Phân Tích Cổ Phiếu TCM: Bùng Nổ Bởi Chuyển Dịch Dòng Tiền?

, , , , , , , , ,

1. KẾT QUẢ KINH DOANH

  • Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu tăng mạnh khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thời trang phục hồi giúp cho KQKD của TCM tăng trưởng tích cực. Cụ thể, doanh thu thuần và LNST của TCM trong Q3/2024 lần lượt đạt mức 1.105 tỷ (+20% YoY) và 81 tỷ (+50% YoY). Trong cơ cấu doanh thu, thị trường châu Á ghi nhận sự phục hồi ấn tượng, đóng góp 68% tổng doanh thu xuất khẩu, tăng từ mức 64% cùng kỳnăm ngoái. Kết quả này chủ yếu đến từ sự phục hồi của hai thị trường trọng điểm là Hàn Quốc và Nhật Bản. Với việc lượng đơn hàng đã lấp đầy 90% trong năm nay mặc dù vẫn còn đến 3 tháng nữa mới kết thúc năm, DSC đánh giá KQKD của TCM đang phục hồi ấn tượng hơn dự kiến.
    image

2. HÀNG TỒN KHO

  • Tính đến hết Q3/2024, lượng hàng tồn kho của TCM suy giảm về mức 890 tỷ, giảm lần lượt 13% YoY và 14% QoQ, đánh dấu mức tồn kho thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng tồn kho dự trữ trong các quý trước, vốn nhằm chuẩn bị cho mùa cao điểm quý 3 và quý 4, thấp hơn đáng kể so với các năm trước, trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn còn lo ngại về mức độ hồi phục từ nhu cầu thị trường. Điều này dẫn đến áp lực bổ sung hàng tồn kho trong quý cuối năm tăng cao.

3. NỢ VAY TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU

  • Hoạt động tích trữ hàng hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ vào cuối năm đặc biệt là khi các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và TCM nói riêng đang đối mặt với những rủi ro thương mại trong năm 2025 khi ông Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, nhiều khả năng sẽ kéo nợ vay của TCM tăng lên trong thời gian tới (rủi ro về các rào cản thương mại hoặc thuế suất cao hơn có thể khiến TCM tăng chi phí hoạt động). Tuy nhiên, đánh giá việc tăng nợ vay không gây áp lực lớn về mặt chi phí tài chính cho doanh nghiệp do tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của TCM hiện vẫn duy trì ở mức khá thấp.

image

4. DỰ ÁN HỒI SINH

  • Trong cuộc họp ĐHCĐ bất thường vừa qua, TCM thông báo sẽ khởi động lại dự án TC Tower sau hơn 10 năm bị trì hoãn với sự hỗ trợ của DXG. TCM dự kiến sẽ tiến hành xin giấy phép xây dựng vào cuối năm 2024 và bắt đầu triển khai vào đầu năm 2026. Thời gian xây dựng dự kiến kéo dài từ 2 đến 3 năm, với khả năng thu hồi vốn trong khoảng 2-3 năm sau khi khởi công.
  • Dự án có quy mô gần 10.000 m², tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng, với doanh thu và lợi nhuận dự kiến đạt lần lượt 2.800 tỷ đồng và 1.100 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm của TCM trong trung hạn, góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tạo động lực phát triển mới cho doanh nghiệp. Đồng thời, dự án sở hữu tiềm năng lớn trong bối cảnh thị trường bất động sản đang phục hồi.
  • Việc mở rộng qua lĩnh vực bất động sản liệu có phải là một quyết định sáng suốt khi bối cảnh đang thúc đẩy việc cần tăng công suất xuất khẩu hàng may mặc?

5. BỐI CẢNH HẬU THUẪN

  • Việc Trung Quốc đang dần chuyển công ty sang Việt Nam là một đều dễ hiểu vì nếu họ không làm vậy thì sẽ chịu thuế rất nặng. 2025 có một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể chịu tới 100% thuế nhập khẩu. Việc này đang giúp cho Việt Nam được hưởng lợi như thời điểm chiến tranh thương mại Mỹ Trung lần 1. Dệt may cũng là một trong những ngành sẽ được thúc đẩy cực lớn vì Bangladesh thì hiện tại vẫn đang bất ổn (đã ổn định hơn thời điểm trước một chút), Trung Quốc thì phải chịu thuế cao. Vậy thì còn lựa chọn nào khác ngoài Việt Nam?

Điểm mua của TCM đã bắt đầu. Anh chị nào muốn có được kế hoạch chi tiết về các điểm mua gia tăng cũng như các câu chuyện có thể tác động đến TCM thời gian tới thì liên hệ ngay Za.Lo: 096.996.5276 để nhận được sự tư vấn chi tiết và cụ thể nhé