1. KẾT QUẢ KINH DOANH
-
Doanh thu Q3/2024 giảm 4,1% % svck, chủ yếu do sản lượng giảm trong khi mức giá bán bình quân vẫn tăng nhẹ. Cụ thể, sản lượng giảm 4,8% svck, đạt 1.012 triệu kWh, trong đó điện gió chỉ đạt 131 triệu kWh, -13,8% svck. Giá bán bình quân tăng 0,7% svck đạt 1.508 đồng/kWh.
-
LNST ghi nhận âm 48 tỷ đồng do biên lợi nhuận gộp giảm, chi phí quản lý tăng mặc dù chi phí tài chính giảm. Cụ thể, lợi nhuận gộp đạt 237 tỷ đồng, -19,1% svck do chi phí vận hành tăng, dẫn đến biên lợi nhuận gộp giảm còn 43,6% từ 51,8% cùng kỳ năm trước. Chi phí tài chính ghi nhận 230 tỷ đồng, -8,7% svck,trong đó chi phí lãi vay là 224 tỷ đồng, -5,1% svck. Cuối cùng, chi phí quản lý tăng 17,9% svck lên 33 tỷ đồng.
-
Lũy kế 9T2024, sản lượng đạt 1.012 triệu kWh, +16,5% svck, nhờ dự án Tân Phú Đông 1 được đưa vào vận hành từ tháng 05/2023 giúp doanh thu tăng 11,1% svck, đạt 1.770 tỷ đồng. Giá bán bình quân đạt 1.749 đồng/kWh, -4,6% svck, do Tân Phú Đông 1 đang ghi nhận giá bán tạm bằng 50% giá trần theo QĐ số 21/QĐ-BCT khiến biên lợi nhuận gộp giảm còn 49% từ 54,4% cùng kỳ 2023.
-
Sản lượng điện từ danh mục năng lượng GEG ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với tổng sản lượng 9T2024 đạt 1.012 triệu kWh, +16,5% svck. Trong đó, điện gió đóng góp hơn phân nửa với 517 triệu kWh, +45,2% svck, nhờ dự án mới Tân Phú Đông 1 được đưa vào vận hành từ tháng 05/2023. Đây cũng là dự án điện gió lớn nhất của GEG với công suất 100 MW, gần bằng tổng công suất 3 dự án điện gió còn lại (120 MW) và góp phần giúp GEG trở thành doanh nghiệp sở hữu danh mục điện gió lớn nhất niêm yết trên sàn.
-
Bên cạnh đó, điện mặt trời cũng đóng góp hơn 30% tổng sản lượng 9T2024 với 308 triệu kWh, +4,1% svck do các dự án đã đi vào quỹ đạo vận hành ổn định và hoạt động của hiện tượng El Ninotrong năm nay. Ngược lại, thủy điện chỉ đóng góp gần 19% tổng sản lượng 9T2024 với 187 triệu kWh, -13,8% svck do hiệu ứng El Nino làm giảm lượng mưa bình quân so với hằng năm. Tuy nhiên, chu kỳ El Nino 2023 – 2024 đã chuyển sang pha Trung tính trong 3 tháng ghi nhận chỉ số ENSO gần nhất và đang giảm dần (0,0 trong tháng 8, -0,1 trong tháng 9 và -0,2 trong tháng 10/2024). Vì vậy, kỳ vọng chu kỳ La Nina sẽ quay trở lại trong giai đoạn 2024 – 2025, có lợi cho sản lượng của thủy điện.
2. RỦI RO THANH TRA
-
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đang điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố. Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
-
Để phục vụ công tác điều tra, xử lý vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp các thông tin, tài liệu, liên quan đến 32 dự án gồm 8 dự án mặt trời và 24 dự án điện gió.
-
Việc Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEG) bị điều tra liên quan đến 4 dự án điện gió đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và triển vọng kinh doanh của công ty:
-
Áp lực tài chính gia tăng: GEG đang gánh khoản nợ vay lớn, với tổng nợ phải trả hơn 10.000 tỷ đồng, trong đó nợ vay chiếm 97% tổng nợ. Điều này làm tăng chi phí lãi vay và gây áp lực lên lợi nhuận của công ty. Lãi suất tăng cao cùng các khoản vay dài hạn đã khiến chi phí tài chính ăn mòn đáng kể lợi nhuận gộp
-
Ảnh hưởng đến cổ phiếu và vốn: Sau khi thông tin điều tra được công bố, giá cổ phiếu GEG liên tục giảm mạnh. Công ty đã phải cơ cấu lại nợ, đồng thời lên kế hoạch phát hành thêm trái phiếu để duy trì hoạt động, nhưng kế hoạch này gặp khó khăn do giá cổ phiếu giảm sâu.
- Vậy nếu như GEG bị kết luận thật sự có liên quan đến vụ án thì sao ? -
Xử phạt hành chính hoặc hình sự: Công ty có thể phải đối mặt với các khoản phạt tài chính lớn hoặc thậm chí trách nhiệm hình sự nếu bị xác định vi phạm nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến việc quản lý cấp cao bị truy tố hoặc các dự án bị tạm dừng.
-
Thu hồi giấy phép hoặc điều chỉnh hợp đồng: Các dự án điện gió liên quan có thể bị tạm dừng hoạt động, thậm chí bị thu hồi giấy phép hoặc phải điều chỉnh lại hợp đồng mua bán điện với EVN.
-
Khủng hoảng tài chính: GEG đã có tỷ lệ nợ vay rất cao, nếu kết luận điều tra bất lợi, công ty có thể mất khả năng tiếp cận các khoản vay mới hoặc phải trả các khoản nợ trước hạn, đẩy nhanh nguy cơ mất thanh khoản.
-
Sụt giảm lợi nhuận: Các dự án bị ảnh hưởng có thể làm giảm đáng kể doanh thu từ mảng điện gió (chiếm 50% sản lượng), vốn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty.
3. BỐI CẢNH ỦNG HỘ
- Luật Điện lực sửa đổi được thông qua vào ngày 30/11/2024 có tác động mạnh mẽ đến ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển điện gió và điện mặt trời. Một số điểm đáng chú ý bao gồm:
- Khuyến khích đầu tư năng lượng tái tạo: Luật này tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các dự án điện gió ngoài khơi và điện mặt trời, đặc biệt tập trung vào các khu vực vùng sâu, vùng xa. Điều này giúp thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung và phát triển bền vững các nguồn năng lượng mới.
- Cả nhà có thể thấy việc từ đây đến 2030, được kỳ vọng tăng tới 15% thị phần (so với 4% ở thời điểm hiện tại). Chưa nói đến thị phần của điện mặt trời còn tiếp tục được đẩy mạnh ở hàng loạt khu vực từ nhà dân cho đến khu công nghiệp.
- Việc được hậu thuận lớn từ nhà nước có giúp một trong trong những công ty điện gió lớn nhất sàn HOSE vực dậy?
KẾT LUẬN:
Cả nhà có thể thấy việc dính vào nợ lớn khiến cho giá của GEG gần như rớt thảm, việc này cũng là phản ứng thường tình của của nhà đầu tư và đây là phản ứng hợp lý khi trách xa một công ty với đầy rủi ro. Nhưng anh chị thử lật lại tình huống và thử đặt ra một câu hỏi… Nếu GEG được kết luận không có dính dáng thì bối cảnh hậu thuẫn từ nhà nước có giúp công ty này vực dậy ? Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất ? Cả nhà liên hệ ngay với em qua số Za.Lo 096.996.5276 để nhận được kế hoạch chi tiết và cụ thể về việc đầu cơ mã GEG nhé