PDR - Phát hành riêng lẻ - Ai lợi, ai hại - Muốn biết thì bơi vào đây

PDR - Phát hành riêng lẻ - Ai lợi, ai hại - Muốn biết thì bơi vào đây

Nối tiếp bài viết về PDR đợt trước được khá nhiều anh em quan tâm thì mình mạn phép “bình loạn” một chút về tin PDR sắp phát hành cổ phiếu do thấy khá nhiều anh em có ý kiến trái chiều về tin này.

Thông tin cụ thể về phương án phát hành của PDR từ “bà bán trà đá” trước cổng công ty như sau:

1. Phát hành 20% cho cổ đông hiện hữu sẽ chốt giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Mục đích: bổ sung vốn phát triển dự án NTMK, Ngô Mây, Bắc Hà Thanh.

2. Phát hành 10% riêng lẻ cho nhà đầu tư chuyên nghiệp giá 10.000 đồng/cổ phiếu và bị hạn chế giao dịch trong 1 năm. Mục đích: tái cơ cấu nguồn vốn, hay nói cách khác là tăng vốn chủ lên, giảm nợ vay xuống giúp giảm đòn bẩy.

Các anh em đang cầm hàng có vẻ phản ứng khá trái chiều với 2 phương án này. Trong khi việc phát hành cho cổ đông hiện hữu được số đông người đồng tình (chắc một phần vì tâm lý anh em đang tốt vì đoạn rồi PDR tăng khá khoẻ, giờ mua giá hời :slightly_smiling_face:), một phần nhiều anh em chắc cũng nhận ra được tiềm năng của PDR trong dài hạn ra sao sau khi đọc bài phân tích trước của tôi.

Còn đối với phương án phát hành riêng lẻ thì khá nhiều anh em không có thiện cảm lắm, cũng đúng thôi vì phát hành thêm chắc chắn khiến cổ phiếu bị pha loãng rồi, chưa kể phần riêng lẻ này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đông hiện hữu khi tự nhiên có ông nào tự nhiên nhảy ra được mua cổ phiếu với giá chiết khấu.

Tuy nhiên nếu anh em chỉ nhìn được vậy mà nhanh tay “MP” với em nó thì đã bỏ lỡ cơ hội x lần với PDR. Tại sao mình lại nói vậy? Anh em cổ đông được gì, mất gì sau thương vụ này??


Về phần “mất” như đã nói ở trên chính là pha loãng, cái này thì ảnh hưởng chính đến ngắn hạn là chủ yếu. Còn dài hạn thì doanh nghiệp rất cần bơm tiền tươi vào để cùng biến đất thành vàng.

Về phần phát hành cho đối tác với giá 10k/cp thì tôi phân tích ngay sau đây, việc này chủ yếu dựa vào việc đầu tư lâu năm mấy cổ BĐS và cũng hiểu rõ về “chủ tịt”.

Đầu tiên, anh em phải quay về bối cảnh PDR đạt được thỏa thuận với nhà đầu tư riêng lẻ này chính là giai đoạn đầu năm 2023. Lúc này thì thị trường ra sao chắc anh em vẫn nhớ - thị trường BĐS thì đóng băng, nhiều ông lớn BĐS rơi vào tình trạng tắt dòng tiền - lúc đó nhà đầu tư hay kêu nhiều ông chết trên đống tài sản.

Hàng thì không thể bán, nợ đến hạn thì liên tiếp, pháp lý thì rối bời và đặc biệt chính phủ chưa có bất kỳ một động thái hay chính sách để hỗ trợ thị trường rõ rệt. Chắc không ít ae đang cầm PDR bây giờ lúc đấy đều nhìn doanh nghiệp với ánh mắt “không mấy thiện cảm”.

Với PDR thì anh em thử nghĩ xem nếu đứng ở vị trí là lãnh đạo của PDR lúc đấy anh em sẽ làm gì khi thị trường BĐS không có chút ánh sáng nào và có khoảng 2,600 tỷ nợ phải thanh toán trong năm nay. Cũng không quá khi nói doanh nghiệp đang bị dồn vào “thế khó” và cách giải quyết đầu tiên có thể nghĩ đến lúc này chính là dùng tài sản cá nhân để thanh toán “giúp” các khoản nợ của doanh nghiệp - kiểu này anh Đạt cũng chơi rồi và chắc nhiều anh em cũng nghe đâu đó về thông tin này.

Câu chuyện con nợ và chủ nợ luôn là: bình thường thì anh anh em em, đến khi thấy rủi ro thì lật mặt rất nhanh. Chỗ PDR thì anh em xem lại xem, có phải họ phải chủ động mua lại trái phiếu trước hạn nhiều lần không hay lãnh đạo phải bỏ thêm tài sản cá nhân vào bảo đảm thêm cho các khoản tín dụng này. Chẳng phải 1 phần các ông chủ nợ “lật” à.

Ở thời điểm đó thì các doanh nghiệp đều cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, tài sản thì có nhưng cái cần lại là “tiền tươi”. Vậy thì trong hoàn cảnh đó có 1 ông ok chấp nhận rót 600-700 tỉ vào doanh nghiệp, chấp nhận dùng tiền đó để trả nợ vay giúp doanh nghiệp qua cơn “bỉ cực” và trở lại guồng phát triển thì thử hỏi nếu anh em là anh Đạt, các anh em nghĩ gì? Anh em chắc không hiểu được sự “cô đơn” của lãnh đạo đoạn đó đâu.

Vậy thì rõ ràng, việc phát hành riêng lẻ cho 1 ông bơm tiền vào là điều đương nhiên thời điểm ấy thôi, tự cứu chính mình thôi. Tới đây anh em lại sẽ đưa ra thêm 2 vấn đề:

  • Sao lại giá có 10k/cp, thấp hơn cả book value, vậy chẳng khác nào bán rẻ cổ phần cho bên ngoài, thiệt thòi cho cổ đông?
  • Sao đồng ý từ đầu năm mà giờ mới triển?

Về cái giá 10k/cp, anh em thử xem lại giá cổ phiếu PDR thời điểm đó đi, chỉ loanh quanh 11-12k có lúc về gần 10k/cp. Vậy nếu lúc đó phát hành cho anh em mua giá 10k và bị giam 1 năm không được giao dịch thì anh em có đồng ý không. Đừng tự lừa bản thân nhé chứ tôi nói thật, tại thời điểm đó chắc đa phần là lắc đầu chứ không có hào hứng như sau khi công ty đã qua giai đoạn khó khăn nhất đâu, cả tôi còn thế.

Anh em thử đứng vào góc độ nhà đầu tư đó xem, có thấy thiệt thòi không mà họ vẫn gật đầu. Cái gật đầu này nó ngoài đến từ việc thẩm định kỹ tài sản doanh nghiệp, hiểu giá trị dài hạn của cổ phiếu thì phải đến từ sự tin tường RẤT LỚN vào lãnh đạo PDR. Chứ bạn không ra gì đang lúc khốn khó vậy chẳng ai dám quăng ra 600-700 tỷ đâu, hứa luôn, tiền chứ không phải giấy lộn đâu.

Còn về thời gian sao giờ mới làm? Bạn thử xem sau khi thị trường chứng khoán, BĐS như vậy, TPDN thì “tả tơi”, nhân sự các bên liên quan như UBCK hay Hose cũng biến động và thay tướng (chị Phương thì mới lên đầu năm). Bối cảnh đó thì làm gì cũng khó và dễ bị delay anh em ạ. Cái này tự xem lại là thấy ngay ấy mà.

Vấn đề chữ tín, “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” và tất nhiên lãnh đạo PDR phải luôn đảm bảo chữ tín của mình cũng như là của doanh nghiệp. Lúc khó khăn nhất họ hứa giúp và bơm tiền, giờ thấy giá cổ phiếu tăng chả lẻ nâng giá phát hành lên thì chữ tín nằm đâu, ai dám làm ăn với ông nữa.

Làm ăn thì phải giữ chữ tín anh em ạ, bỏ qua một ít cái lợi trước mắt nhưng giá trị đem lại về dài hạn sẽ rất lớn, đây cũng là một điều hay mà mình đã học được khi phân tích các doanh nghiệp niêm yết mấy năm nay.

Cổ đông hiện hữu chịu thiệt? Bạn thử nghĩ lại xem cổ đông hiện hữu là ai, bạn nắm bao nhiêu cổ mà thiệt nhiều thiệt ít. Trong cái doanh nghiệp này, anh Đạt nắm giữ trực tiếp và gián tiếp hơn 56% cổ phần thì nếu thiệt thì ảnh mới thiệt nhất (đưa cái chart chứng minh bên dưới chụp từ Fiin cho uy tín). Chính vì giữ nhiều cổ phiếu mà ảnh phải dùng tài sản cá nhân ra bảo đảm thêm cho trái phiếu và bán một số tài sản cá nhân “cứu” đứa con mình còn gì, chứ doanh nghiệp “vô chủ” thì có mà đi nằm mơ.

Vậy thì rõ ràng anh Đạt thiệt thòi nhất rồi nhưng ảnh chấp nhận vì ảnh hiểu cái nào mới tốt nhất cho doanh nghiệp mình trong dài hạn. Mà ảnh cũng đã cho cổ đông hiện hữu mua 20% phát hành thêm giá 10k còn gì, cổ đông mua phát hành riêng lẻ này không được quyền mua thêm phần 20% đó đâu. Số lượng cổ đông hiện hữu mua thì về tài khoản là giao dịch ngay chứ nhà đầu tư “kia” thì bị nhốt 1 năm nhé, nếu thị trường có biến sao mà chạy được nên anh em phải nhìn khách quan vấn đề.

Tác động đến chiến lược kinh doanh

Nhìn vào báo cáo quý 1/2023, tổng nợ vay của PDR chỉ còn khoảng hơn 3,000 tỷ nợ vay và các khoản nợ đáo hạn trong năm này là khoảng hơn 1,700 tỷ. Với dự phóng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của PDR là hoàn toàn đủ để thanh toán các khoản vay này và thời kỳ khó khăn nhất của PDR đã qua.

Nhưng mà PDR cũng không hẳn là “dư dả” dòng tiền đâu khi đây là giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhiều dự án cho chu kỳ BĐS mới nào là: Nguyễn Thị Minh Khai, Bắc Hà Thanh rồi Ngô Mây; và theo thông tin mình nắm được thì Phát Đạt cũng đã “nhắm” được quỹ đất mới để thâu tóm nữa, tham vọng lãnh đạo còn lớn lắm anh em ạ. Mà tham vọng lãnh đạo còn lớn thì mới xứng đáng đổ tiền mồ hôi nước mắt vào đầu tư chứ, doanh nghiệp mà ngủ quên trên chiến thắng thì thôi đem tiền gửi tiết kiệm còn lãi hơn.

Anh em cũng hiểu câu chuyện cá lớn nuốt cá bé trong bối cảnh này rồi, đợi thời kỳ khó khăn đi qua, thị trường hồi phục thì chính cổ đông là người hưởng lợi lớn nhất.


Lời kết

Hiểu PDR nhất không ai ngoài anh Đạt. Trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành BĐS, chúng ta đã thấy được PDR vượt qua khủng hoảng tốt như thế nào! Từ đó đủ thấy khả năng lèo lái của vị thuyền trưởng này rồi anh em ạ.

Ngắn thì ảnh hưởng nói rồi anh em bàn mãi cũng chán, còn dài phải nhìn doanh nghiệp có gì, làm được gì từ số tiền bơm vào để sinh lãi cho cổ đông. Tui thì biết anh Đạt không giỏi gì bằng giỏi pháp lý, mà giỏi pháp lý thì “bá đạo” thị trường BĐS ở Việt Nam rồi. Mà giỏi pháp lý thì phải có vốn đủ mạnh và bền vững mới đánh 1 con sóng “kình ngạc” được.

Ai mua bán thì tùy duyên thôi, không ai cấm cản được nhưng làm gì thì nhớ phân tích cân nhắc cho kỹ, bỏ lỡ cơ hội vì cái nhìn ngắn hạn thì sau này anh em đừng có mà tiếc “phải chi”.

17 Likes

phân tích hay

3 Likes

Hay quá. Cảm ơn chủ tút

1 Likes

Như vậy có vẫn tính là hút máu để hồi sinh không ta

1 Likes

Chính xác là như vậy. Pha loãng giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh

ok chủ tút, sau bài này thì cảm thấy việc phát hành tăng vốn này hợp lý hơn nhiều rồi. Đợt ngày họp nữa thôi

1 Likes

Chỉ có 20% phát hành cho cổ đông hiện tại mới làm điều chỉnh giá nhé. 10% kia không điều chỉnh

1 Likes

Không hẳn vì cổ tức là hợp lý rồi. Cục riêng lẻ kia thì đã chốt đầu năm rồi, nay mới công bố thôi. Lúc đó giá 12-13 thì chốt giá 10 hợp lý. Giờ không lẽ chỉ vì giá tăng mà không thực hiện thì không phải là anh Đạt anh em mình biết đâu

Đi đâu đại ca

“Anh Đạt không giỏi gì bằng giỏi pháp lý, mà giỏi pháp lý thì “bá đạo” thị trường BĐS ở Việt Nam”, doanh nghiệp mà có ông nào làm được cái này ở VN thì đúng là giàu không lối thoát kkk

1 Likes

góc nhìn bác này giống người nội bộ thế

2 Likes

bài viết của 1 người ko có kinh nghiệm về chứng khoán và cũng chưa có kinh nghiệm về phát hành riêng lẻ tại Việt Nam

về PHRL nếu giá trên sàn quá cao so với giá phrl thì UBCK và Sở GDCK sẽ không chấp nhận vì thiệt thòi cho cổ đông nhỏ lẻ

với cách phát hành của PDR sẽ có phương án phát hành được mà các lãnh đạo sẽ dùng - trên sàn bán hết cổ phiếu nắm ngoài vì lãnh đạo nó nắm ngoài 10-30% slcp là bình thường - sau đó phát hành riêng lẻ để họ tự mua lại giá 10 -vừa được lợi là bán được giá cao mua được giá thấp ăn chênh lệch, vừa được lợi là tỷ lệ sở hữu của họ ko thay đổi, vừa được lợi là tiền vào túi doanh nghiệp thì lãnh đạo họ quyết được xài như thế nào - việc phrl được nhiều cái lợi cho a Đạt, mà ở đây chính là cách gián tiếp phát hành cho nhỏ lẻ giá cao

1 Likes

giờ mới xin ý kiến tại ĐHCĐ mà chốt đâu? ông ko biết luật ah? tất nhiên là ĐHCĐ sẽ thông qua vì a Đạt nắm hơn 50% rồi, và phrl này sẽ cho chính a Đạt nên thông qua thôi, tuy nhiên UBCK thì sẽ không duyệt cái này đâu.

2 Likes

năm nay a đạt k chia cổ tức nên ông nào nắm đến gần phúc phrl thì bán đi nhé

1 Likes

Có quyền mua cho cổ đông hiện hữu giá 10k ấy, giá trên sàn giờ 16-17 thì sau chia cũng quanh 14-15 mà.

1 Likes

đang nói phát hành riêng lẻ mới quan trọng, cái phát hành cho cđhh mà so sánh gì với chia cổ tức

cảm ơn bác

1 Likes

ông có mua cprl không? ông cầm dc bao nhiêu mà bàn việc mua cprl làm đek j =]]
tôi cầm 50k pdr giá 15 tính mua để ăn cổ tức mà a Đạt lại k chia năm nay nên tốt nhất đợi giá 2x là sút e này thôi =]