Thay vào đó, các cá nhân mới được bổ nhiệm thay thế đều là người của IDS Equity Holdings. Ngoài việc tiếp quản Ocean Group, nhóm cổ đông IDS Equity Holdings cũng đã tiếp quản cả One Capital Hospitality (OCH)

Trước đó, IDS nắm giữ cổ phần ở cả OGC và OCH như một khoản đầu tư thụ động dài hạn, nhưng đã quyết định sẽ tiến hành tiếp quản quyền điều hành, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh để OGC. Giá trị của thương vụ không được tiết lộ, nhưng theo DealStreetAsia, nhóm các nhà đầu tư của IDS Equity Holdings đã chi khoảng 50 triệu USD để kiểm soát OGC (51,02%) và 20 triệu USD cho OCH (22,32%).

• IDS EQUITY HOLDINGS LÀ AI?

Tập trung vào các tài sản rủi ro và nợ xấu tại thị trường Việt Nam, IDS Equity Holdings là công ty con của Leadvisors Capital Management với Tập đoàn Samurai Power (Nhật Bản).

IDS đã làm việc với các ngân hàng trong nước nhằm phát triển danh mục nợ xấu (NPL) của mình, đặc biệt kể từ khi đại dịch COVID-19. Trong quý 4 năm 2019, công ty đã mua lại khoản nợ của tòa nhà văn phòng Time House tại Hà Nội từ PVCombank và tăng hạn mức tín dụng cho chủ đầu tư dự án, cung cấp nguồn lực cần thiết để chủ doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và quản lý dòng tiền. Trong vòng chưa đầy 15 tháng, Time House đã cho thuê với tỷ lệ lấp đầy 100% và dòng tiền, kết quả kinh doanh của chủ đầu tư đã ổn định trở lại. “Cách tiếp cận của chúng tôi là hỗ trợ các chủ doanh nghiệp đứng vững và có nhiều thời gian để xoay sở hơn khi họ gặp vấn đề về dòng tiền và không thể trả nợ đúng hạn”.

Hoạt động từ năm 2011, năm 2017 IDS nhận đầu tư 10 triệu đô la từ Tập đoàn Meldia Group (Nhật Bản) và thêm 31 triệu đô la từ Samurai Power năm 2018. Năm 2019, tại Hội nghị Đầu tư Việt Nam – Nhật Bản tổ chức bởi JETRO và Bộ Kế hoạch Đầu tư Việt Nam tại Tokyo, Tập đoàn Raysum Co., Ltd và Quỹ mua nợ xấu Argo Holdings Co cùng IDS Equity Holdings ký kết Biên bản ghi nhớ trị giá 500 triệu đô la để đầu tư, phát triển các dự án bất động sản dịch vụ gồm văn phòng và khách sạn thông qua các hoạt động đầu tư trực tiếp và xử lý nợ xấu tại Việt Nam.

  1. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

• TÌNH HÌNH CƠ CẤU NỢ
Theo đó, Công ty thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản từ 10/6 đến 14/6 về việc xử lý đối với các khoản nợ phải thu khó đòi của Công ty.
Cụ thể, Công ty đưa ra theo dõi ngoại bảng trên báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc 31/12/2021 đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được trích lập dự phòng 100% giá trị là 2.553,2 tỷ đồng. Trong đó, phải thu về cho vay ngắn hạn 1.154,3 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn của khách hàng 81,7 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn khác 868,7 tỷ đồng; trả trước cho người bán ngắn hạn 168,1 tỷ đồng; và trả trước cho người bán dài hạn 276,8 tỷ đồng.
Công ty cho biết thêm, các khoản nợ phải thu khó đòi của công ty và công ty con đã tồn tại từ năm 2014 đến nay, các khoản nợ này đều liên quan đến thời kỳ của lãnh đạo cũ với tính pháp lý phức tạp, hầu hết các khoản nợ không có tài sản đảm bảo, khó có khả năng thu hồi và đã được trích lập dự phòng 100% từ khi phát sinh năm 2014 tới nay.
Mới đây, Ocean Group đã có thông báo về việc bán đấu giá 7 khoản nợ xấu với tổng dư nợ gốc hơn 1.072 tỷ đồng, phát sinh trong giai đoạn 2009-2015.
1.

       Các khoản nợ đang được Ocean Group thanh lý.

Các khoản nợ này chủ yếu phát sinh từ các khoản phải thu của tập đoàn với đối tác. Ngoài ra, một số khoản nợ còn phát sinh từ giao dịch cho vay theo diện hỗ trợ vốn, hợp tác ủy thác đầu tư và tạm ứng thực hiện hợp đồng.

Trong 7 khoản nợ này, khoản nợ có giá trị lớn nhất là 380,5 tỷ đồng phát sinh tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Vneco Hà Nội từ năm 2014. Trong khi khoản nợ có giá trị nhỏ nhất là 10 tỷ phát sinh với Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Topcare cùng năm.

Tuy nhiên, trong 7 khoản nợ xấu được Ocean Group mang ra bán đấu giá, duy nhất khoản nợ 270,15 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bình Dương Xanh có tài sản bảo đảm là 27 triệu cổ phiếu Công ty Gia Phát. Trong khi đó, cả 6 khoản nợ còn lại được Ocean Group rao bán đợt này đều là vay tín chấp.

Không chỉ Ocean Group, một công ty khác trực thuộc tập đoàn này là Công ty cổ phần Đầu tư Đại Dương Thăng Long cũng chào bán khoản nợ phải thu phát sinh với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Sông Đà với số dư nợ gốc (chưa bao gồm các khoản lãi, phạt) hơn 640 tỷ đồng.

Tương tự Ocean Group, khoản nợ trên chỉ được Đại Dương Thăng Long rao bán với giá khởi điểm 20 tỷ đồng, chỉ tương đương 3% dư nợ gốc.

• OCH ĐƯỢC GIAO DỊCH THỬA ĐẤT Ở KCN MÊ LINH

CTCP Khách sạn và Dịch vụ OCH vừa có thông báo nhận được công văn của C03 (Bộ CA) về vụ án hình sự số 09/QĐ-CSKT-P9 ngày 22/12/2021.
Trong báo cáo tài chính năm 2020, OCH bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA yêu cầu tạm dừng mọi giao dịch đối với thửa đất số L45-1, Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội.
Thế nhưng, vào ngày 31/12/2020, OCH đã hoàn tất việc chuyển giao khu đất này cho Công ty TNHH An Việt Hà Nội và ghi nhận doanh thu hơn 38 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tới ngày 27/1/2021, OCH nhận được văn bản của C03 (Bộ CA) về việc tạm dừng mọi biến động (giao dịch chuyển nhượng mua, bán, cho tặng, cầm cố, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) đối với thửa đất L45-1 KCN Quang Minh cho đến khi có ý kiến của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA.
Như vậy, đến nay, C03 đã có quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 09/QĐ-CSKT-P9 ngày 22/12/2021. Do đó, mọi biến động liên quan đến thửa đất số L45-1 Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, TP Hà Nội, C03 đề nghị OCH giải quyết theo quy định của pháp luật.

• OGC ĐƯỢC GIAO DỊCH SỐ CỔ PHIẾU ĐANG NẮM GIỮ TẠI OCH

Cùng ngày, Ocean Group (HOSE: OGC) cũng nhận được thông báo của Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ CA quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan tới OCH.
Đây là vụ án đã được tiến hành từ ngày 26/1/2021, trong đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ CA tiến hành điều tra về hành vi vi phạm của một số cá nhân tại OCH gây thiệt hại tới tài sản của người khác. Trong quá trình điều tra, Cơ quan này đã yêu cầu tạm ngưng mọi biến động đối với lượng cổ phiếu OCH đang nắm giữ.
Tuy nhiên, sau gần 1 năm điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ CA đã quyết định không khởi tố vụ án hình sự liên quan tới OCH. Do đó, Ocean Group được phép tiến hành giao dịch cổ phiếu OCH đang nắm giữ theo quy định của pháp luật.
Tại thời điểm cuối quý 3/2021, Ocean Group đang nắm giữ hơn 119 triệu cổ phiếu OCH, tương ứng 59.85% vốn

  1. PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU.

    Đối với các dự án bất động sản và đầu tư, OGC sẽ tập trung hoàn tất thủ tục pháp lý, công tác chuẩn bị đầu tư để sớm triển khai thực hiện các dự án khi có đủ điều kiện. Theo đó, OHC sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng Kem Tràng Tiền và Bánh Givral và rút vốn tại Dự án Công viên Hồ Điều Hòa, Dự án Licogi 19, Dự án Gia Định Plaza. Ngoài ra, OGC cũng sẽ nghiên cứu đầu tư từ 1 đến 2 Dự án mới về lĩnh vực Bất động sản khu công nghiệp, kho vận, nhà ở, …

Việc tái khởi động dự án theo dự đoán của tôi có thể BLD mới có 2 lựa chọn:

  • Tái cơ cấu tài sản, Bán 1 phần tài sản để dồn tiền triển khai các dự án đất vàng.(20%)

OGC gần đây đã công bố sự chấp thuận của Hội đồng quản trị để giảm bớt cổ phần nắm giữ tại OCH để bù đắp khoản nợ trị giá hơn 2.800 tỷ đồng vào cuối tháng 9 năm 2020.
Việc thoái vốn tại OCH sẽ khiến OGC không còn là cổ đông kiểm soát của OCH, khiến OGC sẽ mất đến 93% doanh thu đến từ hoạt động kinh doanh trong báo cáo tài chính hợp nhất.

  • Bơm vốn, kêu gọi vốn để khởi động lại các dự án bất động sản, tái cơ cấu nợ, tháo các nút thắt để hoàn nhập dự phòng hàng ngàn tỷ đang mắc ở các công ty con…(80%)
  1. ĐỊNH GIÁ

Tổng tài sản nắm giữ ước tích : 15k tỷ.

  • Lợi nhuận : Chưa có chuyển biến tích cực, năm 2022 BLD mới sẽ có những phương án cơ cấu nợ xấu, thu xếp nguồn vốn thực hiện các dự án trọng điểm. Nếu hoàn nhập dự phòng thuận lợi có thể mang lại lợi nhuận tích cực năm 2022

  • Với việc thoái vốn OCH có thể sẽ giúp OGC đạt được kế hoạch năm 2022 với 54 tỷ LN và trở lại đà tăng trưởng khi triển khai các dự án với mục tiêu vốn hóa 6000 tỷ. Tương ứng với giá cp mục tiêu quanh 20,000 VND.

  1. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

   OGC hiện đã thoát khỏi xu hướng giảm và có nhịp tích lũy đáy quanh nền giá 13,000 vnd với thanh khoản thấp. Có thể giải ngân từng phần quanh nền giá 13,000 vnd và giải ngân gia tăng khi OGC vượt 14,200 vnd với thanh khoản lớn trên 1,5tr cp/ phiên. Mục tiêu ngắn hạn quanh kháng cự 16,000 vnd và dài hạn quanh đỉnh cũ 20,000 vnd.
1 Likes

Sau khi các bác khuyến nghị phân tích về 2x thì giờ con này đang gần mệnh…

Múc ogc chuẩn bị chạy

1 Likes