Doanh nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng tốt trong 5 năm trở lại đây. Với cổ tức ổn định và sức khoẻ tài chính tốt, FMC là cổ phiếu mà nhà đầu tư nên đưa vào danh mục theo dõi và mua mới.
Tổng quan cổ phiếu FMC
CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) thành lập năm 1996. Tiền thân là doanh nghiệp nhà nước chuyên chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu. Năm 2003, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Hai mảng sản xuất kinh doanh chính của Công ty là mặt hàng tôm đông lạnh và nông sản xuất khẩu hoạt động chủ yếu tại địa bàn Sóc Trăng.
Nhận diện cổ phiếu – FMC có phải cổ phiếu chất lượng
1. Phân tích hoạt động kinh doanh cổ phiếu FMC
1.1 Xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu
Hai mảng sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản phẩm tôm đông lạnh và sản phẩm nông sản xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chủ lực của là Nhật Bản, EU, Mỹ chiếm hơn 90% doanh thu xuất khẩu của công ty. Tính đến cuối năm 2022, FMC sở hữu trên 500 ha diện tích vùng nuôi trồng thủy sản và công suất chế biến hiện tại đạt 45,000 tấn/ năm
Bên cạnh đó, FMC là doanh nghiệp đứng thứ 3 thị phần xuất khẩu tôm của Việt Nam.
1.2 Kết quả kinh doanh có sự tăng trưởng liên tục trong nhiều năm
Doanh thu trong các năm qua tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2012-2022 đạt 13.93%.
Đối diện với nhiều khó khăn từ cuối năm 2022, kết quả kinh doanh năm 2023 có sự sụt giảm mạnh trong liên tiếp nhiều tháng. Tuy nhiên, với xu hướng ngành có dấu hiệu hồi phục trở lại. Các chuyên gia dự kiến doanh thu của FMC sẽ đạt 90% so với năm trước.
Tăng trưởng doanh thu qua các năm của FMC
Tuy nhiên, rủi ro biến động nguyên vật liệu đầu vào và rủi ro thị trường đầu ra có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng doanh thu của FMC.
2. Sức khỏe tài chính tốt
Cổ phiếu FMC không có nợ vay dài hạn. Nợ vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ dẫn đến các khoản chi phí lãi vay luôn ở mức thấp.
Sử dụng mô hình đánh giá rủi ro của Standard and Poor. Dễ nhận thấy được sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp rất rốt qua các năm.
Bảng phân tích rủi ro tài chính
3. Tỷ suất sinh lời cao
Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp đạt mức tốt qua các năm. Chỉ số ROS liên tục được cải thiện và duy trì trên mức 5% trong giai đoạn 2018-2022.
Trong khi đó, ROEA có sự giảm dần trong những năm gần đây. Tuy nhiên, điều này là không đáng ngại khi doanh nghiệp đang có xu hướng giữ lại hơn phân nửa số lợi nhuận của mình để tái đầu tư. Dẫn đến việc Vốn chủ sở hữu tăng mạnh là nguyên nhân chính khiến ROEA có sự sụt giảm.
Tỷ suất sinh lời của FMC
Với cơ cấu nợ vay thấp, FMC có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động. Có thể thấy tỷ suất sinh lời ROC (Return on Capital) của FMC luôn cao hơn các doanh nghiệp trong ngành.
Tỷ suất sinh lời ROC (Return on Capital) của các doanh nghiệp ngành tôm
Chú thích: ROC = Lợi nhuận sau thuế / (Vốn chủ sở hữu + nợ vay)
Chỉ số ROC thể hiện mức độ sinh lời của doanh nghiệp bao gồm cả nợ vay. Đây là chỉ số khá toàn diện đánh giá được cả rủi ro tiềm ẩn của các khoản nợ vay của doanh nghiệp. Tham khảo cách sử dụng chỉ số ROC tại đây.
4. Cổ tức ổn định
FMC đã trả cổ tức liên tục với tỷ lệ chi trả rất cao. Trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend Payout) duy trì ổn định trung bình ở mức 47%.
Tỷ lệ chi trả cổ tức của FMC
Nhận định
Với tốc độ tăng trưởng đều và dòng cổ tức ổn định hằng năm, FMC khá phù hợp cho các nhà đầu tư dài hạn.
Bài viết mang quan điểm cá nhân. Hi vọng mang lại nhiều góc nhìn cho nhà đầu tư.