Phân Tích Cổ Phiếu DPR: Triển Vọng Tăng Trưởng Lớn Quý 4 2024

, , , , , , , , ,

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CAO SU TOÀN CẦU

  • Thị trường cao su toàn cầu gần đây đang ghi nhận các biến động mạnh theo cả 02 chiều tăng giảm, nhưng với mức nền thấp cùng kỳ đã hỗ trợ giá cao su duy trì được biên độ tăng trưởng YoY cao và duy trì đến nửa đầu 4Q24. Đến giữa tháng 11/2024, giá bình quân tháng TSR20 ghi nhận 1.94 USD/kg (-3.1% MoM; +27.0% YTD; +32.4% YoY).

  • Biến động tăng:

  • Phục hồi ngành công nghiệp ô tô: Dữ liệu 9T24 cho thấy ngành công nghiệp ô tô – lĩnh vực tiêu thụ cao su thiên nhiên chủ yếu – đang phục hồi và tăng trưởng tích cực cả trên cơ sở QoQ và YoY tại các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, và Châu Âu.

  • Nguồn cung gián đoạn: Các nông trường cao su trọng yếu tại Đông Nam Á liên tục chịu ảnh hưởng từ mưa bão kể từ tháng 8/2024, dẫn đến lo ngại về khả năng cung ứng nguyên liệu từ 4Q24 - 1H25 (1H = 6 tháng đầu năm), đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dự báo ổn định.

  • Điều chỉnh giảm: Nhà cung ứng trên thị trường có thể giảm tốc độ sản xuất để đánh giá tác động và điều chỉnh kế hoạch thu mua sau sự kiện:

  • Trì hoãn Quy định EUDR: Từ giữa tháng 10/2024 đến nay, thông tin về việc trì hoãn Quy định EUDR thêm 1 năm (từ 31/12/2024 sang 2025) đã khiến các nhà sản xuất rơi vào thế bị động, khi họ đã chuẩn bị các đơn hàng cho năm 2025 với giá thu mua nguyên liệu cao su đạt chuẩn EUDR cao hơn từ 10% - 30% so với thông thường.

  • Quan ngại về cuộc chiến thuế quan mới: Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã khép lại với chiến thắng của Tổng thống Donald Trump, làm dấy lên lo ngại về khả năng xuất hiện chính sách thuế quan mới. Điều này có thể khiến nhà sản xuất chờ đợi các động thái cụ thể từ chính quyền mới, nhằm xây dựng chiến lược phù hợp giai đoạn từ 2025.

  • Thời kỳ mới của ngành cao su:

  • Về nguồn cung: Ảnh hưởng từ yếu tố bất thường và quy định mới:

  • Giai đoạn 4Q24 – 1H25: Hình thái La Niña dự báo kéo dài làm gia tăng mưa bão, dẫn đến sự suy giảm nguồn cung cao su tự nhiên.

  • Từ 2H25 trở đi: EUDR với các yêu cầu nghiêm ngặt (khả năng truy xuất nguồn gốc rừng và yêu cầu về phát triển bền vững) đi kèm trách nhiệm giải trình của chuỗi hành trình sản phẩm sẽ gây hạn chế khả năng cung ứng sản phẩm vào EU. Điều này có thể làm gián đoạn 15- 20% sản lượng cung ứng cao su toàn cầu (Trong đó 8-10% tác động trực tiếp đến nguyên liệu nhập khẩu tại EU và phần còn dành cho các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu cao su phục vụ xuất khẩu vào EU).

  • Về nhu cầu tiêu thụ: Sự phát triển lốp xe chuyên dụng dành cho ô tô điện
    Nhân tố mới thúc đẩy gia tăng tiêu thụ cao su thiên nhiên toàn cầu khi:

  • Lốp xe điện vừa phải chịu tải nặng hơn; tốc độ nhanh hơn và độ mòn lớn hơn sẽ yêu cầu sự thay đổi tỷ lệ thành phần cao su sản xuất.

  • Các đặc tính kỹ thuật đặc trưng của cao su thiên nhiên (về độ đàn hồi; khả năng chịu nhiệt; sự chống phân mảnh và độ bền vượt trội so với cao su nhân tạo) sẽ phù hợp với yêu cầu của loại lốp mới, giúp cho nguyên liệu này được sử dụng nhiều hơn trong thời đại xe điện.

  • Tác động kép trong thời đại trừng phạt thuế quan: Ngành công nghiệp ô tô (xe điện, lốp xe) đang đối mặt với nhiều cuộc điều tra và biện pháp trừng phạt thuế quan từ thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc, dẫn đến:

  • Tác động tích cực: Hoạt động sản xuất được đẩy mạnh nhằm đưa hàng hóa vào thị trường trước khi các mức thuế suất mới có hiệu lực.
    Vừa qua, Thái Lan tăng cường xuất khẩu lốp xe tải và buýt vào Mỹ với sản lượng 9T24 tăng +26% YoY, trước khi bị Bộ Thương mại Mỹ công bố áp thuế nhập khẩu từ 12.33% - 48.39% vào tháng 10/24.

  • Tác động tiêu cực: Sản xuất bị đình trệ do chờ đợi quyết định cụ thể từ chính quyền mới để có chiến lược kinh doanh phù hợp tương lai.

II. TRIỂN VỌNG CAO SU VIỆT NAM

Thị trường cao su Việt Nam, với biến động giá SVR10 (loại cao su phổ biến trong nước) và giá xuất khẩu đồng pha với khu vực Đông Nam Á, được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ xu hướng tăng giá:

  1. Giá bán được giữ ở mức cao so với cùng kỳ là động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh và cải thiện biên lợi nhuận cho các doanh nghiệp cao su:
  • Đối với các doanh nghiệp cao su niêm yết(GVR, PHR, DPR, RTB, TRC, DRI), ghi nhận kết quả kinh doanh 3Q24 tích cực với tăng trưởng trung bình về doanh thu thuần, lợi nhuận gộp và LNST-CĐTS lần lượt đạt 20%, 81% và 333% YoY. Tăng trưởng này được dẫn dắt bởi (i) giá bán cao su bình quân 3Q24 ước tính tăng 30% - 45% YoY (Tùy thuộc vào sản phẩm) và (ii) nguồn thu từ thanh lý cây cao su tăng cao.

  • Trong ngắn hạn, nhóm ngành cao su được dự báo sẽ duy trì khả năng tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhờ vào kỳ vọng giá bán trong 4Q24-2Q25 tăng trưởng ở mức 02 chữ số so với cùng kỳ. Với giả định giá bán bình quân theo quý loại SVR10 giai đoạn 4Q24F/1Q25F/2Q25F tại 1.8 USD/kg (45,600 VND/kg) mức tăng trưởng giá bán so với quý cùng kỳ ghi nhận 22% YoY/ 11% YoY/ 4% YoY. Kỳ vọng biên lợi nhuận gộp lĩnh vực cao su sẽ đạt 30% - 40% tại mức giá giả định trên.

  1. Nhu cầu tiêu thụ nội địa dự báo tăng trưởng bền vững nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ cao su tại Việt Nam:
  • Ước tính tiêu thụ cao su nội địa tại Việt Nam giai đoạn 24F - 27F sẽ duy trì CAGR từ 10% trở lên và tăng sản lượng tiêu thụ trên mức 0.5 triệu tấn/năm từ năm 2027 chủ yếu nhờ sự chuyển dịch đầu tư mở rộng của hàng loạt dự án lốp xe lớn tại Việt Nam.

  • Trong giai đoạn 2021 – 2023, các dự án lốp xe được đầu tư tại Việt Nam có công suất thiết kế ước tính khoảng 40 triệu sản phẩm/năm (Gấp 1.38 lần sản lượng lốp xe ô tô/máy kéo Việt Nam sản xuất trong năm 2020) và kỳ vọng các dự án này sẽ đi vào hoạt động và đạt công suất tối đa giai đoạn 2024 – 2027 sẽ giúp tăng nhu cầu tiêu thụ trong nước lên cao.

  • Đánh giá sơ bộ cho thấy các doanh nghiệp đầu ngành như GVR và các công ty đã hoàn tất chứng nhận rừng bền vững tại khu vực Bình Dương, Tây Ninh, và Bình Phước (DPR, PHR, TRC, RTB) sẽ có tiềm năng gia tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng tệp khách hàng nhờ vào làn sóng đầu tư của các nhà sản xuất lốp xe lớn, nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu

  1. Cơ hội dành cho các doanh nghiệp đã hoàn tất các chứng chỉ bền vững:
  • Các doanh nghiệp ngoài tiềm năng mở rộng tệp khách hàng sản xuất phục vụ thị trường xuất khẩu EU, còn có thể hưởng lợi khi cao su đạt chuẩn EUDR có giá bán cao hơn 10% - 30% so với sản phẩm thường.

III. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH DOANH

- Cập nhật kết quả kinh doanh: Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong 3Q24 & 9T24 lần lượt ghi nhận mức tăng +19.3% YoY và +40.1% YoY. DPR không công bố chi tiết các khoản mục kinh doanh trong báo cáo hợp nhất quý, LNST-CĐST 3Q24 của DPR tăng trưởng chậm hơn so với ngành và so với quý trước (-39.4% QoQ) đến từ:

(i) Không còn khoản thu nhập các có biên lợi nhuận cao: Ngoài việc không còn ghi nhận khoản thu đền bù đất như 2Q24, DPR còn bị sụt giảm thu nhập thanh lý cây (3Q24 thanh lý 29.5ha, -90% QoQ và -46% YoY) khi công tác thanh lý đã thực hiện xong từ trong 1H24, hoàn thành 85% kế hoạch năm.

(ii) Lĩnh vực chế biến gỗ trực thuộc công ty mẹ ghi nhận biên lợi gộp sụt giảm mạnh so với cùng kỳ: Mặc dù sản lượng gỗ tiêu thụ trong 3Q24 và 9T24 tăng lần lượt là +59.7% YoY và +78.1%, nhưng hoạt động này ghi nhận lợi nhuận gộp 9T24 chỉ còn 2.6% so với 71.4% cùng kỳ năm trước.

IV. QUAN ĐIỂM ĐẦU TƯ

  1. Tiềm năng hưởng lợi từ cả 02 yếu tố đến từ giá bán tăng cao và nhu cầu
    tiêu thụ nội địa ngày càng phát triển:
  • Kỳ vọng trong giai đoạn FY25 – FY27, DPR có thể duy trì và gia tăng sản lượng cao su tiêu thụ nhờ vào ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh tại khu vực Bình Dương, Bình Phước:

  • Nổi bật với dự án Nhà máy Sản xuất lốp xe Haohua đã được đầu tư 500 triệu USD tại Bình Phước dự kiến sẽ tiêu thụ gần 97 nghìn tấn cao su thiên nhiên mỗi năm tại địa phương. Hiện tại vẫn chưa có các thông tin về nhà cung ứng nguyên liệu của đơn vị này.

  • Có thể kỳ vọng DPR gia tăng được sản lượng tiêu thụ và kết nối với các đơn vị sản xuất lốp xe phát triển mạnh tại Bình Dương và Bình Phước nhờ vào (i) Khả năng cung ứng ổn định với nhà máy chế biến các loại mủ khối SVR có công nghệ Malaysia với công suất lên tới 16,000 tấn/năm và (ii) Cung ứng các sản phẩm đạt chứng chỉ phát triển bền vững với diện tích rừng cao su đạt chuẩn 10,300 ha.

  • Kỳ vọng về việc tăng giá bán nhờ vào thị trường xuất khẩu với các sản phẩm đạt chuẩn EUDR khi DPR đã hoàn tất các chứng chỉ này.

  1. Cổ tức tiền mặt ổn định với dự phóng tỷ suất cổ tức giai đoạn FY24 – FY27 là 5.35%/năm: Dự phóng DPR có thể chi trả cổ tức 2,000 VND/cổ phiếu giai đoạn FY24 – FY27 với cơ sở sau:
  • Lịch sử chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn trong 10 năm qua.

  • Triển vọng kinh doanh khả quan và sức khỏe tài chính tốt: Tại cuối quý 3/2024, DPR không còn dư nợ vay và đang sở hữu gần 1,825 tỷ VND tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (chiếm 41% tổng tài sản DPR).

  • Mặc dù có tiềm năng nhận tiền bồi thường đất cao su cao hơn khi Luật đất đai 2024 đã có hiệu lực từ 08/2024 và các quy hoạch đất của địa phương hoàn thiện, vẫn quan ngại về việc gia tăng đơn giá đất chuyển đổi và chi phí tiền sử dụng đất có thể làm (i) giảm đi hiệu quả kinh tế dự án đã được ước tính giai đoạn trước; (ii) giảm sức hút đầu tư vơi các dự án mới. Yếu tố này sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

RỦI RO:

  • Nhu cầu thị trường cao su yếu hơn dự phóng, đồng thời nguồn cung tăng trở lại khi giá bán hiện đang ở mức cao có thể làm điều chỉnh giá cao su trong giai đoạn 4Q24-FY25.

KẾT LUẬN:
Cả nhà đang có thể thấy hiện tại DPR đang được hậu thuẫn bởi bối cảnh khá lớn, đầu tiên là thời tiết khắc nghiệt tại các đồn điền cao su khắp châu á, hai là dự án lốp xe 500 triệu USD tại Bình Phước chưa chốt (nếu DPR trúng thầu thì giá cổ phiếu sẽ tăng sốc), thứ ba đó chính là việc DPR đã có chứng chỉ đạt chuẩn EUDR nên giá bán sẽ cao hơn 10 đến 30% so với các công ty chưa đạt được chứng chỉ. Khách quan thì nói bối cảnh đang thật sự ủng hộ ngành cao su của Việt Nam bên cạnh những yếu tố ủng hộ mà em vừa trình bày thì vẫn có rủi ro về nhu cầu trong tương lai nên cả nhà cần đọc kỹ. Vậy đâu là điểm mua cho một trong những mã cao su tiềm năng nhất trên sàn HOSE ? Cả nhà liên hệ ngay với em để chúng ta có được một điểm mua siêu tối ưu cho đợt bùng nổ cổ phiếu cao su sắp tới nhé.

(Linh)