Báo đài cũng nói nhiều về vấn đề này rồi nên mình sẽ tóm gọn lại như sau:
- Từ 2015, phân bón đã chuyển từ mặt hàng chịu thuế GTGT 5% sang không chịu thuế. Việc này khiến cho các doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nên họ phải đẩy chi phí sang giá bán khiến giá tăng lên và giảm khả năng cạnh tranh với phân bón nhập khẩu
- Ví dụ: doanh nghiệp phân bón A có doanh thu 100 và giá vốn 90, vì không chịu thuế GTGT đầu ra nên sẽ không được khấu trừ đầu vào → Giá vốn tăng từ 90 lên 95 (giả sử toàn bộ giá vốn chịu thuế) và đầu ra cũng phải tăng từ 100 lên 105 để bảo toàn lợi nhuận.
- Tuy nhiên kể từ 07/2025, luật mới sẽ được áp dụng và phân bón sẽ quay lại chịu thuế GTGT đầu ra → Doanh thu vẫn sẽ là 105 (nếu DN không giảm giá) và giá vốn sẽ giảm từ 95 xuống 90 (do được khấu trừ đầu vào)
Từ đây ta có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp A đã tăng từ 10 → 15 (tăng 50%) cho nên ảnh hưởng của luật thuế trên là rất đáng kể.
Đặc biệt với các doanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp khả năng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn về mặt tương đối. Ví dụ: TB 4 quý gần nhất, DPM có biên lợi nhuận gộp (13%) thấp hơn DCM (20%) nên khả năng DPM sẽ có lợi hơn so với DCM khi luật thuế được áp dụng.
Có một điều cần lưu ý đó là chỉ các doanh nghiệp sản xuất phân đơn (ure, lân) và DAP sẽ được hưởng lợi do khấu trừ thuế nguyên vật liệu đầu vào (khí tự nhiên, quặng apatit, than đá), còn các doanh nghiệp sản xuất NPK thì NVL đầu vào chính là phân đơn nên thuế 2 đầu triệt tiêu nhau và lợi nhuận sẽ không thay đổi nhiều.
Tuy nhiên thì luật thuế kể trên đến 07/2025 mới có hiệu lực (tức là còn khoảng 8 tháng nữa) nên về mặt timing thì việc mua cổ phiếu phân bón ở thời điểm hiện tại có lẽ còn khá sớm.