1. KẾT QUẢ KINH DOANH
- LNST của MBB tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt 4%YoY lên 16.6 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch, khi hoạt động tín dụng còn nhiều khó khăn, trong khi hoạt động phi tín dụng chứng kiến mức tăng trưởng vượt trội.
- Thu nhập lãi thuần chỉ tăng nhẹ 2%YoY lên 30 nghìn tỷ đồng do NIM của MBB giảm 45 bps so với cuối năm 2023 còn 4.57%, khi ngân hàng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ.
- Thu nhập ngoài lãi tăng mạnh 47%YoY lên 8.8 nghìn tỷ đồng.
2. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
- Kết thúc 9M 2024, tăng trưởng tín dụng của MBB đạt 13.5%YTD, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành trong 9M 2024 (9%YTD), gần tương đương cùng kỳ 2023 nhưng thấp hơn giai đoạn 2020-2022.
- Mức tăng trưởng tích cực này đến từ tất cả các phân khúc, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, khi nền kinh tế có những chuyển biến tích cực trong Q3 2024.
- Trong bối cảnh cho vay bán lẻ còn chưa phục hồi hoàn toàn, MBB đã tập trung đẩy mạnh cho vay khách hàng doanh nghiệp, đạt mức tăng trưởng 19.4%YTD lên 400 nghìn tỷ đồng, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng cá nhân, tăng 9.4%YTD lên 302 nghìn tỷ đồng.
- Cơ cấu tín dụng của MBB gần như cân bằng, với cho vay khách hàng cá nhân chiếm 47% tổng dư nợ, trong khi cho vay khách hàng doanh nghiệp chiếm 53% dư nợ.
- Hơn nữa, trong tháng 10, MBB chính thức nhận chuyển giao bắt buộc với Ocean bank, nhờ tham gia vào tái cơ cấu ngân hàng yếu kém nên MBB luôn được cấp hạn mức cao hơn so với ngành.
- MBB là một trong những ngân hàng có tập khách hàng lớn nhất toàn ngành với gần 30 triệu khách hàng. Nhờ hưởng lợi từ hệ thống các công ty con và tận dụng hệ sinh thái đối tác mạng viễn thông, MBB dễ dàng mở rộng tín dụng, gia tăng bán chéo, và tối ưu hóa độ lan tỏa của việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh.
- Phòng ngừa rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, MBB đã liên tục giảm nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp từ Q2 2022. Kết thúc 9M 2024, MBB chỉ còn nắm giữ 35 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm 9% so với cuối năm 2023 hay 14%YoY.
- Số dư trái phiếu doanh nghiệp chỉ còn chiếm 3% tổng tài sản, giảm từ mức 5% vào cuối 9M 2023, và là một trong những ngân hàng có tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp cao nhất toàn ngành.
3. HUY ĐỘNG VỐN
- Huy động tiền gửi chỉ tăng nhẹ trong Q3 từ mức 9% vào cuối Q2 lên 10.6% YTD Q3, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng tín dụng, vì vậy khiến cho LDR thuần cũng ghi nhận tăng lên mức cao nhất kể từ Q4 2022.
- Tỷ lệ LDR (Loan-to-Deposit) theo Thông tư 22 tăng lên 81.2% vào cuối 9M 2024 từ mức 79.6% vào cuối năm 2023, là tỷ lệ LDR cao nhất của ngân hàng kể từ Q4 2022, nhằm tối ưu hóa nguồn vốn. MBB cũng là một trong những ngân hàng có tỷ lệ LDR cao nhất, cho thấy áp lực huy động gia tăng trong Q4 2024 và năm 2025 để đáp ứng nhu cầu tín dụng gia tăng khi nền kinh tế sôi động hơn. Nhờ tệp khách hàng lớn, hệ sinh thái đa dạng và nhận diện thương hiệu uy tín và bền vững, MBB có thể thuận lợi thu hút được được nguồn tiền gửi tốt từ dân cư và doanh nghiệp.
- Tiền gửi khách hàng cá nhân của MBB tăng mạnh 19%YTD lên 393 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng doanh nghiệp chứng kiến sự sụt giảm nhẹ 2%YTD còn 235 nghìn tỷ đồng.
- Cả nhà có thể thấy chi phí huy động vốn của MBB đang giảm dần và thuộc vị trí thấp trong danh sách ngân hàng. Có thể dễ hiểu do MBB có lượng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn chỉ đứng sau Big4, việc này giúp cho việc huy động vốn không mất nhiều phí như các ngân hàng có tỷ lệ CASA thấp, MBB chỉ cần tối ưu lại Casa là cũng đủ sức cho vay mạnh, còn các ngân hàng muốn thêm vốn phải huy động trái phiếu hoặc mượn các ngân hàng khác. Việc này tăng chi phí hoạt động doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận chung.
4. NIM
- Kết thúc 9M 2024, NIM của MBB giảm 45 bps so với cuối năm 2023 còn 4.57%, khi ngân hàng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ. Từ đầu năm đến nay, MBB đã thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất cho vay từ 0.5% - 1.45% so với năm 2023, nhằm hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn vay, cùng đồng hành tháo gỡ khó khăn và phục hồi sản xuất kinh doanh.
- Thêm vào đó, MBB đã triển khai gói vay ưu đãi đặc biệt có giá trị khoảng 7,000 tỷ đồng, bao gồm 5,000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp và 2,000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi khó khăn sau cơn bão số 3. Kết thúc 9M 2024, lãi suất cho vay trung bình của MBB đã giảm 1.34% so với cuối năm 2023 còn 8.57%.
- MBB thuộc nhóm những ngân hàng có NIM cao nhất nhờ: (1) khả năng kiểm soát chi phí huy động vốn tốt như đã trình bày ở trên; (2) Cơ cấu tín dụng nghiêng về cho vay bán lẻ và cho vay bất động sản có khẩu vị rủi ro cao, nhưng có tỷ suất sinh lời tốt.
5. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN
-
Sự phục hồi của thị trường bất động sản còn chậm, nền kinh tế vĩ mô còn khó khăn, và những thiệt hại do bão lũ đã khiến năng lực trả nợ của doanh nghiệp và dân cư sụt giảm, qua đó ảnh hưởng gia tăng áp lực nợ xấu cho ngân hàng.
-
Chất lượng tài sản của MBB sụt giảm trong 9M 2024. Tỷ lệ nợ xấu tăng 63 bps so với cuối năm 2023 lên 2.23%, trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm mạnh 42% so với cuối năm 2023 còn 69%, là mức thấp nhất trong 5 năm.
-
Số dư nợ xấu tăng mạnh mẽ 60%YTD lên 15.6 nghìn tỷ đồng. Nợ xấu tăng nhanh, trong khi tỷ lệ bao phủ ở mức rất thấp đã gia tăng đáng kể rủi ro tín dụng cho MBB.
-
Trước tình hình nợ xấu gia tăng, MBB đã dùng 7.9 nghìn tỷ đồng, để xử lý nợ xấu trong 9M 2024, tăng mạnh 69%YoY. Đồng thời, để gia tăng bộ đệm rủi ro, ngân hàng đã gia tăng trích lập dự phòng, khi Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của MBB đã tăng 41%YoY lên 6.3 nghìn tỷ đồng, tương đương 16% Tổng thu nhập hoạt động.
-
Để thực hiện mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu trên 100%, MBB sẽ đẩy mạnh trích lập chi phí dự phòng rủi ro trong Q4 2024 và 2025.
-
Mặt tích cực, rủi ro hình thành lớp nợ xấu mới đang giảm rõ rệt vào cuối 9M 2024, khi số dư nợ cần chú ý giảm 4.7%YTD còn 13.2 nghìn tỷ đồng, tương đương 1.9% dư nợ, là tỷ lệ thấp nhất kế từ Q1/2023. Do đó, em cho rằng nợ xấu có khả năng đã tạo đỉnh và sẽ cải thiện hơn trong những quý tới khi hoạt động kinh doanh khả quan hơn và tiêu dùng tăng tốc. Hơn nữa, MBB tuân thủ Basel II trong quản lý rủi ro từ năm 2020 và định hướng xây dựng lộ trình áp dụng Basel III trong những năm tới.
-
Kết thúc 9 tháng 2024, tỷ lệ CAR của MBB đạt 11.4%, tăng từ mức 11.3% vào cuối năm 2023. Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản đạt 10.7%, thuộc những ngân hàng có tỷ lệ cao nhất toàn ngành, hỗ trợ MBB đủ khả năng phòng ngừa rủi ro không lường trước được trước những biến động của nền kinh tế. Hơn nữa, bộ đệm vốn dày cũng góp phần giảm lo ngại khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu sụt giảm đáng kể trong 9M 2024.
6. THU NHẬP NGOÀI LÃI
- Hoạt động ngoài lãi của MBB gặt hái được nhiều kết quả khả quan trong 9M 2024 khi thu nhập ngoài lãi tăng 46%YoY lên 8.4 nghìn tỷ đồng, nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của các mảng kinh doanh ngoài lãi.
- Hoạt động thanh toán đạt mức tăng trưởng 18%YoY lên 2.3 nghìn tỷ đồng
nhờ sự phục hồi của tệp khách xuất nhập khẩu cũng như đẩy mạnh chuỗi
thanh toán không dùng tiền mặt cho các khách hàng doanh nghiệp. - Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chứng kiến mức tăng trưởng tốt 65%YoY lên 1.5 nghìn tỷ đồng trong 9M 2024. MBB là một trong 5 ngân hàng có thị phần lớn nhất trên thị trường ngoại hối với tỷ lệ chuyển đổi số của các giao dịch ngoại hối từ 60-70%, sản phẩm ngoại hối đa dạng từ những sản phẩm truyền thống cho đến những sản phẩm phái sinh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tháng 5/2024, MBB được The Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam.
- Kết thúc 9M 2024, Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng mạnh 375%YoY lên 1,638 nghìn tỷ đồng khi MBB, trong khi đó, Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 8%YoY còn 391 tỷ đồng.
- Hoạt động môi giới chứng khoán tích cực với lợi nhuận tăng trưởng 12%YoY lên 497 tỷ đồng. Trước áp lực cạnh tranh khốc liệt, các công ty chứng khoán đang trong cuộc đua tăng vốn, chuyển đổi số để giành thị phần. Chứng khoán MBS - Công ty con của MBB đạt thị phần môi giới thuộc top 7 thị phần môi giới trong Q3 2024. Thị phần của MBS có xu hướng giảm kể trong năm 2024 từ 4.98 vào Q1 2024 còn 4.69% trong Q3 2024.
KẾT LUẬN
Cả nhà có thể thấy bài phân tích này em đã cho cả nhà thấy rõ được nội tội 9 tháng đầu năm 2024 của MBB, việc MBB đang có dấu hiệu nợ xấu tăng cao một phần là từ chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp này với các đối tác vay gặp khó khăn trong việc trả nợ khi bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và dưới đây sẽ là 6 ý chính về quyết định triển vọng của MBB thời gian tới.
-
Thị trường bất động sản và hoạt động cho vay mua nhà đang phục hồi dần dần.
-
Việc chuyển giao tổ chức tín dụng bắt buộc sẽ hỗ trợ MBB tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ NHNN.
-
Chính sách nới lỏng tiền tệ được Chính phủ các nước thi hành sẽ góp phần hạ nhiệt tỷ giá trong năm 2025. Chúng tôi kỳ vọng Lãi suất liên ngân hàng sẽ quay lại mức quanh 3- 3.5% khi khả năng Fed giảm lãi suất ngày càng rõ rệt.
-
Rủi ro về thông tư 02 ->06 (cả nhà chịu khó xem ảnh giải thích vì nói chi tiết ý này sẽ khá dài.
-
Kỳ vọng MBB sẽ gia tăng nguồn dự phòng để nâng cao sức chống chịu rủi ro. Khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào 9M 2024 đang ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây.
-
Luật bất động sản mới sẽ hỗ trợ ngân hàng ghi nhận giá trị từ tài sản thế chấp dễ dàng hơn.
MBB với lượng CASA khủng cộng thêm được hưởng mở rộng dòng vốn ưu đãi từ hoạt động cơ cấu ngân hàng OceanBank, hướng hẹn sẽ có nhiều khả năng bùng nổ trong quý 4 này, bất chấp hoạt động tăng tỷ lệ trích lập dự phòng quý 4 khả năng cao sẽ được thực hiện để đảm bảo dòng vốn. Quý 4 là quý có hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất nên lượng tiền vay để cung ứng cho việc này có thể được tăng mạnh. Vậy thì đâu là điểm mua cho đợt tăng trưởng mới này ? Để có được kế hoạch mua cụ thể của MBB trong quý 4 này cả nhà liên hệ ngay với em để nhận được nhé