P/E: "Tiền nào của đấy" liệu còn đúng?

, , , , , , , , ,

P/E THẤP THÌ MÚC, P/E CAO THÌ RỦI RO?

Giới đầu tư vẫn thường sử dụng chỉ số P/E để đánh giá mức độ rẻ/đắt của cổ phiếu và khi P/E thấp thì họ đánh giá đây là món hời để đầu tư, khi P/E cao thì họ có xu hướng sợ hãi và cho rằng cổ phiếu đó đã bị đầu cơ quá nhiều và ngại tham gia. Liệu cách suy nghĩ như vậy có thật sự đúng đắn ?

Đầu tiên chúng ta phải hiểu P/E có nghĩa là gì. Thì P/E là viết tắt của Price to Earningratio - tỷ lệ giá trên thu nhập được biểu diễn dưới công thức:


Thông qua công thức, chúng ta có thể hiếu rằng P/E đơn thuần là mối tương quan giữa giá cổ phiếu hiện tại so với mức thu nhập mà cổ phiếu đó đem lại, nó là thước đo xem thị trường đang chấp nhận trả bao nhiêu (thông qua giá cổ phiếu) cho 1 cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) cụa doanh nghiệp đó.

Chỉ số P/E chỉ nên được dùng để tham khảo là sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp dựa trên yếu tố tăng trưởng trong cùng 1 ngành hoặc giữa các ngành khác nhau trên thị trường. Điều đặc biệt cần lưu ý là chỉ số P/E không phù hợp để đánh giá cổ phiếu bất động sản hoặc xây dựng vì các ngành này thường có doanh thu ghi nhận theo tiến độ bàn giao hoặc xây dựng dự án nên sự sai lệch trong chỉ số P/E giữa các thời điểm sẽ là khá lớn.

Một cổ phiếu với P/E thấp đơn giản có thể là vì khả năng sinh lời của cổ phiếu kém hơn so với các cổ phiếu khác nên thị trường không đặt nhiều kỳ vọng vào cổ phiếu đó và điều này đã phản ánh vào giá khiến P/E thấp. Nhiều công ty chứng khoán đưa các cổ phiếu vào danh sách khuyến nghị mua chỉ vì nó đang giao dịch ở mức P/E thấp nhất trong lịch sử biến động của chỉ số này. Trông khi thực tế, P/E của các công ty đó thấp là vì thị trường và nhà đầu tư nhìn ra được tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận sắp tới của công ty là không cao nên họ đứng ngoài. Và chắc chắn, việc mua cổ phiếu có P/E vô cùng thấp cũng không an toàn như nhiều người nghĩ vì chẳng có nguyên tắc nào nói rằng P/E đã thấp nhất lịch sử thì không thể thấp hơn. Đây gọi là “bẫy giá rẻ”

Ngược lại, nhiều người lại cho rằng khi P/E hiện tại cao thì cổ phiếu đó đã quá đắt và không dám mua vào; đôi khi, họ bọ lỡ những siêu cổ phiếu trong sự tiếc nuối về sau đó. Yếu tố quan trọng thật sự của cổ phiếu là tốc độ tăng trưởng EPS và nếu như tiềm năng của công ty đó trong tương lai còn nhiều, lợi nhuận sắp tới dự sẽ còn tăng trưởng cao hơn thì mức P/E hiện tại được đánh giá là cao kia sẽ trở thành là thấp. Hãy nhớ thị trường chứng khoán là nơi dành cho sự kỳ vọng, khi cổ phiếu có kỳ vọng cao trong tương lại thì P/E vẫn sẽ tiếp tục được đẩy lên cho đến khi sự kỳ vọng không còn, chứ không phải vì P/E đã quá cao thì thị trường tất yếu sẽ có sự điều chỉnh.


Vì thế, câu nói “Tiền nào của đấy” vẫn đúng trong trường hợp này bất chấp một số trường hợp đặc biệt thật sự là giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại nhưng để tìm ra điều đó, chúng ta cũng không dựa nhiều vào chỉ số P/E thấp mà còn phải xem xét nhiều chỉ số khác. Đừng bỏ lỡ các siêu cổ phiếu chỉ vì 1 lý do vớ vẫn là vì P/E cao bạn nhé.

4 Likes

Hay ạ

1 Likes

Thanks bạn, chúc bạn buổi tối vui vẻ nhé

Phân tích chi tiết thật!

1 Likes

cám ơn bạn nhiều nhé :smiling_face_with_three_hearts: