I. GIỚI THIỆU SƠ BỘ
- Bà Trần Thị Hường (đã mất) là người sáng lập ra NAB và tập đoàn Hoàn Cầu. Vì vậy cả nhà sẽ không mấy ngạc nhiên khi thấy trong cơ cấu nợ của NAB, phần cho vay khách sạn nhà hàng khá lớn. Tập đoàn Hoàn Cầu là một trong những công ty nổi tiếng về bất động sản nghỉ dưỡng và việc họ có NAB phần nào cũng hiểu được sức khỏe tài chính của công ty này.
- Đúng như tên gọi của ngân hàng là Nam Á, phòng giao dịch của NAB tập trung chủ yếu ở khu vực Trung và Nam.
- Cơ cấu của NAB cả nhà có thể thấy đa số là công ty nắm nhưng câu chuyện thật sự là nằm ở chủ của các doanh nghiệp này đều có mối liên hệ mật thiết với bà Tư Hường, đặc biệt là có cả công ty của con trai của bà.
II. CƠ CẤU CHO VAY NGÀNH NGHỀ
- Cơ cấu cho vay cả nhà có thể thấy ngoài cung cấp vốn cho Hoàn Cầu thì NAB đang có xu hướng chuyển dịch cho vay thương mại. Việc này cũng dễ hiểu vì cho vay khách nhân là một trong những phân khúc mang lại lợi nhuận cực kỳ lớn cho ngân hàng, điển hình của thành công trong phân khúc này đó chính là ACB.
III. QUY MÔ TÀI SẢN
- Dừng ở mức 238.000 ngàn tỷ đồng, gần kề với TPB, MSB, OCB. Với mức tài sản này NAB dừng lại ngân hàng vừa và nhỏ và đây cũng chính là một trong những khó khăn mà NAB phải vượt qua thời gian tới.
IV. CƠ CẤU THU NHẬP
- Trong ngân hàng thì sẽ có rất nhiều nghiệp vụ để sinh ra lợi nhuận, nhưng riêng NAB chỉ gần như đơn giản tập trung vào hoạt động cho vay để mang lại nguồn lợi nhuận này. Việc này cũng tốt khi tập trung vào một nghiệp vụ. Nhưng nếu hoạt động cho vay chỉ cần có vấn đề nhỏ thì khả năng sẽ ảnh hưởng rất đến dòng chảy lợi nhuận.
V. TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
- Tuy tăng trưởng tín dụng của NAB đã chững lại ở mức 15% nhưng cả nhà nên nhớ là mức 15% là mức kịch trần chỉ tiêu tín dụng mà ngân hàng nhà nước giao cho mỗi ngân hàng thực hiện trong năm 2024. Việc đạt được chỉ tiêu sớm sẽ giúp cho NAB được mở room tín dụng từ đó phát triển hơn trong quý 4 này nếu tình hình kinh tế khả quan.
VI. CƠ CẤU NHÓM NỢ
- Cơ cấu nợ của NAB khá tốt khi qua các năm đã giảm dần nhóm nợ 2 dần, nhưng lưu ý việc kiểm soát nhóm nợ 4 chưa tốt khi nhóm nợ 5 đã tăng. Lưu ý đây là sự chuyển dịch chứ không phải là được xử lý rồi nên mới thu hẹp vùng nợ 4. NAB cần cải thiện việc này để trách phải trích lập chi phí dự phòng. Khi phải trích lập dự phòng sẽ tốn thêm chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận.
VII. BAO PHÙ NỢ XẤU
- Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của NAB, việc này cho thấy khả năng phòng thủ trước biến cố nợ đang cần được cải thiện. Vì nếu không có sức chống chịu khi nợ có biến cố thì sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy lợi nhuận vào quý 4 này và cả các quý tới.
VIII. P/B
- Chỉ số P/B của NAB chỉ dưới 1.5 đây là vùng định giá thấp so với một ngân hàng có định hướng rõ như NAB. P/B trên hai hoặc bằng hai thì mới gọi là định giá cao. Đỉnh cao nhất của ngành ngân hàng là 3.0. Vì vậy triển vọng còn rất lớn đối với ngân hàng mới niêm yết này.
IX. ONEBANK
ONEBANK đã giúp NAB mở rộng mạng lưới khách hàng và huy động vốn hiệu quả. Tổng số vốn huy động từ ONEBANK chiếm gần 10.000 tỷ đồng (chiếm 6% tổng huy động). Với kế hoạch tăng cường mở rộng mạnh mạng lưới, NAB dự kiến sẽ nâng tổng số điểm giao dịch ONEBANK lên 130 điểm vào cuối năm 2024, hướng đến việc cung cấp các dịch vụ tài chính số hóa tiện lợi và hiện đại hơn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trên khắp cả nước.
KẾT LUẬN:
NAB là một trong những ngân hàng đang còn thị phần phát triển khá lớn khi họ tập trung vào phân khúc khách hàng có thu nhập. Đây là phân khúc thấp và số lượng nhiều. Nên sẽ giúp họ tối ưu được phần huy động vốn cộng thêm giảm bớt chi phí lãi vay. Việc Onebank ra đời gần như là cú hích tiếp theo để ngân hàng này có thể tối ưu được nhân lực, chi phí và cả thời gian. Onebank sẽ giúp NAB có nhiều thời gian hơn để tập trung các khâu khác cho ngân hàng. Vậy đâu là điểm mua tiềm năng cho ngân hàng mới nổi này ? Cả nhà liên hệ ngay Za.Lo của em để nhận được kế hoạch chi tiết của một trong những ngân hàng có sức bùng nổ lớn trong thời gian tới nhé.