Phân tích cổ phiếu QTP 2023: Bước vào giai đoạn cuối lộ trình trả nợ. Tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn

Những năm gần đây nhiệt điện than không phải là nhóm doanh nghiệp được các nhà đầu tư ưa thích so với nhóm nhiệt điện khí hay thủy điện. Tuy vậy trong năm 2023, QTP có yếu tố ẩn chứa khả năng đột biến, thu hút dòng tiền đầu tư quanh câu chuyện quá trình trả nợ vay dài hạn đầu tư nhà máy đi vào giai đoạn cuối, làm giảm chi phí tài chính hỗ trợ cho khả năng tăng trưởng lợi nhuận cũng như tạo dòng tiền tích lũy tốt hơn, tạo dư địa chi trả cổ tức cao hơn giai đoạn trước. Do đó QTP có thể trở thành cp trú chân hiệu quả cho nhà đầu theo xu hướng an toàn trong 1 năm mà thị trường chung sẽ còn chịu nhiều tác động thất thường của các biến số vĩ mô trong và ngoài nước.

Lợi thế của QTP:

  • Nhà máy có tuổi đời trẻ, hoạt động ổn định, ít sự cố: QTP hiện đang vận hành 2 nhà máy nhiệt điện than với 4 tổ máy, tổng công suất lắp đặt là 1.200 MW. Nhà máy Quảng Ninh 1 (2x300 MW) được vận hành từ năm 2012; Nhà máy Quảng Ninh 2 (2x300 MW) được vận hành từ năm 2013.
  • Vị trí địa lý thuận lợi: nằm tại phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, vùng có trữ lượng than lớn nhất cả nước, thuận lợi từ cung ưng than trong nước cũng như được huy động cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện lớn trong khu vực.
  • Ít sức ép cạnh tranh từ nguồn cung mới: Khu vực phía bắc không thuận lợi để phát triển năng lượng mặt trời, nên giảm áp lực cạnh tranh từ mảng năng lượng tái tạo so với khu vực nam trung bộ, tây nguyên và nam bộ. Nguồn cung điện trong khu vực hầu như không tăng những năm gần đây.

Về kết quả kinh doanh:

Doanh thu thuần năm 2022, QTP đạt 10.417 tỷ đồng– tăng 21,5% so với cùng kỳ; LNST đạt 770 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2021, vượt gần 77% mục tiêu về lợi nhuận.

Triển vọng 2023:

Quá trình trả nợ đi vào giai đoạn cuối: Tính đến cuối năm 2022, số dư nợ vay còn lại của Cty là .1092 tỷ đồng, chiếm 13% cơ cấu vốn. và theo lộ trình trả nợ này phần lớn dư nợ sẽ đc trả trong năm 2023 này, cùng với tốc độ giảm nợ vạy thì chi phí lãi vay cũng giảm mạnh.Việc hoàn tất trả nợ sẽ giúp cho các DN điện như QTP có điểm đảo chiều quan trọng đo là khả năng tích lũy dòng tiền, khi có dòng tiền tăng thì 1- Dn có thêm thu nhập từ lãi tiền gửi (phần này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của cơ chế giá diện HD) và 2- có tiền, DN có thêm dư địa trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Sản lượng điện huy động dự báo tiếp tục tăng: Thời tiết dần chuyển sang Enino, lượng mưa giảm sẽ giúp các DN nhiệt điện hưởng lợi khi sản lượng phân bổ dự kiến cao hơn, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ điện vẫn được dự báo tăng trưởng bất chấp những khó khăn của nền kinh tế năm nay.

Giá than trên thị trường thế giới giảm mạnh , giúp cải thiện biên lợi nhuận.

Kế hoạch tăng giá bán lẻ điện giúp EVN bớt khó khăn, các DN sản xuất điện gián tiếp hưởng lợi.

Triển vọng cổ tức trả trong 2023:

Tại ĐHCĐ thường niên 2022, QTP cũng đặt kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022 với mức cổ tức tiền mặt là 10%. Tuy nhiên mức cổ tức trên được đặt ra kèm theo kế hoạch lợi nhuận khá thận trọng. Với thực tế kết lợi nhuận năm 2022 tốt và dòng tiền khá lớn, mức cổ tức thực tế sẽ cao hơn con số này. Ít nhất là khoảng 16% là mức trả cô tức của 2021, năm mà nền lợi nhuận thấp hơn nhiều, tức nếu theo tỷ lệ lợi nhuận của 2022, cổ tức có thể lên đến 2000 đ/cp.

SCIC có khả năng tiếp tục bán vốn QTP:

Với tỷ lệ sở hữu thấp, không hấp dẫn nhà đầu tư chiến lược, giá bán cao, không hấp dẫn nhà đầu tư tài chính. Nếu SCICI tiếp tục bán vốn QTP, triển vọng thành công hiện cũng không cao.

Chi tiết bài phân tích, mời anh chị tham khảo tại: Phân tích cổ phiếu QTP 2023: Bước vào giai đoạn cuối lộ trình trả nợ. Tỷ suất cổ tức hấp dẫn hơn. - YouTube

Con này giá dưới 2x không bán

1 Likes

vâng bác, QTP coi như bị lãng quên suốt 3 năm nay rồi, năm nay là năm có nhiều dư địa để trở lại mặt đất nhất

Dư địa để bay chứ trở lại mặt đất là sao?

1 Likes

Sau cú sụp hầm cuối năm rồi thì giờ phải trở lại mặt đất đã bác ạ, từ mặt đất mới bay tiếp đc :smiley: