Phân tích cổ phiếu BFC - Sóng ngành phân bón

1.Phân tích kỹ thuật
Trước tiên hãy cùng nhìn qua chart tuần để thấy được xu hướng dài hạn của BFC.
image
BFC hiện tại đang giao dịch tại nền giá thứ 3 kể từ khi bắt đầu xu hướng tăng, đây là một trong những nền giá chúng ta cần ưu tiên phòng thủ hơn tấn công, thế nhưng nếu nhìn trên đồ thị tháng thì BFC hiện tại đang test vùng đỉnh lịch sử của năm 2017. Một khi giá vượt qua được các vùng kháng cự 29.7–30.7-31.3 chúng ta sẽ có nhiều điểm hỗ trợ hơn và phòng thủ linh hoạt hơn một khi các lệnh mua được kích hoạt. Ngoài ra, có thể thấy dù đang ở vùng đỉnh lịch sử và nền giá cao nhưng hành động giá và khối lượng phản ứng rất tốt, giá cổ phiếu không điều chỉnh quá nhiều sau giai đoạn tăng giá mạnh của nhóm ngành vào đầu tháng 6, thay vào đó là sự tích lũy theo kiểu sideway-up với độ biến động hẹp dần. Tuy nhiên, nên có những tuần thanh khoản cạn kiệt như tại nền giá 1 và 2 để chứng minh lượng cung đã được MMS hấp thụ hết sau quá giai đoạn tăng giá mạnh, do đó BFC sẽ cần nhiều thời gian tích lũy hơn để chuẩn bị cho giai đoạn tăng giá tiếp theo.
Chỉ số RS của BFC hiện tại là 83, cao nhất ngành.

Bây giờ hãy cùng nhau phân tích chart ngày để tìm các điểm mở vị thế
image
BFC đang hình thanh với mẫu hình nền giá chồng nền giá với 3 đáy tăng dần, đây là mẫu hình đáng tin cậy trong quá trình tiếp diễn xu hướng.
Thực chất, BFC đã bắt đầu thoát khỏi nền giá thứ 2 vào giữa tháng năm, trong khi đó một số cổ phiếu cùng ngành như DCM, DPM đến đầu tháng 6 mới xuất hiện tín hiệu mua. Từ đây, có thể thấy sự tích lũy theo kiểu sideway-up (vừa tăng nhẹ vừa tích lũy) này là dấu hiệu một cổ phiếu dẫn dắt đang nghỉ ngơi sau khi đã tăng trước để chờ dòng tiền lan tỏa ra các cổ phiếu khác trong ngành >> tạo nên tính bền vững cho đà tăng giá của BFC và các cổ phiếu khác trong ngành. Đồng thời, ở thời điểm hiện tại, khi hầu hết cổ phiếu phân bón tích lũy với nền giá rất nhỏ và tăng thiết lập đỉnh cao mới kéo theo sau là những ngày giảm giá với thanh khoản đột biến, điều này cho thấy nguồn cung chưa được hấp thụ tốt và khá rủi ro so với sự tích lũy một cách có trật tự của BFC với những ngày giảm giá có khối lượng cạn kiệt, từ đó hình thành 2 điểm mua Pocket Pivot (10/6 và 23/6) đáng tin cậy ngay bên trong nền giá.
Điểm Pivot: 28.8 . Khi giá break khỏi điểm kháng cự này với vol lớn hơn ít nhất 25% KLTB 50 phiên tiến hành mua vào.

2.Phân tích cơ bản


Đông Á và Tây Á là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, phải đối mặt với tình trạng sụt giảm nhu cầu phân bón. Tuy nhiên Ngành phân bón Việt Nam năm 2020 tăng trưởng khả quan bất chấp tình hình dịch bệnh trên toàn cầu. BFC đã đánh bại ước tính doanh, lợi nhuận 2020 của các chuyên gia, đồng thời cho thấy sự tăng tốc trong năm 2021 khi doanh thu và lợi nhuận 2 gần nhất khá khởi sắc và có sự đột biến vào quý I/2021.

3. Yếu tố thúc đẩy và rủi ro:
Hưởng lợi chung :
+) Theo dự báo của Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), nhu cầu tiêu thụ phân bón toàn cầu năm 2021 dự kiến đạt 194,9 triệu tấn chất dinh dưỡng, tăng 1,8% so với năm 2020.
+) Với tình hình thời tiết năm 2021 dự báo thuận lợi, cùng giá các loại nông sản đang ở mức cao, sẽ là điều kiện tốt để người nông dân tăng cường chăm bón cho cây trồng, nâng cao năng suất, từ đó gia tăng nhu cầu sử dụng phân bón.
+) Giá nông sản đang được ghi nhận ở mức cao và quý 2 sẽ là giao đoạn chuẩn bị bước vào vụ Hè -Thu là vụ mùa lớn của năm sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ các loại phân được cải thiện.
+) Chính sách thuế GTGT mới giúp doanh nghiệp sản xuất phân bón gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu
Tiềm năng của BFC:
+) DN sản xuất phân NPK như BFC sẽ hưởng lợi nhiều hơn doanh nghiệp sản xuất đạm như DPM, DCM do thuế suất đầu vào của ngành phân đạm 10% trong khi thuế suất đầu vào của NPK là 5%.
+) BFC đang sở hữu kênh phân phối trên 200 điểm bán sỉ (đại lý cấp 1) và 2,500 điểm bán lẻ (đại lý cấp 2), hoạt động trên khắp cả nước và một số nước trong khu vực như Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Lào. Đây là thế mạnh của DN so với đối thủ trong ngành.
Rủi ro:
+) Tỷ trọng Nguyên vật liệu chiếm đến 80-85% doanh thu nên giá trị gia tăng trong sản phẩm rất thấp, đồng thời công nghệ lạc hậu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của BFC.
+) Áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh phân bón NPK cao.

4. Kết Luận:
Các nhà máy của BFC hiện đã hoạt động hết công suất, khả năng tăng trưởng không còn quá nhiều, không thích hợp để đầu tư dài hạn, do đó việc tập trung vào hành động giá và khối lượng trên đồ thị sẽ thích hợp hơn đối lĩnh vực lâu đời và có tính cạnh tranh cao như phân bón.
Target: (theo bước sóng MMU): 34.5 >> Target chỉ mang tính chất tham khảo, nên linh hoạt trong việc chốt lãi.
Cutloss: tối đa -7% so với mức giá vốn. Hoặc cắt lỗ khi giá có sự vi phạm MA10.

nắm giữ BFC nhé cả nhà

1 Likes

k pik có nên cơm cháo j không

1 Likes