Khuyến nghị MUA HBC với giá mục tiêu cuối năm 2021 đạt 26,500 VND/cp, upside 21%, EPS 2,800 đồng/cp và P/E forward ở mức 7.8 lần nhờ vị thế đầu ngành và triển vọng tươi sáng của ngành xây dựng.
TỔNG QUAN
Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) thành lập năm 1987, là doanh nghiệp đầu ngành Xây dựng tại Việt Nam. HBC tập trung xây dựng các công trình phức hợp, nhà ở, nghỉ dưỡng và các công trình công nghiệp. Hòa Bình là đối tác tin cậy của các chủ đầu tư BĐS lớn như: Vinhomes, Novaland, Keppel Land, Ecopark, Sungroup,…
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ
Kỷ nguyên mới của ngành xây dựng
(1) Lũy kế 9T2021, tổng giá trị trúng thầu của HBC đạt 16,054 tỷ đồng, vượt 15% kế hoạch cả năm, là mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây. VPI ước tính giá trị backlog thời điểm hiện tại của HBC đạt 22,000 tỷ đồng và có thể tiếp tục gia tăng trong quý 4, là điểm tựa để HBC tăng trưởng doanh thu lớn trong năm 2022.
(2) Ngành bất động sản có triển vọng tích cực trong những năm tới. Theo Savills, kể từ năm 2022, nguồn cung căn hộ sẽ bắt đầu tăng mạnh tại cả hai thị trường. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tiêm chủng vaccine sẽ giúp Việt Nam sớm mở cửa ngành du lịch, giúp tái khởi động các dự án BĐS nghỉ dưỡng.
HBC thay thế CTD trở thành ông vua mới của ngành xây dựng
(1) Dự kiến HBC sẽ nhận thêm nhiều gói thầu giá trị trong năm tới khi các chủ đầu tư lên kế hoạch triển khai nhiều đại dự án. Năng lực của HBC đã được khẳng định khi xuất hiện với vai trò tổng thầu tại 3 đại dự án của Vinhomes, đại dự án Aqua City – Novaland, dự án Empire City (Thủ Thiêm) – Keppel Land. Trong những năm tới, các chủ đầu tư này đưa ra kế hoạch triển khai nhiều đại dự án mới. Chúng tôi cho rằng, với năng lực và vị thế đã được chứng minh, HBC sẽ là lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư cho các đại dự án sắp tới.
Pháp lý của hàng loạt các dự án được nhà nước gỡ bỏ tạo điều kiện để triển khai sau nhiều năm đắp chiếu.
TP.HCM đang có 173 dự án vướng pháp lý cần được tháo gỡ. Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu khả quan khi một số dự án này đã được TP.HCM phê duyệt trong thời gian gần đây. Kỳ vọng HBC nhận được các gói thầu mới khi các dự án này được tháo gỡ.
RỦI RO
Từ xưa đến nay nhắc tới HBC là mọi người đều sẽ nghĩ đến ngay các khoản phải thu lớn liên quan đến HĐXD: Đến Q2/2021, khoản phải thu của HBC tuy có cải thiện nhưng vẫn ở mức cao. Chính sách ghi nhận doanh thu của HBC hàm chứa rủi ro nếu như khách hàng không chấp nhận thanh toán.
(Link: Hoà Bình kết thúc vụ kiện đòi FLC trả 285 tỷ đồng | TheLEADER )
CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 3/2021
- Đúng như những gì chúng tôi kỳ vọng về một kết quả kinh doanh có phần kém khả quan trong quý 3 do ảnh hưởng của dịch bệnh, HBC có doanh thu tăng trưởng âm 20.6% YoY, đạt 2,093 tỷ. Lợi nhuận sau thuế đạt 5,234 tỷ giảm hơn 90% YoY, và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt gần 14 tỷ giảm 73.3% YoY.
- Nợ vay ngân hàng giảm đi đáng kể và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của HBC đã dương trở lại. Cụ thể, dư nợ vay ngắn hạn và dư nợ vay dài hạn lần lượt giảm 15% và 11% so với đầu năm, xuống còn 4.232 tỷ đồng và 129 tỷ đồng.
- Các khoản phải thu ngắn hạn vẫn ở mức cao trên 10,566 tỷ đồng giảm nhẹ so với hồi quý 2/2021, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản với 67%. Đây được xem là rủi ro lớn nhất của HBC mà chúng ta cần theo dõi qua các quý.
(Phần 2: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ … Ngày 08/11/2021)
Mặc dù hiện tại mua mới HBC sẽ có rủi ro lỗ ngắn hạn tuy nhiên chúng ta có thể chờ đợi những pha điều chỉnh như hôm thứ 4 vừa qua để lên tàu. Đây là góc nhìn của team về cổ phiếu HBC mong mọi người cùng đóng góp thêm ý kiến và chia sẻ view về triển vọng HBC trong thời gian tới!
Và bài viết không có ý chê gì CTD nên cổ đông CTD xin đừng ném đá !
Tham gia room để cùng trao đổi thêm về HBC và các cổ phiếu khác: Zalo - Trading Cơ Sở - VPI
Liên hệ ■■■■ 0389.741.268