Phân tích cổ phiếu LTG 2022

  1. Giới thiệu khái quát về công ty

Lịch sử hình thành và phát triển: Lộc Trời tiền thân là công ty bảo vệ thực vật An Giang thành lập năm 1993 với vốn điều lệ là 750 triệu đồng. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển đến năm 2015 Công ty đổi tên thành CTCP Tập đoàn Lộc Trời với số vốn điều lệ lên tới 672 tỷ đồng. Năm 2017 công ty lên sàn UPCOM với 67,16 triệu cổ phiếu. Năm 2020 công ty triển khai hệ thống quản lý ERP SAP S/4HANA – một phần mềm tích hợp nhiều modul có nhiệm vụ khác nhau, phục vụ hoạt động của toàn bộ các phòng bán một cách xuyên suốt và nhanh chóng. ( Anh/chị hiểu đơn giản là thay vì phải chia ra phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự, quản trị kho, quản trị sản xuất thì ERP gom tất cả vào chung một phần mềm duy nhất để hạn chế lãng phí thời gian vào thủ tục giấy tờ cồng kềnh,…)

Ngành nghề kinh doanh: Hiện tại công ty đang kinh doanh với 3 mảng chính

  • Vật tư nông nghiệp (LTV) – Với sản phẩm chính là thuốc trừ sâu – Đây là ngành chủ lực đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của doanh nghiệp

  • Ngành Lương thực – Nay là CTCP Nông sản Lộc Trời (LTA) với sản phẩm chính là gạo – Tuy nhên gạo này chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhất trong các mảng kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp trực tiếp mua với GIÁ BÁN ngang trên thị trường từ nông dân sau đó phân phối lại ra ngoài thị trường giúp nông dân nên Biên lợi nhuận gộp rất thấp

  • Giống cây trồng – CTCP Giống cây trồng Lộc Trời (LTS): Sản xuất và phân phối 80.000 tấn năm các giống lúa, rau, bắp…

  • Ngoài ra công ty còn có các dịch vụ nông nghiệp khác thuộc Công ty TNHH Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời (LTF): dịch vụ trồng trọt, chăm sóc rừng, các dịch vụ hỗ trợ trồng trọt, mua bán thực phẩm…

Địa bàn kinh doanh: Trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên mạng lưới hợp tác nghiên cứu và kinh doanh của Tập đoàn được mở rộng trên nhiều quốc gia, bao gồm 36 thị trường tiêu thụ gạo đối tác tại Đông Nam Á và Châu Âu. Định hướng phát triển:

  • Trở thành nhà sản xuất nông nghiệp lớn trên thế giới

  • Sự phát triển của Lộc Trời gắn liền với mục tiêu phát trển bền vững môi trường

  • Trong thời gian tới Công ty sẽ nhân rộng quy mô SRP ra các khu vực khác trong vùng nguyên liệu và các mô hình liên kết sản xuất với tập đoàn để giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp

Một số thành quả đạt được của Công ty:

  • Ký kết hợp tác với Long An và An Giang để bao tiêu lúa mùa nổi với diện tích 140 ha

  • 6 lần liên tiếp đạt 100 điểm SRP - bộ tiêu chuẩn đầu tiên trên thế giới về sản xuất lúa gạo bền vững

  1. Định giá nhanh doanh nghiệp ( Định giá theo phương pháp P/E)

Với hệ số P/E của Lộc Trời hiện tại đạt 14.06% được coi là khá rẻ tuy nhiên xét trong quá khứ có thể thấy P/E của công ty luôn ở mức thấp như này, tức là hiện tại giá thị trường của công ty ở mức hợp lý so với giá trị của công ty.

Bên cạnh đó, Lộc Trời có lịch sử trả cổ tức bằng tiền mặt rất đều, tỷ lệ trả cổ tức và tỷ lệ lợi nhuận giữ lại ngang nhau, tức là đầu tư vào LTG là đầu tư cân bằng, không tăng trưởng mạnh nhưng có tính ổn định cao.

  1. Tình hình tài chính của LTG

Tình hình tài chính của doanh nghiệp những năm gần đây đang dần được cải thiện.

  • Nhờ có hiệu quả quản lý các khoản phải thu tốt giúp doanh nghiệp thu hồi được các khoản nợ, cụ thể năm 2021 Công ty đã thu hồi hơn 800 tỷ từ Công ty công nghệ Đại Tài, thu hơn 44 tỷ từ công ty liên kết Agrevo giúp doanh nghiệp tránh bị lãng phí vốn. Đồng thời tăng tiền của công ty về cả quy mô và tỷ trọng, so với năm 2018 tiền chỉ chiếm hơn 2% nhưng đến thời điểm hiện tại tiền chiếm gần 19%, thậm chí năm 2021 còn lên tới 32% đảm bảo tình hình tài chính của Công ty được an toàn.

  • Nhờ việc tăng khả năng quản lý nợ phải thu giúp công ty có thêm tiền mua trước NVL phục vụ cho HĐKD khi TTCNB tăng dần về cả quy mô và tỷ trọng. Đồng thời, trong chiến lược tái cấu trúc tập đoàn, Ngành Lương thực công ty đã kết nối với các đối tác thu mua, kinh doanh đặt hàng từ đầu vụ giúp ổn định đầu ra thay vì chỉ sản xuất trực tiếp với người dân. Ngành vật tư nông nghiệp thực hiện bán hàng theo mùa vụ, thanh toán bằng tiền hoặc Ngân hàng liên kết giúp giảm CP lãi vay, nợ xấu. Sau Q1/2022 công ty xuất hiện hơn 400 tỷ khoản trả trước này để phục vụ cho nhu cầu LT-TP, sự phục hồi của KT sau đại dịch trong nước và các nước khu vực CÂ, CÁ, HK…

Đầu tư đều vào TSCĐ cho công ty:

  • Mỗi năm công ty đều đầu tư khoảng 40-80 tỷ vào nhà máy gạo, năm 2021 Công ty mua mới 186 tỷ MMTB để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tương ứng với công suất tăng hơn 8.5%. Việc công ty đầu tư đều vào TSCĐ giúp công ty nâng công suất dần lên tuy không tạo ra lợi nhuận đột biến nhưng giúp Lợi nhuận tăng đều.

  • Năm 2021, Công ty đầu tư hơn 80 tỷ vào Quỹ VinaCapital đồng thời rút vốn khỏi Lion Agrevo – Công ty cổ phần Lion Agervo - công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, dinh dưỡng hữu cơ, phân bón và hạt giống.

Nhờ việc thu hồi tốt các khoản nợ giúp công ty giảm tỷ trọng nợ phải trả từ 67% xuống 59% vào năm 2020, đồng thời tăng Vốn chủ sở hữu giúp công ty đảm bảo an toàn tài chính. Cụ thể:

  • PTNB giảm đáng kể từ 30-40% vào 2018 xuống còn 10% vào năm 2021 chủ yếu là của Công ty Syngenta – Công ty cung cấp sản phẩm nông dược hang đầu ở Việt Nam.

  • Các khoản Vay của công ty tăng mạnh về cả quy mô và tỷ trọng từ năm 2021 nhờ tận dụng được lãi suất rẻ sau ảnh hưởng của dịch bệnh Covid lên nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ Vay ròng/VCSH vẫn nhỏ hơn 1 đồng thời Công nợ ròng/VCSH thấp cho thấy công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, tận dụng được nguồn vốn đi chiếm dụng.

Tuy nhiên xét trong bối cảnh hiện tại, đứng trước việc các ngân hàng có thể tăng lãi suất thì Công ty vẫn có thể phải chịu áp lực trả nợ khiến Lợi nhuận có thể sụt giảm.

ð Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty cải thiện hơn khi khả năng thu hồi đang tốt hơn từ đó làm tăng tiền, giảm các khoản phải trả và giảm bớt gánh nặng vay nợ.

  1. Kết quả kinh doanh quý 1/2022

DTT giảm gần 26% so với Quý 4/2021 và giảm hơn 2% so với cùng kì năm ngoái

LNST tăng 15.7% so với Quý 4/2021 và ngang bằng so với LNST cùng kì năm ngoái

Nhận xét từng mảng hoạt động kinh doanh của Công ty:

  • Thuốc bảo vệ thực vật: trong Quý 1/2022 DT thuốc bảo vệ thực vật giảm hơn 36% so với CÙNG KỲ xuống 981 tỷ đồng, đóng góp hơn 41% vào tổng doanh thu. Nguyên nhân có thể do công ty đã chấ dứt hợp đồng phân phối với Công ty Syngenta từ THÁNG 1/2022

Tuy nhiên, mảng thuốc bảo vệ thực vật vẫn chiếm hơn 90% Lợi nhuận gộp, Biên Lợi nhuận gộp đạt hơn 50% do nhu cầu phục hồi sau dịch dần được cải thiện

Với chi phí đầu vào là Phân bón (chiếm tỷ trọng lớn) đang có xu hướng giảm sau khi Fed tăng lãi suất để giảm áp lực lạm phát hay chính là giá cả hàng hóa trong khi nhu cầu về lương thực vẫn tăng kéo theo sản phẩm đi kèm là thuộc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tăng, vì vậy có thể kì vọng Lợi nhuận từ mảng thuốc bảo vệ thực vật tăng.

  • Lương thực: Doanh thu từ mảng Lương thực tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 1183 tỷ đồng (tăng gần 96% so với cùng kỳ) do hưởng lợi về xu hướng tăng giá của giá hàng hóa cơ bản trên toàn cầu và đóng góp hơn 51% trong tổng doanh thu, nhưng chỉ chiếm hơn 3% tổng Lợi nhuận gộp, Biên Lợi nhuận gộp đạt 1.52%. Sở dĩ Lợi nhuận gộp từ mảng này thấp do Công ty chỉ phân phối lại cho người dân (Mua từ Nông dân với mức giá ngang Giá bán ra ngoài thị trường).

  • Hạt giống cây trồng: Doanh thu từ mảng hạt giống cây trồng giả hơn 28% so với cùng kỳ xuống 117 tỷ đồng, đóng góp 5% vào tổng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng từ 25.8% lên hơn 30% trong Quý 1/2022

  • Các hoạt động khác: Các hoạt động khác của công ty chỉ chiếm dưới 5% Lợi nhuận gộp của Công ty

Tổng chi phí hoạt động của công ty khá đều, chiếm khoảng 15-16% so với tổng DTT

Lưu ý: Khi Lợi nhuận của công ty đạt trên 400 tỷ thì công ty sẽ trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho nông dân và quỹ dự phòng cho nhân viên, mỗi quỹ 360 tỷ, khi nào 2 quỹ này được trích đủ thì lợi nhuận sẽ tăng thêm (dự báo 2023)

  1. Những điểm sáng kì vọng trong tương lai
  • Công nghệ: Việc triển khai ERP sẽ giúp Lộc Trời thiết lập hệ thống quản trị thống nhất cho toàn tập đoàn, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực lập kế hoạch và theo dõi tự động toàn bộ hoạt động kinh doanh từ mua sắm, kho, sản xuất, chất lượng, bảo trì, bán hàng đến kế toán, tài chính và đảm bảo báo cáo và lưu trữ thông tin minh bạch, đầy đủ trong tất cả các khâu.

  • Trong bối cảnh kinh doanh năm 2022, thế giới đang vào giai đoạn khó khăn về lương thực do đứt gãy chuỗi cung ứng, xuất phát từ dịch bệnh và xung đột Ukraine hai quốc gia chiếm phần lớn cung về lương thực trên thế giới. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất lúa gạo trong năm

  1. Những yếu tố tiêu cực
  • Câu chuyện lên sàn muộn gây tranh cãi ở Lộc Trời:
  • Trong lịch sử, dù được cổ phần hóa năm 2014 tuy nhiên tới 2017 Công ty mới đưa cổ phiếu lên giao dịch thị trường UPCOM sau nhiều thúc giục của cổ đông nước ngoài

  • Hiện nay, trong cuộc họp thường niên gần nhất, Công ty đã thông báo lùi thời gian chuyển lên sàn HOSE sau 3 năm nữa, tức là đến năm 2025 mới được chuyển sàn. Lý do thực sự của việc chậm lên niêm yết của LTG vẫn chưa được làm rõ nhưng với cổ đông của công ty có lẽ đây sẽ là thiệt thòi bởi khi được niêm yết trên HOSE, công ty sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của NĐT hơn, thanh khoản, thị giá có thể cũng tích cực hơn.

  • LNST của công ty không có nhiều biến động so với những năm trước trong khi cổ đông đang nhận mức cổ tức suy giảm theo thời gian ( năm 2018 tỷ lệ chi trả cổ tức là 20%, năm 2019 là 16%, năm 2020 là 10%) tuy nhiên sang 2021 tỷ lệ này đạt 20%. Bên cạnh đó tỷ lệ trích thù lao cho HĐQT và BKS năm 2021 là 1.1% cao hơn năm 2020 là 0.5%