Phân tích nhóm cp đường : ngọt ngào đến mấy cũng tan thành mây

, , , ,

QNS : Mật ngọt chết người ?

Chúng tôi đưa ra giả định (Bias) QNS đang trong mẫu hình phân phối. Chi tiết mời ace xem trong hình ảnh.

Chú thích thêm : Trong vùng Trading Range ( TR ) : QNS liên tục có hiện tượng Selling Into Streng ( Phân phối trong nhịp tăng). Bằng chứng là giá break lên 2-3 phiên chạm Selling Zone (nôm na là vùng được giá để CO bán, theo chúng tôi quan sát làvùng giá >47) rồi ngay lập tức bị bán rất mạnh rơi trở lại vùng TR. Đây rõ ràng là hành động phân phối của COs.

Thú vị hơn : Tháng 8 (phó chủ tịch QNS ông Võ Thành Đàng) đăng ký mua vào 340k cp. Điều này giúp QNS có 1 nhịp tăng nhưng sau đó giá từ từ giảm, phải chăng trên nhỏ lẻ từng đợt tháo chạy , cắt lỗ sau khi thấy giá lên vùng selling zone rồi không tăng nữa :slight_smile: Tin Phó chủ tịch mua cổ phiếu + giá tăng thì quá hấp dẫn để retail traders đặt lệnh mua rồi kì vọng giá tăng nhỉ ?

Bias Phân phối (Distribution) xác nhận khi QNS break down thủng vùng 41, cũng là thủng luôn hỗ trợ biên dưới TR

Mật ngọt chết người là vì vậy, kịch bản phân phối xảy ra tương tự với người anh em SLS. Nhìn kĩ lại mẫu hình đi ngang vol thấp để phân phối này quả thực rất tinh vi, ACE có thấy quen không, hãy nhìn lại nhóm bank (TCB ACB…) trước khi rơi và chúng ta sẽ thấy điểm tương đồng

SLS vì đâu nên nỗi. Rõ ràng đã tạo 1 nhịp SOW đủ mạnh

Bài phân tích dựa trên phương pháp Wyckoff, ace nào chưa quen có thể nghiên cứu hoặc bình luận để chúng tôi giải đáp

SLS QNS 2 hoa hậu của ngành đường đang có bias là down, liệu các CP kém hơn đằng sau như LSS SBT CBS sẽ đi về đâu…


TCB trước khi rơi , rất tương đồng


ACB, đều đi ngang, vol giảm,… nhưng không hề đơn giản như vậy

Diễn biến giá cổ phiếu nhóm ngành mía đường tăng sau khi Bộ Công Thương chính thức áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm đường mía từ 5 nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, Myanmar). Các biện pháp này được kỳ vọng sẽ tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng đường cũng như hoạt động sản xuất đường trong nước trong dài hạn, do các hạn chế nhập khẩu đường của Thái Lan và sự thiếu hụt nguồn cung ở Việt Nam.

Về tình hình sản xuất nửa đầu năm nay, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết các nhà máy ngành đường Việt Nam đã hoàn thành vụ mía 2021 - 2022 trong tháng 6. Lũy kế đến kết thúc vụ toàn ngành ép 7,5 triệu tấn mía, sản xuất 741.666 tấn đường. Sản lượng mía ép tăng 11% và sản lượng đường tăng 7% khi so sánh cùng kỳ với vụ ép mía 2020 - 2021 .

Khác với các ngành khác, phần lớn doanh nghiệp mía đường có năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/7 và kết thúc vào ngày 30/6 năm sau. 9 tháng đầu niên độ 2021-2022 các doanh nghiệp này đều ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.

“Ông lớn” Thành Thành Công - Biên Hoà cho biết đã xây dựng các chính sách bán hàng hiệu quả, mở rộng thị phần cũng như tập trung triển khai nâng cao các hoảng động sản xuất, gia tăng hiệu quả hoạt đông kinh doanh lõi. Kết quả, q ua 9 tháng niên độ 2021-2022, TTC Sugar báo tiêu thụ thành công hơn 1 triệu tấn đường, doanh thu thuần tăng 23% lên 18.325 tỷ đồng.

Đường vẫn đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu doanh thu với 16.768 tỷ đồng, chiếm 91,5%, và tăng 19% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.002 tỷ đồng, tăng 28%. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp đầu ngành mía đường đạt lợi nhuận trên nghìn tỷ đồng trong một niên độ kể từ khi hoạt động. Lãi sau thuế theo đó tăng 25,8% lên 818 tỷ đồng.

Mía Đường Sơn La với sản phẩm chủ lực là đường kính trắng báo doanh thu thuần tăng 8,5% lên 869 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn với 7% nên lợi nhuận gộp về bán hàng và dịch vụ tăng 12,3% lên 225,3 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 187,6 tỷ đồng, tăng 14,6%.

Tương tự, Mía Đường Lam Sơn ghi nhận doanh thu 9 tháng niên độ 2021-2022 hơn 2.041 tỷ đồng, tăng 10,6%. Đơn vị cho biết 91% con số này là doanh thu từ sản phẩm đường và sản phẩm thu hồi, còn nguồn thu từ hoạt động khác chiếm 9%. Lợi nhuận sau thuế tăng 95,2%, từ 23 tỷ đồng lên 44,7 tỷ đồng.

Ngược lại, Đường Kon Tum là doanh nghiệp mía đường duy nhất ghi nhận doanh thu đi lùi, giảm gần 29% xuống 176 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn giảm mạnh hơn với 32,6% xuống 148,4 tỷ đồng nên biên lợi nhuận gộp cả niên độ cải thiện từ mức 11,2% lên 15,9%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 24,7% lên hơn 11 tỷ đồng, qua đó kéo lợi nhuận sau thuế tăng 40,4% lên hơn 8 tỷ đồng.

Còn một doanh nghiệp mía đường khác là Đường Quảng Ngãi, song hoạt động kinh doanh chính là sữa đậu nành, mảng đường chỉ chiếm khoảng 20% doanh thu thuần và 10% lợi nhuận gộp cả công ty. Nửa đầu năm 2022, đơn vị thu về 4.012,4 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 9,6% và 541 tỷ đồng lãi sau thuế, tăng 3,8%.

Trong 3 mảng kinh doanh, mảng đường đóng góp 21% với 842 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ, trong khi mảng sữa đậu nành chiếm 53% doanh thu ghi nhận mức tăng 12% lên 2.135 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp từ sản phẩm đường là 108,3 tỷ đồng, giảm 24,6% so với cùng kỳ và đóng góp 9,5% vào lợi nhuận gộp cả công ty.

Triển vọng “ngọt ngào” của nhóm mía đường

TTC Sugar nhận định ngành đường chính thức bước vào chu kỳ tăng trưởng khi giá đường thế giới đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm gần đây. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định giá đường thế giới sẽ tiếp tục được duy trì quanh mức 19,5 - 21 cents/pound trong thời gian tới. Doanh nghiệp này đánh giá xu hướng này thậm chí có thể sẽ tiếp tục trong dài hạn do sản lượng đường thế giới cần phải tăng đáng kể trong 3-5 năm tới. Giá đường có thể tiếp tục tăng cao với 3 nguồn động lực chính.

image

SSI Research đánh giá việc áp thuế suất 47,6% đối với đường nhập khẩu (từ Thái Lan và các nước ASEAN khác) sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam. Đơn vị ước tính giá đường nhập khẩu sẽ tăng lên 22.000 đồng/kg sau khi được tính thuế đầy đủ. Giá đường trong nước được kỳ vọng sẽ tăng tương đương với giá đường nhập khẩu do nguồn cung trong nước thiếu hụt trong thời gian tới. SSI Research dự đoán giá đường trong nước sẽ tăng lên mức 19.000-20.000 đồng/kg vào cuối năm nay, tương đương tăng 10% so với giá đường hiện tại.

Trước đó, Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) đã nhận định việc áp thuế chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu từ 5 nước ASEAN nhanh chóng tiến hành sẽ tạo công bằng cho các doanh trong nước với đường né t huế và đường nhập lậu. Về ngắn hạn sẽ giúp các doanh nghiệp đường tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận, còn về dài hạn sẽ giúp phục hồi vùng nguyên liệu mía của Việt Nam đang bị giảm sút nghiệm trọng.
image


LSS núi thiêng Lam Sơn không còn đất dụng võ


SBT : Vn30 một thời giờ cặm cụi thân cò. Hàng lái lởm


LSS sàn

QNS xác nhận down trend, có CHOCH