PAN update KBSV

Khuyến nghị mua cổ phiếu PAN với giá mục tiêu 47.300 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam (KBSV)

Doanh thu năm 2021 của Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN – sàn HOSE) đạt 9.972 tỷ đồng (tăng 19,7% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng (tăng trưởng 53,2%). Tăng trưởng tốt doanh thu cũng như hiệu quả hoạt động của PAN trong 2021 đến từ mảng giống cây trồng, nông dược và thuỷ sản và hạt.

Cụ thể từ CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed – NSC), CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC), CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN – FMC), Công ty Thuỷ sản Aquatex Bến Tre (ABT) và CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco – LAF).

Nhờ ký hợp tác chiến lược nhằm phân phối các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật với Syngenta, chúng tôi kỳ vọng doanh thu VFG tăng trưởng hơn 50% so với năm trước từ mức hơn 2.000 tỷ đồng trong năm 2021.

Kết quả kinh doanh của FMC và ABT được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ (1) đưa vào 2 nhà máy sản xuất tăng công suất (FMC), (2) tối ưu chi phí trong quy trình sản xuất nhằm gia tăng biên lợi nhuận (ABT) và (3) toàn ngành thuỷ sản được hỗ trợ khi sản lượng tiêu thụ và giá bán duy trì tích cực.

Chốt phương án phát hành thêm và chào bán cổ phiếu, số vốn hơn 1.600 tỷ sẽ được sử dụng tăng sở hữu tại các công ty con, thực hiện các hoạt động M&A phù hợp với định hướng phát triển của Tập đoàn.

Năm 2022, dự phóng doanh thu thuần PAN đạt 14.534 tỷ đồng (tăng 45,74% so với năm trước) và lợi nhuận – cổ đông thiểu số đạt 392 tỷ đồng (tăng trưởng 32%). Năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 18.348 tỷ đồng (tăng trưởng 26%) và lợi nhuận – cổ đông thiểu số ở mức 474 tỷ đồng (+20% YoY). Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PAN, giá mục tiêu 47.300 đồng/CP, cao hơn 43% giá đóng cửa ngày 07/03/2022.

1 Likes

Giá hiện tại 31,55

CTCP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm thông qua hệ sinh thái các công ty con, công ty liên kết. Năm 2022, PAN kỳ vọng sẽ có tăng trưởng tích cực đến từ các mảng kinh doanh chính như Mảng giống cây trồng (NSC); Mảng thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng (VFG); Mảng thực phẩm bánh kẹo (BBC); Mảng xuất khẩu thủy sản (FMC, ABT). PAN kỳ vọng sẽ có tăng trưởng ấn tượng trong quý II này nhờ các mảng kinh doanh chính đều thuận lợi và tăng trưởng tốt, như mảng lương thực giống cây trồng (NSC); mảng thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng (VFG); mảng thực phẩm bánh kẹo (BBC); mảng xuất khẩu thủy sản (FMC, ABT). Chúng tôi đánh giá khả quan và khuyến nghị mua cổ phiếu PAN với giá mục tiêu là 26.500 đồng/CP (upside 20,7%), cắt lỗ khi giá đóng cửa dưới vùng 20.000 đồng/CP. Phân tích kỹ thuật: Cổ phiếu PAN hiện tại đang giao dịch sát đường hỗ trợ trên đồ thị tuần, quanh vùng giá 20.000 đồng/CP. Vùng giá này là hỗ trợ tương đối chắc chắn khi đã được kiểm định thành công 4 lần kể từ năm 2014 tới nay. Nhà đầu tư có thể chốt lời khi giá tiến đến quanh vùng giá 26.500 đồng/CP, đây cũng là vùng PAN từng kiểm định trong 4 lần từ năm 2016 tới hiện tại. Bên cạnh các tín hiệu về giá, MACD trên khung thời gian tuần của PAN đang có dấu hiệu cắt nhau và đi lên - báo hiệu có thể xảy ra một đợt tăng mới của PAN trong ngắn hạn. Trường hợp giá xuống dưới 20.000 đồng/CP, nhà đầu tư nên cắt lỗ do mất mốc hỗ trợ quan trọng.

Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN – sàn HOSE) hiện là tập đoàn holdings nắm giữ cổ phần nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều mảng kinh doanh của chuỗi giá trị ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu tài sản tính đến cuối quý I/2023, PAN sở hữu tỷ lệ tiền mặt và đầu tư tài chính chiếm gần 33% tổng tài sản và đã trả hết nợ vay dài hạn. Tuy vậy với lượng nợ vay ngắn hạn lớn, PAN sẽ tiếp tục hưởng lợi từ định hướng giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới. Chúng tôi kỳ PAN sẽ đạt được mức doanh thu thuần 14.283 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh 50% đạt mức 890 tỷ đồng trên các kỳ vọng (1) doanh số từ mảng chế biến sản phẩm nông nghiệp và gạo gia tăng khi nhu cầu xuất khẩu tăng cao, đi kèm với tỷ suất mở rộng nhờ chênh lệch giá vốn và đà tăng của giá nông sản trong các quý tiếp theo; (2) nhóm nông dược và giống cây trồng cũng được hưởng lợi về doanh thu khi giá gạo lên cao kích thích diện tích tái canh vào các mùa tiếp theo; (3) ở mảng nuôi trồng và chế biến thủy sản, kỳ vọng sản lượng và biên lợi nhuận sẽ gia tăng vào giai đoạn nửa cuối năm khi nhu cầu từ các đối tác xuất khẩu phục hồi, kích thích giá bán cải thiện. Cổ phiếu PAN đang giao dịch ở mức P/E khoảng 13.31 lần và P/B khoảng 0.98 lần, thấp hơn lần lượt 1.5 độ lệch chuẩn và 1 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân lịch sử P/E 17.89 lần và P/B khoảng 1.35 lần. Chúng tôi kết hợp 2 phương pháp so sánh PE và PB để đưa ra giá mục tiêu của PAN là 26.200 đồng/cổ phiếu. Rủi ro: (1) biến động giá đầu vào có thể thu hẹp tỷ suất lợi nhuận; (2) lãi suất duy trì ở mức cao tác động đến lợi nhuận; (3) sản lượng thu mua thấp do ảnh hưởng từ thời tiết bất lợi.

1 Likes

Anh Em ai rành về BCTC của PAN giải thích hộ là Trong mục chứng khoán kinh doanh có khoảng 7000 tỷ , có giải thích là chứng chỉ tiền gửi, nhưng mà trong thuyết minh thu lãi chứng chỉ tiền gửi có 6 tỷ ( tầm 200 tỷ tiền gửi ) . Vậy số tiền còn lại PAN đang làm gì và đầu tư vào đâu, có mang đi đánh CK hay k

1 Likes

do kỳ báo cáo thôi, ví dụ khoản đó chưa tới kỳ nhận lãi và gốc thì làm gì có doanh thu

Ae còn hàng k ? Đầu tư 2 tháng về lại số 0 rồi. Mấy a lái đánh rát quá