[Phân tích chuyên sâu] CTI - RỦI RO CHI PHÍ LÃI VAY LỚN Ở HIỆN TẠI VÀ TIỀM NĂNG TRONG DÀI HẠN

1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

  • Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO là nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa nóng với công nghệ sản xuất hiện đại và nhiều năm kinh nghiệm, chuyên thi công các công trình lớn trọng điểm trong khu vực, đã được các nhà thầu lớn trong và ngoài nước tín nhiệm. Hiện nay, CTI đang dần mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang Bất động Sản, nhà ở và hạ tầng.

*Ngành nghề kinh doanh

  • CTI hiện đang hoạt động trong các lĩnh vực: Xây lắp, BOT, Khai thác đá, Khu đô thị và Khu công nghiệp. Hoạt động kinh doanh chính của CTI là BOT với tỉ trọng lợi nhuận gộp lên tới 85%. Tuy nhiên, về dài hạn, Cường Thuận sẽ phát triển theo hướng khu công nghiệp & khu đô thị với lợi thế từ quỹ đất sẵn có hơn 700 ha

2. TÌNH HÌNH KINH DOANH

1.1

  • Quý 3/2022, CTI ghi nhận doanh thu đạt 242 tỷ, tăng gần gấp 3 so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 23 tỷ, trong khi cùng kỳ chỉ đạt -6 tỷ do ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19.

  • Theo giải trình phía công ty, nguyên nhân chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của CTI tăng tốt, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với cùng kỳ nhưng vẫn đi ngang và không có nhiều sự đột biến so với đầu năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh:
2

  • Lũy kế 9 tháng đầu năm, CTI đã đạt 711 tỷ doanh thu và 88 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng hoàn thành 70% kế hoạch doanh thu và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.

3. ĐIỂM NHẤN ĐẦU TƯ

Như vậy, chúng ta thấy được, hiện tại nguồn doanh thu mang lại lớn của CTI là doanh thu từ các trạm BOT thu phí.

*ĐIỂM NHẤN 1: MẢNG BOT THU PHÍ

=> Mảng BOT thu phí hiện tại là mảng đóng góp vào lợi nhuận lớn nhất và sẽ tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp thời gian tới.

*Dòng tiền 400 tỷ từ việc đền bù BOT QL 91- 91B

  • Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 1,651 tỷ đồng, dự án có thời gian thu phí là 34 năm 4 tháng 23 ngày (kể từ 2018)

  • Dự án được thu phí tại 2 trạm T1 và T2 trên QL 91. Sau sự cố các phương tiện giao thông gây rối tại Trạm T2, vào năm 2019, chủ đầu tư tạm dừng việc thu phí tại trạm T2 theo chỉ đạo của Cơ quan nhà nước.

  • Hiện tại, doanh nghiệp đang làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước để được hoàn trả kinh phí đầu tư dự án QL91B, đồng thời tiếp nhận quản lý khi chuyển thành đường địa phương. Tuy nhiên, nếu không thống nhất được thì chủ đầu tư sẽ xin được tiếp tục thu phí lại Trạm T2.

=> Dự án T2 Chính phủ sẽ hoàn trả 400 tỷ đồng để giành quyền sở hữu con đường này. Tuy nhiên, CTI có thể sẽ mất một khoảng thời gian để chính thức nhận được tiền đền bù từ chính quyền địa phương.

*ĐIỂM NHẤN 2: LỢI THẾ VỀ TÀI NGUYÊN SẴN CÓ

  • Về mảng vật liệu xây dựng, CTI tự cung tự cấp các loại sản phẩm: đá xây dựng, ống cống, bê tông nhựa nóng… nên sẽ cải thiện được biên lợi nhuận khi tiến hành xây dựng.

  • Trong đó, đáng chú ý là Công ty đang sở hữu 2 mỏ đá tại Đồng Nai, bao gồm: Thiện Tân 10 và Xuân Hòa, đều có trữ lượng còn lại lớn, khoảng 52 triệu m3 đá (gấp 5,8 lần KSB và 3,6 lần DHA) và thời gian khai thác dài.

- Mỏ đá xuân Hòa: Trong năm 2021 đã tăng sản lượng lên 65% so với năm 2020; hiện nay, hệ thống thiết bị của mỏ đã được hoàn thiện, nâng cao sản lượng để cung cấp sản phẩm cho dự án đường Cao tốc Bắc Nam và dự kiến doanh thu năm 2022 của mỏ vào khoảng 40-50 tỷ đồng.

- Dự án mỏ đá Thiện Tân 10: Hiện nay, dự án đã được đầu tư với tổng số vốn khoảng 83 tỷ đồng. Công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện với diện tích khoảng 38ha/75,5ha. Dự án đã dừng khai thác vào năm 2019 và đến nay đang chờ được cấp chủ trương đầu tư. Dự kiến trong quý 3/2022 sẽ được cấp chủ trương đầu tư và triển khai khai thác vào quý 4/2022.

=> Sản phẩm đá chủ yếu phục vụ cho các công trình xây dựng của CTI, góp phần tiết giảm chi phí nguyên vật liệu, tự chủ nguồn cung và chỉ mới khai thác 25% công suất thiết kế.

=> Đây chính là lợi thế lớn của CTI trong giai đoạn sau này, giai đoạn đẩy mạnh đầu tư công cũng như khi mà Chính phủ có thông báo hạn chế cấp mới mỏ đá, từ đó tiết kiệm được nguồn chi phí đầu vào cho các dự án, cải thiện biên lợi nhuận.

*ĐIỂM NHẤN 3: TIỀM NĂNG DÀI HẠN KDC VÀ KCN

4. RỦI RO DOANH NGHIỆP

- Rủi ro về nợ vay cao: Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản ở mức 60% của CTI khá cao so với trung bình ngành (50.6%). Chính vì vậy mà chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng đến cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp, đây là rủi ro hiện tại mà CTI đang phải đối mặt

7
8
9

- Lượng tiền mặt và tiền gửi của doanh nghiệp gần như không có trong khi nợ vay quá lớn: Đây cũng là lí do mà giá cổ phiếu chưa tăng trưởng tốt. Vì vậy, cần chờ đợi thêm nhiều sự thay đổi của doanh nghiệp khi triển khai được các dự án BĐS và KCN.

- Rủi ro BOT QL91 T2 bồi thường chậm hơn dự kiến

- Tiến độ triển khai các dự án KDC, KCN chậm hơn dự kiến

=> Chi tiết bài phân tích về các cổ phiếu cũng như điểm mua bán từng cổ phiếu quý nhà đầu tư liên hệ SimpleInvest để được hỗ trợ chu đáo nhất.

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

1 Likes

cảm ơn nhóm

1 Likes