[ PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU DDV – CTCP DAP – Vinachem (DDV)]
Lợi nhuận bứt phá – Tài chính vững mạnh – Hướng đến chu kỳ tăng trưởng mới
1. Điểm nhấn tài chính nổi bật:
Quý 1/2025, DDV ghi nhận LNST tăng vọt 362,7% so với cùng kỳ, đạt 121,7 tỷ đồng, hoàn thành 28% kế hoạch năm. Sự bứt phá đến từ tăng trưởng doanh thu DAP và biên lợi nhuận gộp mở rộng rõ rệt.
Tình hình tài chính lành mạnh: Không có nợ vay, trong khi lượng tài sản thanh khoản cuối Q1/2025 chiếm 55,5% tổng tài sản,giúp DDV đáp ứng tốt nhu cầu vốn lưu động.
Tổng lượng tiền mặt và đầu tư ngắn hạn đạt 1.400 tỷ đồng, chiếm 54,7% tổng tài sản – là nền tảng để:
- Đảm bảo vốn lưu động
- Tự tài trợ các dự án lớn: dây chuyền sản xuất MAP, mở rộng cảng, mảng hóa chất
- Hạn chế rủi ro tài chính, tăng tính linh hoạt trong vận hành.
Từ 2023, sau khi xóa lỗ lũy kế, DDV bắt đầu chia cổ tức tiền mặt. Năm 2024, tỷ lệ chi trả lên tới 127,1% nhờ LN cao và dòng tiền mạnh. Công ty định hướng duy trì cổ tức đều đặn, đồng thời vẫn đảm bảo nguồn lực cho đầu tư dài hạn.
2. Luận điểm đầu tư đáng chú ý:
Nhà sản xuất và phân phối DAP lớn nhất tại Việt Nam
DDV vận hành nhà máy DAP công suất 330.000 tấn/năm, chiếm 40% công suất sản xuất và 28% thị phần tiêu thụ cả nước. Trong bối cảnh nguồn cung nội địa chỉ đáp ứng 70% nhu cầu, DDV trở thành chốt chặn chiến lược, vừa đảm bảo cung ứng trong nước vừa đẩy mạnh xuất khẩu giai đoạn thấp điểm mùa vụ.
Phân bón DAP Đình Vũ (DDV) có thể cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu
Nhờ áp dụng công nghệ từ Mỹ và Châu Âu, sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao (61%), thân thiện môi trường và dễ hấp thụ. Đặc biệt, giá bán thấp hơn 15–20% so với hàng nhập khẩu nhờ lợi thế nội địa hóa và chủ động nguồn nguyên liệu như Apatit.
Xử lý bãi thạch cao giúp giải phóng công suất tiềm năng của nhà máy DAP
Tồn đọng thạch cao – nút thắt khiến nhà máy hoạt động dưới công suất – đang dần được tháo gỡ. Việc Chính phủ phê duyệt mở rộng cảng xuất bã thạch cao giúp DDV từng bước nâng công suất lên mức thiết kế từ 2028. Dự báo sản lượng tiêu thụ DAP tăng 10% trong 2025, tiếp tục tăng trung bình 5%/năm giai đoạn 2025–2028.
Biên LNG DAP mở rộng trong 2025 nhờ giá bán tăng và luật thuế GTGT mới
Giá bán dự kiến tăng 7,9% YoY, theo đà tăng của giá DAP thế giới
Giá vốn giảm nhẹ nhờ: giá ammonia hạ, giảm khấu hao. Cơ chế thuế GTGT mới có hiệu lực trong nửa cuối năm sau giúp DDV được hoàn thuế đầu vào.
→ Biên LNG DAP có thể tăng 7,2 điểm % svck lên 17,3%, kéo theo biên LN gộp hợp nhất tăng 6,3 điểm % lên 17,1%
Giá phân bón DAP toàn cầu trong xu hướng tăng
Giá DAP bị chi phối bởi các yếu tố toàn cầu như:
Cung – cầu tại các quốc gia lớn (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil…)
Giá nguyên liệu: NH3, H3PO4, S
Giá các phân bón thay thế (urea, MAP…)
Biến động tỷ giá, cước phí, chính sách thương mại
Mở rộng sang MAP và hóa chất – dư địa tăng trưởng dài hạn
DDV xây dựng nhà máy MAP công suất 60.000 tấn/năm, dự kiến vận hành từ Q3/2026. MAP có biên LNG cao hơn DAP, nhu cầu trong nước chủ yếu phải nhập khẩu.
Từ Q2/2024, DDV mở rộng thêm mảng trading Ammonia, giúp doanh thu và LN gộp Q1/2025 tăng mạnh.
→ Nguồn lực tài chính mạnh, không vay nợ là nền móng vững chắc để DDV bứt phá dài hạn.
3. Rủi ro cần theo dõi:
Phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu như lưu huỳnh, ammonia khiến DDV dễ bị ảnh hưởng bởi giá cả và chính sách thương mại toàn cầu.
Nguồn Apatit loại I và II trong nước đang dần cạn kiệt, buộc DDV có thể phải dùng quặng thấp chất lượng hơn hoặc nhập khẩu từ Ai Cập (tốt nhưng đắt).
Nếu Trung Quốc thay đổi chính sách xuất khẩu phân bón, nguồn cung DAP thế giới có thể gia tăng, gây áp lực lên giá bán và biên lợi nhuận của DDV.
Tổng kết:
Với vị thế đầu ngành DAP, nội lực tài chính mạnh mẽ, chính sách cổ tức hấp dẫn và tiềm năng tăng trưởng dài hạn từ mở rộng sản phẩm – DDV là cổ phiếu đáng theo dõi với nhà đầu tư trung – dài hạn trong ngành phân bón và hóa chất.
Bạn nghĩ gì về triển vọng cổ phiếu DDV? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!