Ối gì kia? bất động sản khu công nghiệp - "những viên kim cương trong cát" giai đoạn 2018-2030

, , , ,

BẤT ĐỘNG SẢN KHU CÔNG NGHIỆP - “NHỮNG VIÊN KIM CƯƠNG TRONG CÁT” GIAI ĐOẠN 2018-2030

  1. Chúng ta sẽ điểm lại những lý do vì sao Việt Nam là điểm đến để thu hút mạnh dòng vốn FDI:
  • Thứ nhất là giá chi phí đầu vào, với 2 loại chi phí giá cao nhất là Giá Điện và Giá Nhân Công:
    => Việt Nam có Giá Điện ở mức trung bình thấp và Dân số vàng trong giai đoạn 2022-2039.
    Giá Điện của Việt Nam ở mức trung bình thấp, chỉ bằng ¼ -1/5 so với các Quốc gia có giá Điện cao nhất toàn cầu. So với Trung Quốc thì giá Điện Việt Nam thấp hơn khoảng 10%.

So với khu vực Đông Nam Á thì chỉ có Lào và Malaysia là có giá điện rẻ hơn Việt Nam mà thôi.
Chính vì giá Điện cực kỳ rẻ này mà Việt Nam đã thu hút rất tốt các ngành tiêu thụ nhiều Điện năng trong giai đoạn 2010-2014, nhưng các ngành này thường ảnh hưởng nhiều tới môi trường, nên sau này cũng không phải là trọng số quan trọng nhất. Dù vậy thì đây vẫn là 1 yếu tố hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Trong nước thì các mảng tiêu thụ Điện năng nhiều như Hóa chất, Xi măng, Sắt thép thì cũng rất hạn chế doanh nghiệp mới tham gia để hạn chế việc ảnh hưởng tới môi trường.
Yếu tố thứ hai là Việt Nam đang có Dân số Vàng. Với tháp dân số của Việt Nam thì Việt Nam có tỷ lệ nam giới cao hơn nữ giới trong độ tuổi 20-45. Đồng thời ngưỡng tuổi trung bình của Việt Nam là 30,4 tuổi cho thấy VN sẽ có giai đoạn Dân số vàng cho đến năm 2040. Như vậy Việt Nam vẫn còn 18 năm với dân số ở trong giai đoạn Dân số vàng.
Nhờ đó Việt Nam có lượng Cung nhân công cực lớn, dẫn tới chi phí Nhân công, chi phí tiền lương ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây cũng là yếu tố thu hút rất nhiều doanh nghiệp thâm dụng nhiều lao động, ví dụ như ngành Dệt May.

  • Thứ hai là về yếu tố vị trí địa lý và chính trị của Việt Nam:
    Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí đồng nhất lớn nhất, vì từ Nam tới Bắc không hề có sự chia cắt về địa lý. Ví dụ như Indonesia hay Philipin tuy dân số lớn nhưng lại bị chia tách bởi rất nhiều hòn đảo nhỏ => Dẫn tới việc Indonesia có sự chênh lệch rất lớn về chính sách và chính trị giữa các hòn đảo. Trong khi đó Myanmar lại đang có xung đột về chính trị và chưa biết bao giờ mới hết bất ổn. Ngoài ra 1 đối thủ rất lớn của Việt Nam là Thái Lan. Tuy nhiên ở Thái Lan có xung đột về tôn giáo, dẫn đến xung đột nội bộ giữa phe Áo Vàng và phe Áo Đỏ và chính trị cũng chưa ổn định.
    Lào thì gặp bất lợi lớn khi không có đường ra biển dù đang đặt mục tiêu xây dựng nhiều Thủy điện để hạ giá điện. Việt Nam cũng có xu hướng mua điện của Lào khi thiếu điện.
    Về Việt Nam, với lãnh thổ trải dài thì Việt Nam có lợi thế rất lớn khi xây dựng hệ thống giao thông trải dài trên khắp lãnh thổ giúp hạ chi phí vận chuyển giữa nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ/Cảng biển. => Đây là lợi thế rất lớn của Địa hình Việt Nam.
    Thực tế là chính phủ đang đẩy mạnh rất nhiều dự án Đầu tư công trong giai đoạn sắp tới. Dẫn tới việc giao thương hàng hóa được dễ dàng hơn. Chi phí Logistic chiếm tới 20,9-25% tổng GDP của Việt Nam, đây là 1 khoản chi phí rất lớn. => Khi Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công sẽ giúp hạ Chi phí Logistic xuống và thu hút mạnh nguồn vốn FDI rót vào Việt Nam.
  1. Các doanh nghiệp được hưởng lợi từ làn sóng vốn FDI đổ vào Việt Nam:
    Đó sẽ phải là các doanh nghiệp có sẵn Quỹ Đất BĐS KCN để khai thác, hoặc tương lai có các dự án mới để khai thác. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp Bđs KCN luôn bùng nổ mạnh nhất khi có câu chuyện để kể về 1 Quỹ đất mới được đưa vào khai thác làm Bđs KCN.
    Lướt nhanh qua một vài cơ hội trên sàn Chứng khoán:
  • Trước hết phải kể đến Long Hậu LHG:
    HCM sẽ sớm làm Cảng Cát Lái. Qua đó LHG sẽ được hưởng lợi đầu tiên.
  • Tiếp theo là KDH:
    Khu công nghiệp Lê Minh Xuân của KDH cũng hưởng lợi từ Cảng Cát Lái. Tuy nhiên dĩ nhiên thế mạnh lớn nhất của KDH không nằm ở mảng Bđs Khu công nghiệp.
  • Quay sang khu vực Cái Mép Thị Vải thì 1 trong các doanh nghiệp có diện tích lớn nhất là SZC, nằm ở khu Châu Đức – Bà Rịa Vũng Tầu. Đây chính là khu vực nằm sát Cái Mép Thị Vải.
  • Tiếp theo là D2D:
    D2D thì không thực sự là 1 doanh nghiệp BĐS KCN nhưng lại có Quỹ Đất nhà ở lớn ở gần các Khu Công nghiệp.
  • Ngược lên phía Bắc thì ta có Khu công nghiệp Nam Tân Uyên – NTC. NTC với quỹ đất ở Bình Dương với giá cho thuê đất cao là 1 điểm mạnh lớn.
  • Cạnh đó thì phải nhắc tên PHR và DPR. Đây là 2 doanh nghiệp Cao su có quỹ đất rất lớn và đang trong quá trình chuyển đổi từ đất trồng cao su sang Bất động sản Khu công nghiệp.
    Tất cả các mã cổ phiếu nói trên đều là các mã cổ phiếu đáng quan tâm cho hành trình phát triển của Ngành Bất động sản Khu công nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2022-2030, theo thứ tự ưu tiên sẽ có DPR – SZC – PHR – NTC – LHG – D2D – KDH.
    Phần phân tích chi tiết, anh chị vui lòng xem lại qua Video sau: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỔ PHIẾU NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN - KHU CÔNG NGHIỆP NĂM 2022? | KBC, DPR, SZC, TIP... - YouTube
    Chúc Anh Chị tìm được cho mình những “viên kim cương trong cát” từ phần phân tích và khuyến nghị của Midas Trade Team.

Kim cương mà đang dạng thô…
BĐS công nghiệp tăng trưởng mạnh theo cấp số nhân trong 3 tháng đầu năm
https://m.batdongsan.com.vn/tin-thi-truong/bds-cong-nghiep-tang-truong-manh-theo-cap-so-nhan-trong-3-thang-dau-nam-ar108586

1 Likes

Chuẩn rồi bác. Món quà cho người nhìn xa.

LHG ngon bổ rẻ

LHG điểm mua rất đẹp