Phân tích VGT (Vinatex) Tiếp tục hưởng lợi khi ngành dệt may phục hồi, Ẩn số thoái vốn nhà nước với sức hấp dẫn đất vàng

Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành dệt may Việt Nam với hoạt động sản xuất kinh doanh trải rộng trong suốt chuỗi giá trị của ngành dệt may giúp đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng lợi trực tiếp từ các hiệp định thương mại tự do.

Lũy kế cả năm 2021 doanh thu Vinatex đạt 16.094 tỷ đồng, tăng 15,7% so với doanh thu đạt được năm 2020. Nhờ giá vốn thấp, dẫn tới lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2.225 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh thu của công ty, doanh thu chính vẫn là bán hàng hóa, đạt 15.615 tỷ đồng. Ngoài ra còn có 384 tỷ đồng doanh thu từ gia công hàng hóa - tăng 64% so với cùng kỳ 123 tỷ đồng doanh thu từ cho thuê bất động sản - giảm một nửa so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.313 tỷ đồng, tăng trưởng 134% so với số lãi hơn 560 tỷ đồng đạt được năm 2020.

Năm 2022, bên cạnh điểm nhấn về triển vọng kết quả kinh doanh tiếp tục sáng cùng sự phục hồi của ngành dệt may thế giới, câu chuyện thoái vốn nhà nước có thể là điểm nhấn đối với Vinatex khi Công ty đang sở hữu rất nhiều quyền sử dụng đất có giá trị cao hình thành từ nhà máy, nhà xưởng và văn phòng làm việc cũ. Đây sẽ là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư tổ chức lớn khi VGT nằm trong danh sách ưu tiên thoái vốn của SCIC- cổ dông lớn nhất tại Công ty hiện nay.

Ngược lại khó khăn đến từ Trung Quốc hiện vẫn áp dụng chính sách “zero-Covid”, thực hiện phong toả và kiểm tra nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng để đối phó với dịch bệnh có thể ảnh hưởng tiêu cực đên VGT và các doanh nghiệp trong nganh khi việc Trung QUốc kiên trì tiếp tục áp dụng chính sách Zero-COVID và phong tỏa diện rộng có khả năng làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất dệt may, khiến nhu cầu về sợi suy giảm và ảnh hưởng đến nguồn cung vải nguyên liệu

Giá dầu thô và cotton tiếp tục đà tăng từ giữa năm 2020 cộng với chi phí vận tải biển tăng cao gia tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh nhiều chi phí phát sinh trong việc phòng chống dịch COVID và tái bố trí hoạt động sản xuất. Việc các chi phí tăng cao nhiều khả năng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh và biên lợi nhuận của các công ty VN khi hầu hết các công ty trong ngành chủ yếu tham gia vào công đoạn gia công trong chuỗi giá trị và rất nhạy cảm với biến động chi phí đầu vào, đặc biệt trong giai đoạn phục hồi sản xuất

Ngày 12/4, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 trong năm 2022 để thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng và quyết định chọn 1 phương án thống nhất tăng 6% từ 1/7/2022, Ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động, do đó, việc tăng lương và chi phí trích theo lương sẽ ảnh hưởng đáng kể tới chi phí lao động của VGT.

Chi tiết bài phân tích, mời anh chị tham khảo tại: Phân tích VGT (Vinatex) Ngành dệt may phục hồi, Ẩn số thoái vốn nhà nước với sức hấp dẫn đất vàng - YouTube

1 Likes

Xưa giờ ít theo dõi ngành dệt may nên không rành lắm. Chủ pic cho mình biết ngành này chịu ảnh hưởng như thế nào bởi dịch bệnh và sắp tới tình hình khả quan không ha?

Mình có chia sẻ trong video nha bạn