bank to lại tăng điên cuồng, thị trường này chỉ có bank covid còn kéo dài thì chỉ có bank — Gộp bài viết, Vài giây trước — từ lúc lên sàn PGB giá 22 bây giờ mới tăng được hơn 10% trong khi đó một loạt bank tăng 3-5 lần vì nó rẻ trong khi PGB có game siêu khổng lồ cuộc đua thâu tóm này được ví như KIM LIÊN HOTEL phiên bản 2
xếp hàng lệnh mua đi nếu rung lắc cơ hội có 102
bác nào nhồi lệnh mua 100k vào đấy đang chờ hàng ra giao dịch thỏa thuận 20% bọn nó quyết mua 40% thì sao ko đợi bán giá 100
chiều phim hay, anh em tranh thủ vợt hàng giá rẻ
Đây là lý do loạt ông lớn Bank đại gia bds và cty ck muốn thâu tóm PGB
PGBank huy động được 28.738 tỷ đồng từ khách hàng, tăng 3.350 tỷ đồng. Trong đó, số tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp khá cao, đạt 9.217 tỷ đồng. Nếu so với một số các ngân hàng cùng quy mô, con số hơn 9 nghìn tỷ đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp có thể được coi là “khủng”. Đơn cử, SGB chỉ huy động được 2.580 tỷ đồng từ khách hàng doanh nghiệp, KienlongBank huy động được 2.105 tỷ đồng…
THị phần độc quyền trong xăng dầu
PGB: PGBank và câu hỏi lớn trước kỳ đại hội
BizLive - 27/02/2021 09:04:42
Câu chuyện sáp nhập sẽ là một câu hỏi lớn được chờ đợi tại ĐHĐCĐ của PGBank năm nay, khi kế hoạch đã bị trì hoãn hơn 5 năm qua với nhiều “biến”.
Ảnh minh họa.
Chặng đường dài với nhiều lối rẽ…
Theo kế hoạch, ngày 9/3 tới, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2021. Nội dung chi tiết của cuộc họp vẫn chưa được công bố, tuy nhiên, một trong những vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm chính là việc sáp nhập của ngân hàng, vốn đang bị “treo” từ nhiều năm nay.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2015, ngân hàng VietinBank đã thông qua phương án sáp nhập PGBank qua phương thức hoán đối cổ phiếu theo tỷ lệ 1:0,9, tức 1 cổ phiếu PGBank đổi 0,9 cổ phiếu CTG.
Về lộ trình, lãnh đạo Vietinbank khi đó cho biết, ngân hàng đã hoàn thành hợp đồng sáp nhập trong 3 tháng đầu năm 2015, dự kiến Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đưa ra chấp thuận về mặt cơ bản vào tháng 6/2015. VietinBank sẽ phát hành cổ phiếu mới và cần thông qua Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để được niêm yết trên sàn HSX trong quý 3/2015.
Tuy nhiên, đến năm 2017, việc sáp nhập giữa hai ngân hàng vẫn chưa thể hoàn tất.
Trao đổi với phóng viên BizLIVE bên lề ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch ngân hàng Vietinbank khi đó cho biết, việc sáp nhập PGBank vào Vietinbank đã hoàn thành các quy trình. Tuy nhiên, do thời gian sáp nhập kéo dài hơn so với dự kiến, nên NHNN có chỉ đạo hai ngân hàng tiếp tục cập nhật tình hình kinh doanh, đặc biệt, thực hiện kiểm toán lại ngân hàng PGBank.
“Hiện hai bên đang thực hiện kiểm toán lại, và quan trọng hơn, là thực hiện đàm phán lại về tỷ lệ hoán đổi. Đây chính là điểm vướng nhất hiện nay. Trên cơ sở đàm phán, hai bên phải thống nhất được tỷ lệ hoán đổi, từ đó sẽ trình NHNN để hoàn tất thủ tục”, ông Thắng nói tại thời điểm đó.
Nói về lý do phải đàm phán lại tỷ lệ hoán đổi, Chủ tịch Vietinbank cho biết, do trong quá trình triển khai, các thủ tục bị kéo dài. Trong thời gian này, các dữ liệu của hai bên cũng có nhiều thay đổi, theo đó, phải tiến hành kiểm toán lại.
Tuy nhiên, đến đầu tháng 4/2018, VietinBank bất ngờ thông báo hai bên đã có thỏa thuận tạm dừng giao dịch sáp nhập. Lý do cụ thể không được tiết lộ.
Ngay sau đó, tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, HDBank bất ngờ bổ sung tờ trình phương án sáp nhập PGBank vào chương trình đại hội. Theo đề án, tỷ lệ hoán đổi sẽ là 1:0,621 (1 cổ phiếu PGBank hoán đổi lấy 0,621 cổ phiếu HDBank).
Sau sáp nhập, toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của PGBank sẽ được chuyển đổi sang
HDBank, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của PGBank.
Và theo như kế hoạch đề ra, việc bàn giao, sáp nhập sẽ được hoàn tất trong tháng 8/2018.
Tuy nhiên, thêm hơn 2 năm nữa đã trôi qua, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến thương vụ đến từ hai nhà băng trên.
Thương vụ kéo dài khiến Petrolimex, cổ đông lớn nắm tới 40% vốn của PGBank tỏ ra sốt ruột. Doanh nghiệp này đang chịu áp lực phải thoái phần vốn góp tại ngân hàng do vượt quá tỷ lệ theo quy định, cũng như các mốc lộ trình thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tại các NHTM đã trôi qua và kéo dài.
Hồi cuối tháng 6/2020, ông Trần Ngọc Năm, trưởng nhóm đại diện 40% vốn góp của Petrolimex tại PGBank cho biết, doanh nghiệp này sẽ lên kế hoạch bán toàn bộ cổ phần cho nhà đầu tư khác nếu việc sáp nhập không được thực hiện trước ngày 31/8. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, theo ông Năm, sẽ trên tinh thần thận trọng để tránh vi phạm các điều khoản trong hợp đồng sáp nhập.
“Cái gì phải thoả thuận với HDBank thì thỏa thuận, cái gì PGBank thực hiện được thì nên thực hiện. Hội đồng Quản trị nên sớm đưa các nội dung này để làm việc với HDBank, phải bày tỏ quan điểm không thể chờ mãi được”, ông Năm nói vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, đến nay, thời hạn mà đại diện Petrolimex nhắc tới đã qua nửa năm nhưng vẫn chưa có thông tin nào về việc Petrolimex thoái vốn tại PGBank.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quang Định, Chủ tịch PGBank, vướng mắc lớn nhất để thực hiện thương vụ là NHNN chưa thông qua đề án cuối cùng, dù cơ quan quản lý đã chấp thuận về mặt nguyên tắc từ tháng 9/2018.
Điều này cho thấy, để sáp nhập vào một ngân hàng khác là câu chuyện không dễ dàng, dù hai bên có “thuận mua vừa bán” nhưng việc thuyết phục được cơ quan quản lý thì lại là câu chuyện khác. Và hệ quả của câu chuyện này là hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng bị ảnh hưởng lớn. Mặt khác, câu chuyện
trách nhiệm các bên có là một trở ngại trong các tiến trình và các kế hoạch hay không?
Trong khi đó, sau VietinBank, HDBank, từng có dịp thị trường bàn luận khả năng có mặt MB, thì gần đây lại có tình huống lối rẽ mới trong chặng đường của PGBank với MSB(?).
Với rất nhiều diễn biến và chưa định hình điểm đến cuối cùng như vậy, kỳ ĐHĐCĐ sắp tới của PGBank dự kiến sẽ tiếp tục có điểm nóng.
Hồi phục chờ sáp nhập?
Trước khi có khả năng thay đổi lớn nào đó xẩy ra, PGBank đã, vẫn và đang tự thân cùng nguyên trạng cơ cấu cổ đông lớn hoạt động suốt thời gian trên. Kết quả kinh doanh năm qua bước đầu có hướng phục hồi cao nhất 8 năm qua.
Trước đó, sau khi có sự tham gia của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex từ năm 2005, ngân hàng đã có những dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Tuy nhiên, từ năm 2012, kết quả kinh doanh của PGBank bắt đầu lao dốc và liên tục trồi sụt.
(Đơn vị: tỷ đồng; Nguồn: BCTC PGBank)
Ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên Chủ tịch ngân hàng cho rằng, PGBank vốn là một trong những ngân hàng có nhiều tiềm năng phát triển. Sở dĩ có những lình xình về hướng đi trong vài năm gần đây xuất phát từ những thay đổi trong chính sách của Nhà nước.
“Đối với các hoạt động ngân hàng và các TCTD nói chung thì cần có sự định hướng trong vòng ít nhất 5 - 10 năm. PGBank từng có những điều kiện hết sức thuận lợi để đứng vị trí hàng đầu trong 1 số lĩnh vực lựa chọn.
Tuy nhiên, với cơ chế thoái vốn của DNNN, cổ đông lớn Petrolimex buộc phải cơ cấu lại hoạt động của ngân hàng theo chiều hướng thoái tỷ lệ chiếm giữ.
Theo đó, trong suốt 4 năm nay, Petrolimex chủ yếu tìm cách thoái vốn, tìm kiếm những đối tác, phương thức thoái vốn mà vẫn giữ nguyên được những giá trị cốt cõi của ngân hàng và cùng nhau khuếch trương những tiềm năng đó”, ông Bảo từng lý giải.
Điều này đã ảnh hưởng lớn đến định hướng của ngân hàng trong thời gian qua.
Trong khi đó, nhân sự của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng lớn do thông tin sáp nhập. Trong đó, riêng trong năm 2018 đã có gần 1/4 nhân viên PGBank xin thôi việc. Đây là một tỷ lệ rất cao, mà theo đánh giá của ông Nguyễn Quốc Trung, Trưởng ban Kiểm soát của ngân hàng, là đã đến mức đáng báo động.
Trong thời gian gần đây, tình hình tại ngân hàng dường như đang ổn định trở lại khi lượng nhân sự tăng nhẹ trở lại trong các năm 2019 và 2020. Trong khi đó, kết quả kinh doanh cũng cho thấy khởi sắc với lợi nhuận năm 2020 tăng vọt tới 2,4 lần so với năm trước. Dù vậy, câu chuyện sáp nhập vẫn sẽ là một câu hỏi lớn cho Ban lãnh đạo ngân hàng tại đại hội sắp tới, khi kế hoạch đã bị trì hoãn hơn 5 năm qua và đây là điểm có ảnh hưởng đến triển vọng kinh doanh và tình hình hoạt động trong tương lai.
to hơn cả bank khủng khi nó độc quyền khách hàng xăng dầu
GB cơ hội chiều giá rẻ múc
Đây là lý do loạt ông lớn Bank đại gia bds và cty ck muốn thâu tóm PGB
PGBank huy động được 28.738 tỷ đồng từ khách hàng, tăng 3.350 tỷ đồng. Trong đó, số tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp khá cao, đạt 9.217 tỷ đồng. Nếu so với một số các ngân hàng cùng quy mô, con số hơn 9 nghìn tỷ đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp có thể được coi là “khủng”. Đơn cử, SGB chỉ huy động được 2.580 tỷ đồng từ khách hàng doanh nghiệp, KienlongBank huy động được 2.105 tỷ đồng…
đừng nhồi lệnh mua nữa hãy rút ra thì mới có hàng
các bạn nhìn LPB có hơn gì PGB
hơn chẳng qua vốn điều lệ nó gấp 7 lần
nó dính tý đến thị phần ông bưu điện
trong khi PGB cả tập đoàn xâng dầu
nhìn tiền huy động của nó bằng 10 thằng bank nhỏ công vào
công ty ck nào có PGB tiền tha hồ cho vay mạc gin bá chủ thiên hạ cầm đầu luôn
có ông môi giới nào SSI VND HCM vào bẩu sếp mua ngay PGB
sắp thoái 40.5%
một cái giá rất cao để ôm trọn lô thoái vốn 40.5% từ petrolimex
rung lắc cơ hội sở hữu bank có 1-0-2
Petrol là độc quyền là ôCTG giá gần 6x đợt trước định đổi để sáp nhập PGB 1 CTG ăn 0.9 PGB đợt này thoái vốn tôi đoán giá 1 PGB có khi giá trị bằng 2 CTGng lớn, ông LPB có tý dính bưu điện vốn điều lệ gấp 7 lần PGB mà giá từ 7 lên 30 PGB dự sẽ có giá 100
Trong bank chỉ có pgp khả năng vượt vcb.
còn 9 ngân hàng chưa đạt vốn hóa 1 tỷ USD bao gồm BacA Bank (BAB), ABBank (ABB), NamA Bank (NAB), KS Bank (KLB), NCB (NVB), VietBank (VBB), VietCapital Bank (BVB), PG Bank (PGB) và SaiGon Bank (SGB). không loại trừ khả năng sẽ có thêm nhiều ngân hàng lọt danh sách tỷ USD vốn hóa trong tương lai gần khi có game M&a
hàng mua được mô mà hô suốt
tin khủng sẽ có cuộc rượt đuổi giá, cổ đông PGB chuẩn bị lồi mồm, tôi sẽ public phân tích …
hiện tại theo tôi nhiều nhóm thâu tóm PGB trong đó có nhóm thì muốn gom cho đủ 51% (nhóm này khả năng liên quan tới bank) để sau đó yêu cầu sáp nhập. Hiện tại họ cầm khoảng 25%
Một nhóm đang chạy đua để cho nhóm kia ko thực hiện được và để mua trọn lô thoái vốn từ petrolimex
và nhiều nhóm nữa
cái giá đua rất cao tôi dự thế
Sẽ đua giá để tăng sở hũu bằng mọi giá. Dự PGB giá sẽ 3 con số Sở hữu PGB nắm độc quyền khách hàng từ hơn 10 ngàn cây xăng đại lý xăng dầu, cùng đối tác khủng bảo việt nhân thọ. Vốn 3000 tỷ tổng tài sản đến q2 ước 40 ngàn tỷ quá kinh khủng. Lượng huy động vốn của PGB gấp 10 lần các bank kin kin
Hiện tại, hoạt động thâu tóm PGBank được dự báo sẽ không dễ dàng, bởi ở PGBank còn có cổ đông lớn là Petrolimex, nắm giữ 40% cổ phần; ngoài ra, cổ đông cũ ở Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười nắm giữ 15%, nhóm mới sở hữu khoảng 15%, nhóm của “đại gia” Tuấn (MSB) nắm giữ khoảng 10%, nhóm liên quan đến HDBank nắm giữ khoảng 5% cổ phần PGBank.
— Gộp bài viết, Vài giây trước —
vừa qua giao dịch thoả thuận khoảng 25% tôi nghĩ đại gia nào đó khả năng đã mua của nhóm trên, Họ sẽ tăng để quá bán. Nếu họ người bank họ sẽ yêu cầu sáp nhập nếu trên 51%
nhóm kia mua để kìm hãm chơi đến bến khi đấu giá 40%
anh em hold chặt mình dự PGB nổ như khách sạn Kim liên của Bầu Thuỵ