Phân tích kỹ thuật - Hiểu đúng về cách giá di chuyển trên thị trường chứng khoán!

Bất kỳ NĐT đầu tư nào trên thị trường đều mong muốn mua cổ phiếu được ở giá thấp và bán ra ở giá cao để thu về một phần lợi nhuận nhưng đã bao giờ anh/chị đặt cho mình câu hỏi “Vì sao giá di chuyển tăng lên hay giảm xuống”?
Đây là câu hỏi rất cơ bản để có thể đầu tư trên thị trường tài chính tuy nhiên mình thấy rất ít NĐT chia sẻ và hiểu đúng bản chất về cách vận hành thị trường trong phân tích kỹ thuật. Ngay khi đặt câu hỏi này có phải bạn hay nhận được các câu trả lời từ các NĐT hay broker như sau:

  • Giá di chuyển là do tạo lập cá mập làm giá ?
  • Giá giảm là do thủng đường các đường MA, EMA…
  • Giá giảm do thủng trendline, thủng kháng cự, thủng hỗ trợ?
  • Hay giá giảm do RSI quá bán quá mua, do MACD phân kỳ

KHÔNG! TẤT CẢ LÝ DO TRÊN ĐỀU KHÔNG ĐÚNG
:arrow_right: Vậy theo bạn nguyên nhân chính xác giá tăng giá giảm do cái gì?

Để làm rõ vấn để này chúng ta cần hiểu rõ cách mà các NĐT đang mua bán trên thị trường chứng khoán như thế nào. Để mua bán được trên thị trường chứng khoán NĐT cần dùng loại lệnh để đưa vào thị trường như ATO, ATC, LO, MP, MTL, MAK… tuy nhiên trong phiên khớp lệnh liên tục chúng ta chia ra làm 2 loại chính:

LỆNH CHỦ ĐỘNG

  • Lệnh mua chủ động: Là loại lệnh do NĐT thực hiện chủ động mua lên cao so với giá chờ mua hiện tại và khớp trực tiếp vào lệnh chờ bán ở mức giá thấp nhất
  • Lệnh bán chủ động: Là loại lệnh do NĐT thực hiện chủ động bán xuống dưới thấp hơn so với giá chờ bán hiện tại

LỆNH BỊ ĐỘNG
Lệnh bị động hay còn gọi là lệnh limit ngược lại với lệnh chủ động

  • Lệnh mua bi động: Là loại lệnh NĐT thực hiện đặt lệnh mua thấp hơn so với giá chờ bán thấp nhất hiện tại
  • Lệnh bán bị động: Là loại lênh NĐT thực hiện đặt lệnh bán cao hơn so với giá chờ mua cao nhất hiện tại

—> LỆNH CHỦ ĐỘNG LUÔN LUÔN KHỚP LỆNH VỚI GIÁ LỆNH BỊ ĐỘNG. KHÔNG BAO GIỜ LỆNH BỊ ĐỘNG KHỚP LỆNH VỚI LỆNH BỊ ĐỘNG KHÁC
—> LỆNH MUA CHỦ ĐỘNG SẼ KHỚP LỆNH BÁN BỊ ĐỘNG , LỆNH BÁN CHỦ ĐỘNG SẼ KHỚP LỆNH MUA BỊ ĐỘNG

Ví dụ:


Mã cổ phiếu DIG như trên hình

  • Giá chờ bán thấp nhất hiện tại là giá 32.05 với khối lượng 21,000 cổ phiếu → Tức là hiện tại đang có NĐT dùng lệnh bán bị động cổ phiếu DIG mức giá 32.05 và khi người mua đặt lệnh mua trực tiếp cố phiếu giá 32.05 thì lệnh mua đó được gọi là lệnh mua chủ động.
    Ngược lại với lệnh mua bị động và lệnh bán chủ động cũng tương tự
    Vậy ở đây giá cổ phiếu DIG hiện tại là giá 32. Nếu giá muốn di chuyển từ giá 32 sang giá 32.1 thì cần có lệnh mua chủ động ở giá 32.05 mua hết toàn bộ khối lượng chờ bán 21,000 cổ phiếu và lệnh mua chủ động ở giá 32.1.

KẾT LUẬN:

  • Giá di chuyển do thanh khoản thị trường (có thể tạm coi thanh khoản chính là các lệnh mua/bán bị động ở trên thị trường). Thanh khoản yếu giá di chuyển dễ dàng, thanh khoản càng nhiều thì giá sẽ dừng lại. Giá cổ phiếu dịch chuyển do hiện tượng đủ hoặc thiếu thanh khoản, chúng ta có thể hiểu giá cổ phiếu tăng khi lệnh mua chủ động với khối lượng lớn hơn khối lượng lệnh bán bị động và ngược lại
  • Do hành động đẩy giá chủ động mua và chủ động bán

Phân tích kỹ thuật đơn giản nghiên cứ dữ liệu giá, khối lượng và thời gian!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ áp dụng lý thuyết vừa chia sẻ vào giao dịch thực tế

1 Likes

Bài viết tâm huyết, cảm ơn tác giả.

Đơn giản nhưng rất ít nhà đầu tư hiểu được bản chất của giao dịch !

Mình cứ nghĩ học phân tích kỹ thuật là chủ yếu học dùng chỉ báo, cảm ơn bạn đã chia sẻ

Quan điểm cá nhân mình, chỉ báo chỉ một phần rất nhỏ trong phân tích kỹ thuật và nó là các kinh nghiệm thị trường NĐT trước. Chỉ báo không phản ảnh đúng bản chất thị trường mà đa phần dựa vào lịch sử giá. Thay vì nghiên cứu thông qua chỉ báo bạn có thể đào sâu nghiên cứu trực tiếp giá và khối lượng trực tiếp đưa mọi thứ về cơ bản nhất thì sẽ tránh bị tình trạng học vẹt kiểu như cắt lên MA20 thì tăng cắt xuống MA20 thì giảm hay MACD phân kỳ thì đảo chiều.

1 Likes

Thank, chờ phần tiếp theo

1 Likes

Ok b. Hướng chủ đề khai thác tiếp theo có thể khá mới trên TTCK Việt khai thác trên hướng phân tích TA

Bài hay quá, viết tiếp mau đi bác ới @tientct