Phân tích cổ phiếu TPB 2023 (TP Bank): Triển vọng còn khó khăn. Nhưng các rủi ro đã được phản ánh đáng kể vào định giá

Mặc dù kết quả kinh doanh của TPBank cho thấy những dấu hiệu tiêu cực trong quý 4 cũng như cả năm 2022 vừa qua, phản ánh bối cảnh khó khăn của môi trường kinh doanh và triển vọng nửa đầu năm 2023 được đánh giá còn nhiều khó khăn tiếp diễn nhưng với mức giảm đáng kể của thị giá cổ phiếu trong thời gian vừa qua và đưa định giá PB của cổ phiếu về vùng khá thấp so với lịch sử. TPB sẽ là cổ phiếu có tiềm năng hồi phục tốt khi những điều kiện kinh doanh có tín hiệu đảo chiều.

Về KQKD quý 4 và cả năm 2022

  • Trong quý 4/2022 TPB đạt 1,516 tỷ đồng LNST, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng tương đối thấp so với 2 quý trước cũng như cả năm 2022. Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm 80% so với cùng kỳ, giảm mạnh so với các quý trước. trong khi đó, thu nhập từ các lĩnh vực kinh doanh chính đều giảm, chẳng hạn như thu nhập lãi thuần giảm 1% , kinh doanh ngoại hối và vàng giảm, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ nhiều hơn

  • Chất lượng nợ vẫn duy trì khá tốt với tỷ lệ nợ xấu Q4/2022 giảm còn 0,84% từ 0,91% tại thời điểm cuối Q3/2022. Dù vậy, so với cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu vẫn tăng nhẹ 0,2% và tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm.

  • Lãi dự thu tăng quý thứ 4 liên tiếp với mức tăng khá mạnh Sso với cuối năm 2021 các khoản lãi và phí phải thu của TPB tăng tới 62%, và xu hướng tăng kéo dài suốt những năm gần đây cho thấy có những rủi ro nhất định với chất lượng lợi nhuận của ngân hàng dù chắc chắn sẽ cần thêm tgian để đánh giá.

Như vậy, bức tranh KQKD quý 4 và cả năm 2022 của TPB đã phản ánh bối cảnh chung đầy khó khăn của ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2022 vừa qua với: Môi trường lãi suất tăng cao làm tăng chi phí đầu vào trong khi đầu ra gặp khó về tăng trưởng tín dụng, các lĩnh vực cho vay có biên lợi nhuận cao như ngành BDS bị kiểm soát chặt chẽ, các hoạt động đầu tư cp, trái phiếu các nghiệp vụ hỗ trợ 2 lĩnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng nợ có tín hiệu xấu đi dù chưa quá rõ ràng và đáng ngại .

Triển vọng 2023

  • Môi trường lãi suất cao duy trì sẽ tiếp tục khiến TPB gánh chịu mức chi phí cao: Bối cảnh hiện nay cho thấy áp lực tăng lãi suất đã không còn cao như cuối năm 2022 Nhưng rất khó để kỳ vọng mặt bằng lãi suất trong nước có thể hạ nhiệt điều này sẽ khiến khi chi phí vốn của ngành ngân hàng tăng mạnh trong năm 2023, ít nhất là trong nửa đầu năm trên mức nền so sánh thấp của đầu năm 2022.

  • Khả năng chuyển áp lực tăng lãi suất sang khách hàng khó khăn: bởi các nguyên nhân -Ngân hàng nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng- Môi trường lãi suất cao hạn chế nhu cầu đi vay của các doanh nghiệp, cá nhân- thị trường BĐS kém khả quan, nhiều ngành xuất khẩu như dệt may, thủy sản, đồ gỗ, … khó khăn

  • Căng thẳng trên thị trường TPDN và BĐS tiếp tục kéo dài trong 2023, năm đỉnh điểm của giá trị TPDN ước tính sẽ đáo hạn. TPB là một trong các ngân hàng có tỷ trọng dư nợ trái phiếu và dư nợ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ cao nhất trong số các ngân hàng, KQKD 2023 của TPB chắc chắn sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi điều này, trực tiếp là thu nhập từ phí (hoạt động bảo lãnh phát hành và phân phối trái phiếu) giảm và gián tiếp là rủi ro tín dụng gia tăng.

Kỳ vọng môi trường sẽ bớt khó hơn trong nửa cuối năm 2023. Nếu tình hình thế giới thuận lợi hơn, FED ngưng đà tăng thậm chí chuyển sang hạ lãi suất hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cũng như áp lực đáo hạn, rà soát tt trái phiếu DN dịu bớt sau nửa đầu năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi để NHNN chuyển trọng tâm chính sách tiền tệ sang hướng hỗ trợ cho tăng trưởng. mặt bằng lãi suất sẽ giảm trở lại và các ngành nghề trong nền kinh tế phục hồi,

Mặc dù triển vọng KQKD của TPB chưa khả quan và còn nhiều rủi ro trong nửa đầu năm 2023, với cp TPB thì 1 điểm tích cực là mức giam giá tgian vừa qua đã đưa định giá cp về vùng khá thấp thị giá TPB đã mất hơn 40% thị giá so với vùng đỉnh lịch sử đầu tháng 1/2022. Định giá dựa trên giá trị sổ sách (P/B) hiện đang được giao dịch ở mức 1,2x P/B tương ứng mức đáy giai đoạn COVID, thấp hơn so với mức trung bình 3 năm (1,7x). Do đó, nếu có những tín hiệu tích cực hơn ở thị trường TPDN và BĐS, thị giá cổ phiếu TPB có dư địa tốt để phục hồi.

Thông tin hỗ trợ trong ngắn hạn là ngân hàng vừa công bố kết quả lấy kiến cổ đông bằng văn bản về việc chia cổ tức trong năm 2023. Theo đó, cổ đông TPBank đã thông qua phương án trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương đương 2.500 đồng/cổ phiếu. Tỷ suất cổ tức trên mỗi cp đạt hơn 10%.
Chi tiết bài phân tích về TPB, mời anh chị tham khảo tại: Cổ phiếu TPB 2023 (TPBank): Triển vọng khó khăn. Nhưng các rủi ro đã phản ánh đáng kể vào định giá. - YouTube

2.Trước ngày chia cổ tức tiền mặt, cổ phiếu TPB của TPBank tăng mạnh